Nguyên nhân và cách phòng viêm thanh quản
Viêm thanh quản gây khàn tiếng, đau họng, thậm chí rơi vào tình trạng mất tiếng nên người bệnh cần uống 2-3 lít nước; tránh nói nhiều hay dùng thức ăn nóng.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, khi thanh quản bị viêm, dây thanh âm dễ rơi vào trạng thái bị kích thích, gây tình trạng sưng ở dây thanh âm, làm biến dạng âm thanh khi không khí đi qua. Kết quả là giọng nói trở nên thay đổi, suy yếu. Trong một số trường hợp, người bị viêm thanh quản có thể rơi vào tình trạng mất giọng.
Viêm thanh quản có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là do nhiễm virus tạm thời và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng khàn tiếng kéo dài đôi khi được xem là báo hiệu trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng hơn.
Viêm thanh quản là tình trạng viêm của thanh quản do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng. Ảnh: Shutterstock.
Nguyên nhân gây viêm thanh quản
Viêm thanh quản cấp tính là vấn đề sức khỏe tạm thời. Nguyên nhân có thể do lạm dụng dây thanh quản hay do bị nhiễm trùng. Điều trị căn nguyên sẽ giúp thanh quản hết viêm. Viêm thanh quản cấp tính có thể do nhiễm virus, vi khuẩn; sau viêm đường hô hấp: viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm VA ở trẻ em; sử dụng giọng gắng sức: nói nhiều, la hét, hát to; uống quá nhiều rượu bia.
Video đang HOT
Viêm thanh quản mạn tính xảy ra do thanh quản tiếp xúc thời gian dài với các chất gây kích ứng. Tình trạng này thường ảnh hưởng diễn ra lâu hơn so với viêm thanh quản cấp tính.
Viêm thanh quản mạn tính có thể do những nguyên nhân như tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại hoặc chất gây dị ứng, trào ngược axit từ dạ dày, viêm mũi xoang thường xuyên, hút thuốc hoặc ở gần những người hút thuốc. Ngoài ra còn có lạm dụng giọng nói, bội nhiễm nấm do sử dụng thường xuyên thuốc hít điều trị hen suyễn, thay đổi hình dạng dây thanh do tuổi cao cũng có thể gây khàn tiếng dai dẳng.
Triệu chứng bệnh viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường đến đột ngột và diễn biến nặng trong 5-7 ngày đầu. Các triệu chứng thông thường như giọng nói khàn khàn, nói hụt hơi, yếu giọng; thỉnh thoảng mất giọng; cơn ho khó chịu không biến mất; có nhu cầu hắng giọng thường xuyên; vướng họng, khó nuốt.
Ngoài ra, tình trạng viêm nắp thanh quản (viêm thanh thiệt) là tình trạng viêm sưng mô ở dưới đáy lưỡi cũng có thể xảy ra. Nắp thanh quản là phần mô bao phủ thanh quản và khí quản (ống thở), nằm ở dưới đáy lưỡi có nhiệm vụ bảo vệ đường thở khi nuốt. Khi bị viêm nắp thanh quản, mô sưng lên, gây hẹp đường thở, nguy cơ tử vong nếu không được điều trị.
Trẻ em cần đi khám ngay khi xuất hiện các biểu hiện như khó nuốt, nuốt đau; khó thở (cần phải nghiêng người về phía trước để thở); tiết nhiều nước bọt (chảy dãi), khi thở phát ra âm thanh khò khè hay tiếng rít, giọng nói như bị bóp nghẹt, xuất hiện tình trạng sốt. Viêm thanh quản cũng có thể liên quan đến nhiễm cúm. Do đó, các triệu chứng nhiễm siêu vi cũng có thể xuất hiện.
Không nên sử dụng thức ăn cay nóng để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng viêm thanh quản. Ảnh: Shutterstock.
Phòng ngừa viêm thanh quản
Để ngăn ngừa tình trạng viêm thanh quản, bạn cần tuân theo những quy tắc phòng bệnh sau:
- Tránh hút thuốc và tránh xa khói thuốc
- Hạn chế rượu và cafein
- Uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày
- Tránh dùng thức ăn cay chua, tránh ăn khuya, để tránh trào ngược dạ dày thực quản
- Sử dụng thực phẩm lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt
- Tránh hắng giọng, hạn chế nói nhiều, nói to, nói liên tục, la hét
- Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên: rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người đang bị nhiễm siêu vi.
Cách nhận biết và xử trí cơn động kinh
Khi nào trường hợp động kinh cần có sự can thiệp chuyên môn của bác sĩ, khi nào gia đình của bệnh nhân có thể tự xử trí tại nhà? (Lê Minh)
Trả lời:
Trước hết, gia đình người bị động kinh cần nhận biết về căn bệnh này, không phải co giật, trợn mắt, sùi bọt mép là động kinh, mà có nhiều dạng khác nhau. Bệnh có thể chia thành ba nhóm: nhóm động kinh toàn thể, nhóm động kinh cục bộ và nhóm khác.
Với động kinh toàn thể có cơn co cứng, co giật, bệnh nhân đột ngột mất ý thức, ngã, sùi bọt mép kéo dài khoảng 1-1,5 phút thì có thể thở và tỉnh lại. Cũng thuộc nhóm động kinh toàn thể, bệnh nhân đơ ra, mất ý thức hoàn toàn, trường hợp này hay gặp ở trẻ con. Trẻ đang học có biểu hiện ngơ ra, cô giáo đọc viết bài thì không viết, một lúc sau có thể trở lại bình thường. Trường hợp này có thể kèm theo những hoạt động vô thức như tay chân quờ quạng, miệng nhai nhóp nhép.
Loại động kinh cục bộ chỉ giật một phần cơ thể như bên tay phải rồi lan lên mặt hoặc từ chân lan lên tay, mặt... với nhiều dạng khác nhau. Cũng có trường hợp xuất hiện những cơn rối loạn cảm giác như mắt nhắm, nhìn không được.
Trong 3 nhóm, nhóm động kinh toàn thể là nguy hiểm nhất và cần can thiệp kịp thời. Bệnh nhân cần được đặt trên mặt phẳng an toàn, thân nằm nghiêng để nếu có chất tiết sẽ không bị sặc vào phổi, có thể hỗ trợ hô hấp (nới rộng quần áo), cần có không gian rộng rãi, tránh bị thiếu không khí. Một số trường hợp cần có vật mềm để ở một góc miệng tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi.
Trường hợp lên cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên và người nhà chưa nhận dạng được thì cần đưa đến bệnh viện. Nếu bệnh nhân động kinh xảy ra hàng ngày và đã biết trước, đang uống thuốc thì có thể chưa cần thiết. Nhưng khi có 3-5 cơn động kinh liên tiếp, kéo dài 15-20 phút, tình trạng không ổn, bệnh nhân phải đưa đến bệnh viện vì có thể ngừng thở, suy hô hấp và những biến chứng khác.
PGS.TS.BSCK II Nguyễn Văn Liệu
Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Sử dụng kháng sinh đúng cách cho trẻ nhỏ Trường hợp nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ và dùng thế nào để đúng cách, tránh tình trạng kháng kháng sinh. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: Cơ thể của trẻ nhỏ vẫn còn rất non yếu, thậm chí các cơ quan như thận đến một tuổi mới...