Nguyên nhân xung đột Thổ Nhĩ Kỳ-Nga: Hằn thù cá nhân
Nguyên nhân dẫn đến xung đột Thổ Nhĩ Kỳ-Nga xích mích trong quan hệ riêng giữa hai gia đình Assad-Erdogan và Erdogan oán Nga giúp Syria vào thời điểm quyết định
Nguyên nhân dẫn đến xung đột Thổ Nhĩ Kỳ-Nga là do hằn thù cá nhân trong quan hệ giữa hai gia đình Assad-Erdogan và Nga giúp Syria vào thời điểm quyết định.
Báo Anh Financinal Times dẫn lời nhà sử học Anh Norman Stone cho biết hai cặp vợ chồng Assad và Erdogan hằn thù cá nhân sau khi gặp gỡ trong những sự kiện nhất định.
Hai gia đình Assad-Erdogan khi còn quan hệ thân thiện.
“Bà Asma al-Assad đã gửi cho chồng một bức thư điện tử, cầu xin đức phu quân tổng thống đừng bao giờ buộc bà phải gặp nhà Erdogan. Bà Assad khi đó phàn nàn rằng cặp đôi Erdogan thiếu giáo dục và thiếu thẩm mỹ: chồng là dạng kẻ cướp vô học chỉ đọc mỗi một cuốn sách, còn vợ cuồng mua sắm nhưng đồng thời lại cổ lỗ và ăn mặc hoàn toàn không có gu”, báo Financinal Times dẫn lời nhà sử học Norman Stone.
Video đang HOT
Đệ nhất phu nhân Syria Asma al-Assad chê gia đình Tổng thống TNK Erdogan “thiếu giáo dục và thiếu thẩm mỹ”.
Theo nhà sử học Stone, lá thư điện tử kể trên đã bị tình báo Thổ Nhĩ Kỳ chặn lại.
“Assad sống sót được là nhờ người Nga và đến tháng 11/2015 người Thổ đã bắn rơi máy bay Nga. Vladimir Putin không phải là người chóng quên tội của kẻ dám xúc phạm. Putin đọc nhiều sách, nói được mấy thứ tiếng. Sự báo thù của Nga đã bắt đầu với sụp đổ xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ. Vắng bóng du khách Nga cũng có nghĩa là sự phá sản của ngành kinh doanh du lịch ở Antalya”, ông Norman Stone đánh giá.
Theo quan điểm của sử gia Stone, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga và khiến cho quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ theo hướng xấu đi vốn là hệ quả tác động của nhiều yếu tố từ cá nhân Erdogan: hằn học với Assad, oán Nga vì đã giúp Syria vào thời điểm quyết định sống chết. Việc máy bay Nga Su-24 vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong 17 giây chỉ là cái cớ.
Minh Châu (Theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Nguyên nhân nào khiến Mỹ thất bại trong chiến tranh đương đại?
Nỗi ám ảnh của Lầu Năm Góc về việc phải duy trì ưu thế quân sự trong tương lai trước NgaTrung là điều rất nguy hại cho quân đội Mỹ.
Mỹ đang đầu tư chệch hướng?
Nghiêng về lựa chọn các dự án quân sự công nghệ cao đắt tiền của tương lai, Bộ Quốc phòng Mỹ đang sai lầm nghiêm trọng - Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ, kiêm chuyên viên Trung tâm An ninh Mỹ Peter Maclear đã nhận định như vậy trên "War on the Rocks".
Theo ông Maclear, các biện pháp cần thiết để chống các lực lượng vũ trang của các đối thủ Nga và Trung Quốc đã gây thiệt hại cho các lực lượng vũ trang thường trực chủ chốt của Mỹ, có khả năng phản ứng nhanh với rất nhiều thách thức an ninh.
Các hạn chế về ngân sách buộc Lầu Năm Góc phải có những thỏa hiệp nghiêm trọng về chiến lược.
Bộ Quốc phòng buộc phải lựa chọn: Hoặc là chuẩn bị lực lượng đầy đủ khả năng răn đe trong cuộc chiến tranh lớn trong tương lai, hoặc hỗ trợ tiềm năng ít ỏi cho quân đội Mỹ để đối phó với các xung đột hiện tại, ít mạo hiểm hơn và trên quy mô nhỏ hơn.
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đối với cuộc chiến tranh lớn trong tương lai có thể dẫn đến thực tế rằng Hoa Kỳ đi "lạc đường" và phải chịu thất bại trong những xung đột mà Lầu Năm Góc hiện đang can dự " - chuyên gia quân sự Maclear cho biết.
Theo ông Maclear, nỗi sợ Nga-Trung đã dẫn đến thực trạng là đề xuất gần đây đối với ngân sách quốc phòng đang tiếp nối "xu hướng mạo hiểm" là đầu tư thiếu cân đối vào các hệ thống công nghệ cao và đắt tiền, ví dụ như tàu ngầm hạt nhân mới, tàu sân bay Gerald R.Ford hay máy bay ném bom tầm xa B-21.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, do quá sợ Nga-Trung nên Mỹ đã đầu tư chệch hướng
Tất cả các hệ thống này được thiết kế đặc biệt để chống trả tiềm năng quân sự của Nga và Trung Quốc nhưng nó cũng không đạt hiệu quả cao, trong khi đó, để làm điều đó, Mỹ phải cắt giảm chi phí mua các tàu mặt nước đã dự kiến, giảm số lượng bộ binh Mỹ, rút nhiều đơn vị Mỹ về nước.
Theo ông Maclear, chính sách này khiến Mỹ bất lực nhiều cuộc xung đột kéo dài với các đối thủ "làng nhàng". Nếu Washington đầu tư vào công nghệ cao, chứ không đầu tư cho các lực lượng vũ trang linh hoạt ở tuyến đầu, lợi thế sẽ thuộc về các đối thủ của Mỹ trong cuộc xung đột hiện tại.
Hôm 19-01 vừa qua, Trung tâm Các nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) đã công bố một báo cáo với kết luận rằng, sự thay đổi không ngừng của cán cân quyền lực ở châu Á, đặc biệt là trong tương quan với Trung Quốc đang không có lợi cho Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu và NATO đang bộc lộ rõ sự kém hiệu quả và thiếu năng lực trong các vấn đề an ninh. Bất kỳ khủng hoảng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nền an ninh của châu Âu, sớm muộn đều cần tới sự can thiệp của Quân đội và các cơ quan đặc nhiệm Mỹ.
Do đó, nếu hoạch định đầu tư phát triển vũ khí trang bị không cân đối và lệch trọng tâm thì trong thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm ưu thế trong giải quyết các sự vụ quốc tế, trước các đối thủ nặng ký trên toàn cầu như Nga, Trung Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Nguyên nhân khiến Nga không tin dùng Su-34 Nga vừa khiến nhiều nhiều người tò mò khi tuyên bố thay thế toàn bộ cường kích Su24 của Hạm đội Biển Đen bằng tiêm kích Su30SM. Nguồn tin dẫn tuyên bố của Đại tá Gennady Zagnovov, chỉ huy lực lượng Không quân trên biển của Hạm đội biển Đen: "Việc thay thế các máy bay cường kích Su-24 bằng Su-30SM, vốn có...