Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi của viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là bệnh lý viêm cấp tính của tuyến tụy, đặc trưng bởi sự phát triển thường xuyên các biến chứng tại chỗ và toàn thân.
Đây là bệnh thường gặp ở khoa cấp cứu của các bệnh viện.
Nguyên nhân của viêm tụy cấp
Nguyên nhân viêm tụy cấp có nhiều trong đó thường gặp là: Bệnh đường mật do sỏi hoặc giun (chiếm 40-50%); Do rượu (chiếm 20 – 30%).
Các nguyên nhân ít gặp hơn có thể do: Chấn thương vùng bụng hoặc các bệnh lý gây tổn thương mạch máu nhỏ như bệnh tiểu đường, bệnh Lupus ban đỏ.
Các bệnh có tăng lipid máu hoặc nhóm các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu cũng có thể gây viêm tụy cấp.
Các rối loạn chuyển hóa: Tăng calci huyết như cường tuyến cận giáp; Nhiễm virus (quai bị, CMV, EBV); Tác dụng phụ của thuốc: Azathioprin, 6-MP, Cimetidine, Estrogenes, Furosemide, Methyl-dopa, Tetracycline…; Do dị ứng…
Trên thực tế có khoảng 20-25% trường hợp không thể xác định nguyên nhân.
Triệu chứng lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân viêm tụy cấp là tình trạng đau bụng.
Các ghi nhận cho thấy, yếu tố thuận lợi cho sự khởi phát viêm tụy cấp là do tình trạng tắc ống dẫn chung hoặc tắc cơ vòng Oddi do sỏi hoặc giun; Tình trạng dập nát mô tụy do chấn thương từ bên ngoài hoặc do phẫu thuật; Tình trạng rối loạn vận mạch do viêm tắc tĩnh mạch, do dị ứng làm co thắt các mạch máu nhỏ kéo dài gây nhồi máu ở mô tụy dẫn đến thiếu oxy và làm tổn thương các tế bào đưa đến việc giải phóng các men tế bào. Các men tế bào sẽ hoạt hóa trypsinogen ngay trong mô tụy và gây viêm tụy cấp.
Các men tụy xâm nhập vào xoang bụng gây tiết dịch hoặc xuất huyết ổ bụng. Men tụy cũng vào hệ tuần hoàn và hoạt hóa các kinin hoặc qua hệ tuần hoàn đến các cơ quan xa như phổi, thận… gây tổn thương và suy chức năng của các cơ quan này. Những tổn thương hoại tử, xuất huyết ở tụy và các cơ quan sẽ dẫn đến các biến chứng như sốc, áp xe tụy, nang giả tụy, viêm phúc mạc, suy hô hấp cấp, suy thận cấp. Biểu hiện viêm tụy cấp
Triệu chứng lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân viêm tụy cấp là tình trạng đau bụng do căng tuyến tụy, do thoát dịch sau phúc mạc hay do viêm phúc mạc. Các cơn đau thường khởi phát đột ngột, sau 1 bữa ăn no, nhiều mỡ, sau 1 bữa tiệc. Đau thường có tính chất cấp tính, dữ dội. Đau vùng trên rốn, bên trái, lan ra lưng trái.
Video đang HOT
Triệu chứng tiếp theo hay gặp là biểu hiện buồn nôn và nôn với các tính chất: Nôn nhiều và liên tục. Sau nôn không đỡ đau.
Các triệu chứng khác ít gặp hơn là: Sốt, nếu xuất hiện sớm trong 2 – 3 ngày đầu. Vàng da nếu vàng da nhẹ, kín đáo thường do phù nề ống dẫn chung. Nếu vàng da rõ thường do bệnh đường mật đi kèm do sỏi hoặc do giun. Rối loạn nhu động ruột thường có tình trạng liệt ruột và chướng hơi trong ổ bụng. Tràn dịch ổ bụng thường gặp ở những ca nặng, có khi dịch cổ trướng có máu. Tràn dịch màng phổi trái ít gặp hơn và cũng có tiên lượng nặng.
Các phương pháp điều trị viêm tụy cấp
Tùy từng cá nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Nguyên tắc là giảm đau, bù dịch. Bệnh nhân cần theo dõi sát lượng nước tiểu, sinh hiệu, nồng độ ure máu, dung tích hồng cầu để xác định chính xác lượng dịch truyền cần thiết cho mỗi bệnh nhân giảm đau tích cực với các thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDs, Opioids hay thậm chí các thuốc giảm đau trung ương.
Bệnh nhân cần nhịn ăn trong vòng 12 giờ đầu nhập viện cho đến khi tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn được cải thiện. Người bệnh có thể ăn lại sau 24-72 giờ nhập viện với thức ăn lỏng, mềm, ít cặn, ít chất béo, tùy theo mức độ nặng và nguy cơ biến chứng. Trong trường hợp viêm tụy nặng hoặc không dung nạp được lượng thức ăn qua đường miệng, người bệnh có thể được cho ăn bằng ống thông mũi – dạ dày, hoặc nuôi ăn tĩnh mạch nếu thông mũi – dạ dày không dung nạp hoặc không đủ.
Để dự phòng viêm tụy cấp cần hạn chế uống rượu, bia.
Với các trường hợp viêm tụy cấp có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh để ngăn nhiễm trùng lan rộng.
Ngoài ra, việc xử trí viêm tụy cấp còn tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh như: Viêm tụy cấp do sỏi mật, viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu…
Tóm lại: Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của nhu mô tụy bao gồm cả các thương tổn kèm theo ở nhiều mức độ khác nhau của cơ quan lân cận cũng như các biến chứng toàn thân.
Để dự phòng viêm tụy cấp cần hạn chế uống rượu, bia. Phát hiện và điều trị sỏi mật, sỏi tụy. Người bệnh tăng triglyceride cần điều trị thường xuyên và kiểm soát chế độ ăn hợp lý.
Biểu hiện của lupus ban đỏ như thế nào?
Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn, gây viêm và tổn hại nhiều cơ quan trên cơ thể như: da, thận, tim, phổi, các khớp, các tế bào máu và não.
Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ được chia thành 2 thể chính là: lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống, trong đó lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý tự miễn.
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý của mô liên kết có tổn thương nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm: khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh...
Nguyên nhân của bệnh lupus nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể.
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, có một số giả thiết tạm chấp nhận là lupus ban đỏ hệ thống là hệ quả của sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố.
Các triệu chứng của lupus thường diễn biến thành những đợt cấp tính.
Trong đó, có một số yếu tố có vai trò nổi bật hơn hẳn như:
Di truyền: Người có tiền sử gia đình anh chị em ruột bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường.
Môi trường: Do các tác nhân nhiễm khuẩn, tiếp xúc với các loại hóa chất, ánh nắng mặt trời.
Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở giới nữ trong độ tuổi sinh sản...
Ngoài ra, một số thuốc như hydralazine, procainamide, isoniazid, sulfonamide, phenytoin, penicillamine có thể gây bệnh giống như lupus nên dễ chẩn đoán nhầm với lupus thực sự. Đồng thời, các thuốc tránh thai cũng đã được ghi nhận là có vai trò trong việc khởi động hay làm bệnh nặng thêm.
Biểu hiện của lupus ban đỏ
Do là một bệnh hệ thống, lupus có biểu hiện ở hầu hết các cơ quan. Đồng thời, các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm.
Đa số bắt đầu từ từ, tăng dần với sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, đau khớp hoặc viêm khớp với biểu hiện tương tự trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Có một số yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh như: Nhiễm trùng, chấn thương, stress, thuốc...
Biểu hiện của lupus ban đỏ gồm:
Toàn thân người bệnh thường sốt dai dẳng kéo dài, mệt mỏi, gầy sút.
Biểu hiện đau hoặc viêm các khớp cũng thường gặp ở người lupus ban đỏ. Các biểu hiện này tương tự trong bệnh viêm khớp dạng thấp song hiếm khi biến dạng khớp; đau cơ. Một số hiếm trường hợp có hoại tử xương (thường gặp hoại tử vô mạch đầu trên xương đùi).
Tổn thương da niêm mạc: Đây là triệu chứng thường dễ nhận thấy nhất. Có đến 3/4 số bệnh nhân tự thấy các ban đỏ nổi bất thường trên da, ban đỏ hình cánh bướm ở mặt (rất thường gặp), ban dạng đĩa (gặp trong thể mạn tính), nhạy cảm với ánh sáng (cháy, bỏng, sạm da sau khi tiếp xúc với ánh nắng), loét niêm mạc miệng, niêm mạc mũi, rụng tóc, viêm mao mạch dưới da.
Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu do viêm, thiếu máu huyết tán, chảy máu dưới da (do giảm tiểu cầu), lách to, hạch to.
Các rối loạn tâm thần, động kinh cũng có thể gặp ở lupus ban đỏ.
Bệnh nhân cũng thường có các triệu chứng tràn dịch màng tim, màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, viêm phổi kẽ. Các triệu chứng hiếm gặp: viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, hội chứng Raynaud, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch...
Ngoài ra, thực tế trên lâm sàng, phần lớn các bệnh nhân đến khám vì các biểu hiện không đặc hiệu như sút cân, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ âm ỉ, rụng tóc, viêm loét miệng kéo dài, đau các khớp nhỏ. Thậm chí nhiều trường hợp chỉ vì bị đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt.
Các triệu chứng của lupus thường diễn biến thành những đợt cấp tính, xen kẽ giữa những thời gian lui bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ giống với nhiều bệnh lý khác vậy nên kể từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi xác chẩn được bệnh có thể đã chậm trễ vài năm.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng.
Lời khuyên bác sĩ cho bệnh nhân lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ có thể gây tổn thương ở các cơ quan nội tạng như ở thận với tình trạng viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận; ở phổi với tình trạng viêm phổi kẽ, xuất huyết phổi; ở hệ huyết học với tình trạng giảm tiểu cầu, giảm hồng cầu, giảm bạch cầu. Ngoài ra, khi bệnh lupus ban đỏ gây tổn thương thanh mạc sẽ có đặc điểm là tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng ngoài tim...
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lupus. Tuy nhiên, do cải thiện khả năng chẩn đoán và quản lý bệnh, hầu hết những người mắc bệnh sẽ tiếp tục sống một cuộc sống bình thường. Việc điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, biến chứng của bệnh.
Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng để được kiểm tra, tư vấn, chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp với bệnh và từng giai đoạn của bệnh.
Người lớn có cần tiêm nhắc vaccine sởi? Người lớn chưa có miễn dịch với sởi vẫn cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe bản thân và trẻ em thường xuyên tiếp xúc. Em và chồng năm nay 30 tuổi, đều chưa từng tiêm vaccine sởi nhưng đang sống trong khu vực có trẻ mắc bệnh. Con trai em năm nay 13 tháng tuổi, đã tiêm một mũi vaccine sởi...