Nguyên nhân và cách khắc phục khi ô tô bị khóa vô lăng
Vô lăng bị khóa là hiện tượng thường gặp khiến nhiều tài xế mới hoang mang, nhưng cách xử lý hiện tượng này cũng khá đơn giản.
1. Nguyên nhân của hiện tượng vô lăng bị khóa
Hiện tượng khóa vô lăng là hiện tượng mà vô lăng ô tô của bạn bị cứng, không xoay hay xê dịch gì được. Đa số hiện tượng này thường xuất hiện ở những mẫu xe ô tô giá rẻ và phổ thông. Vì đang lái mà vô lăng bị cứng không thể xử lý tình huống tiếp theo nên sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người cầm lái nên vô cùng nguy hiểm.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do:
Tài xế tắt động cơ ô tô. Lúc đó bơm trợ lực cũng không hoạt động nữa và dẫn đến hiện tượng vô lăng bị khóa cứng
Do tài xế cố tình xoay vô lăng vài độ sang trái hoặc phải để chỉnh lại bánh xe cho thẳng sau khi đã đỗ xe và tắt máy xe.
Video đang HOT
Nhiều tài mới cảm thấy hoang mang khi vô lăng bị khóa chặt.
2. Cách khắc phục hiện tượng vô lăng bị khóa
Tuy tính năng khóa vô lăng xe rất hữu ích trong một số trường hợp nhất định nhưng về tổng thể thì khi xảy ra hiện tượng này sẽ cản trở và gây khó khăn cho tài xế. Cách khắc phục đơn giản nhất của vấn đề này là chỉ cần khởi động lái máy thì vô lăng tự động sẽ được mở khóa. Để tránh hiện tượng này, trước khi dừng/đỗ xe, tài xế cần kéo phanh tay, nhả vô lăng, cài số về P và tắt động cơ. Sau đó, không chạm vào vô lăng cho đến khi sẵn sàng khởi động lại động cơ.
Nếu trường hợp mở máy mà vô lăng xe vẫn chưa được mở khóa thì có thể bạn đã vô tình khóa vô lăng lúc nào mà không biết. Khi đó các bạn hãy kiểm tra ngay xem có rút chìa khóa ra khỏi ổ vô lăng hay không? Nếu có thì cách xử lý tình huống này khá đơn giản. Đầu tiên các bạn cắm chìa khóa vào ổ khóa sau đó vặn nhẹ nhàng để mở khóa. Sau đó xoay vô lăng theo hướng ngược lại bên có chốt khóa đồng thời vặn chìa khóa để mở khóa. Khi thực hiện thao tác này tài xế cần chú ý không tạo quá nhiều lên vô lăng, không lắc và đá vô lăng.
Tài xế cần gài chìa và lắc nhẹ vô lăng để mở khóa.
Cuối cùng nếu cả 2 cách xử lý trên đều không thể khắc phục được hiện tượng vô lăng bị khóa thì có thể ổ khóa vô lăng của xe bạn đã bị hư hỏng và cần thay mới ngay. Lúc đó bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của dịch vụ sửa khóa ô tô chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Trong trường hợp nếu bạn đang đi xa, trên những đoạn đường quốc lộ hoặc vùng núi không thể gọi dịch vụ sửa chữa thì có thể tự thay ổ khóa theo các bước hướng dẫn như sau: Tháo nắp cổ vô lăng -> Dùng các loại tô vít tương ứng để mở ổ khóa -> So sánh 2 ổ khóa trước khi thay ổ khóa mới -> Thay ổ khóa mới vào cụm khóa, đảm bảo rằng các vị trí đều được cắm đúng vị trí như ban đầu -> Lắp cụm khóa trở lại xe và khởi động, mở vô lăng để kiểm tra.
Vô lăng bị khóa là hiện tượng thường gặp và không gây bất kỳ hư hỏng nào đến xe do đó nếu gặp phải thì các bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và xử lý tình huống.
Vô-lăng xe ôtô bị khoá chặt, tài xế xử lý như thế nào?
Người lái xe ôtô sẽ ít nhất một lần gặp sự cố dù xe đã nổ máy nhưng vô-lăng cứng ngắc. Nhiều người, nhất là phụ nữ dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn khi gặp lỗi này.
Vì sao vô lăng ôtô bị khóa?
Nguyên nhân của việc vô-lăng xe ôtô bị khoá cứng đến từ việc người điều khiển xe trước đó đã vô tình hay cố ý xoay điều chỉnh vô-lăng sau khi xe đã tắt máy. Đây thường là nguyên nhân chính khiến vô lăng bị khóa.
Chị Hà Thị Khánh Hằng (Quận Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh) là tay lái mới, khi lần đầu gặp tình trạng này chị đã rất hoang mang. Chị Hằng chia sẻ: "Vì mới lái xe nên tôi có thói quen đỗ xe xong rồi tắt máy, và xuống xe kiểm tra xem xe đỗ đã thẳng chưa. Do thấy bánh xe không thẳng, nên tôi quay vào xe vặn miết vô-lăng lại cho bánh xe thẳng. Đến khi lấy xe, cho khóa vào xe mà không mở được, vô-lăng thì chặt cứng, làm tôi toát cả mồ hôi".
Hầu hết các trường hợp xe ôtô bị khóa vô lăng nguyên nhân cũng vì thấy xe đỗ lệch, loay hoay sửa cho xe thẳng lại, và thường người điều khiển xe đều là các tay lái mới hoặc nữ giới.
Phụ nữ thường sẽ hoang mang khi gặp phải trường hợp vô-lăng xe ôtô đột nhiên bị khoá chặt khiến xe không thể di chuyển được. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.
Ngoài ra, ở một số dòng xe ôtô hiện đại, khi người lái thực hiện thao tác đỗ xe, không nên đánh hết lái. Bởi vì sau khi tắt máy rút chìa khóa vô-lăng, cũng có thể khiến vô lăng bị khóa.
Bên cạnh đó, đối với dòng ôtô sử dụng chìa cơ, nếu khi đậu xe bánh lái không thẳng mà người lái vẫn cố gắng kéo chìa cũng gây nên tình trạng khóa vô-lăng.
Vô-lăng ôtô bị khóa trong các trường hợp nêu trên do ảnh hưởng từ thiết kế của nhà sản xuất để phòng ngừa kẻ gian, chống trộm cắp.
Cách khắc phục lỗi vô lăng ôtô bị khóa
Lời khuyên tốt nhất cho trường hợp này đó là khởi động lại động cơ. Theo chia sẻ từ anh Đỗ V. Hữu - chuyên gia kỹ thuật tại salon ôtô ở Sài Gòn cho biết: "Trong tình huống vô-lăng đang bị khoá chặt, tài xế chỉ cần vừa xoay vô lăng hướng sang phải hay trái, đồng thời cùng lúc tra chìa khóa vào ổ. Chỉ cần đề máy lên, vô lăng sẽ được mở khóa".
Vô-lăng ôtô bị khóa chủ yếu chỉ là một tính năng an toàn của xe. Chính vì thế, người lái xe không nên quá lo lắng khi lỡ rơi vào tình huống này do hệ thống lái sẽ không bị ảnh hưởng khi vô-lăng bị khóa. Dù vậy, người điều khiển cũng nên lưu ý khi dừng đỗ xe cần căn chỉnh vị trí bánh lái về thẳng với thân xe trước khi tắt máy nhằm hạn chế sự cố này xảy ra, gây ảnh hưởng đến kế hoạch, hành trình di chuyển.
Những thiết kế vô lăng "chất ngất" Vô lăng ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của người cầm lái, nên một số hãng xe rất chú trọng thiết kế bộ phận này. Vô lăng là bộ phận kết nối trực tiếp người lái với chiếc xe, nên nó cũng có vai trò quan trọng như động cơ, hộp số và các bộ phận cơ bản khác của ô tô. Trên...