Nguyên nhân và cách khắc phục cửa kính ô tô bị kẹt
Khi xe bị kẹt cửa kính, rít cửa nhiều tài xế loay hoay không biết cách khắc phục như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách khắc phục tình trạng cửa kính ô tô bị kẹt đơn giản, hiệu quả.
Nguyên nhân chính dẫn đến cửa kính ô tô bị kẹt
Có nhiều nguyên nhân làm cho cửa kính ô tô bị kẹt, dưới đây sẽ là một vài nguyên nhân chính.
Mô-tơ bị hỏng
Cấu tạo của hệ thống nâng hạ kính có sử dụng mô tơ điện, có nhiệm vụ làm kính chuyển động lên và xuống theo chiều quay của mô tơ.
Nếu mô tơ bị hỏng thì sẽ không có âm thanh nào phát ra và cũng không có chuyển động gì khi bấm nút lên xuống kính.
Bánh răng bị mòn hoặc gãy
Dưới sức nặng của cửa kính, hay do hoạt động lên xuống thường xuyên khiến bánh răng bị mòn, gãy hoặc bị xuống cấp.
Nếu mô tơ bị hỏng thì sẽ không có âm thanh nào phát ra và cũng không có chuyển động gì khi bấm nút lên xuống kính
Những bánh răng có tác dụng truyền tải chuyển động của mô tơ tới bộ nâng hạ kính, nếu nó gặp vấn đề thì sẽ gây ra kẹt cửa kính ô tô.
Dây cáp bị đứt
Video đang HOT
Nếu hệ thống nâng hạ kính không sử dụng bánh răng mà sử dụng dây cáp thì nếu dây cáp đứt hoặc bị kẹt trong trục xoắn sẽ làm cửa kính xe hơi bị kẹt.
Trong trường hợp này,bạn sẽ nghe thấy âm thanh nhỏ phát ra khi bấm nút.Mô tơ vẫn quay nhưng bị kẹt làm cho cửa kính không lên hay xuống hẳn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Các khớp chuyển động bị bẩn, gỉ.Các gioăng cao su bị chai cứng do thiếu sự bảo dưỡng.Công tắc bị hỏng, chập chờn hay bị ngắn mạch trong đường dây.Cách sửa cửa kính ô tô bị kẹt
Để sửa cửa kính ô tô bị kẹt cần kiểm tra và tìm chính xác nguyên nhân. Các bước kiểm tra cửa kính ô tô như sau:
Bước 1: Kiểm tra cầu chì
Nếu bấm công tắc nhưng mô tơ cửa kính không hoạt động thì đầu tiên nên kiểm tra cầu chì cửa kính xe. Có thể sử dụng thiết bị kiểm tra mạch điện đèn LED để kiểm tra cầu chì. Nếu không có thiết bị này có thể thay luôn cầu chì dự phòng. Nếu đã kiểm tra thấy cầu chì bình thường hoặc đã thay cầu chì mới mà cửa kính vẫn bị kẹt thì thực hiện bước kiểm tra tiếp theo.
Nếu bấm công tắc nhưng mô tơ cửa kính không hoạt động thì đầu tiên nên kiểm tra cầu chì cửa kính xe
Bước 2: Tháo ốp cửa xe
Ốp cửa xe ô tô thường cố định bằng các ốc ở cạnh cửa, tay nắm cửa. Chỉ cần mở hết các ốc này là có thể mở ốp cửa xe.
Bước 3: Kiểm tra hệ thống dây
Kiểm tra xem hệ thống dây có bị kẹt không? Nếu kẹt sẽ khiến cửa kính bị trật. Ngoài ra kiểm tra xem hệ thống dây còn hoạt động tốt không, có bị nứt, đứt không?
Bước 4: Kiểm tra đệm lót cửa
Kiểm tra xem đệm lót cửa có bị lệch khiến cửa kính xe bị kẹt không? Nếu đệm bị mòn lỏng nên thay đệm mới.
Bước 5: Kiểm tra mô tơ
Cuối cùng kiểm tra mô tơ cửa. Nếu mô tơ cửa không hoạt động hay hoạt động yếu thì nên sửa chữa hoặc thay mô tơ mới.
Bước 6: Lắp mọi thứ về vị trí cũ
Sau khi kiểm tra tìm được nguyên nhân và xử lý thì tiến hành lắp mọi thứ về vị trí ban đầu.
Nguyên nhân ô tô không thể tăng tốc bình thường và cách khắc phục
Gặp vấn đề về cấp nhiên liệu hoặc trục trặc trên đường khí xả là hai nguyên nhân chính khiến xe của bạn chạy chậm.
Bộ lọc nhiên liệu bị tắc
Khi di chuyển trên đường cao tốc, lái xe thường phải tăng tốc lên cao, do đó, động cơ cần một lượng nhiên liệu lớn. Nếu động cơ không tăng tốc nhanh, nhiều khả năng do nhiên liệu cấp vào buồng đốt không đủ.
Hiện tượng trên có thể do ô tô bị tắc bầu lọc nhiên liệu hay lưới lọc nhiên liệu dưới bình xăng. Để khắc phục tình trạng này, tài xế nên thay mới hoặc hút hết cặn trong bình xăng ra.
Bên cạnh đó, cũng có thể do bơm nhiên liệu bị yếu hay không đủ nhiên liệu vào chế hòa khí hoặc vòi phun khi động cơ tăng tốc.
Khi di chuyển trên đường cao tốc, lái xe thường phải tăng tốc lên cao, do đó, động cơ cần một lượng nhiên liệu lớn
Ngoài ra, tắc ống dẫn nhiên liệu cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng xe không tăng tốc. Tài xế nên kiểm tra đường dẫn nhiên liệu từ bình xăng đến động cơ có bị rò rỉ không? Nếu không bị rò rỉ có thể bị tắc bên trong, nên tiến hành vệ sinh ống bằng máy nén khí để thổi sạch các chất bẩn những như cặn bám trên đường dẫn nhiên liệu.
ECU gặp vấn đề
Lỗi ở bộ điều khiển điện tử (ECU) cũng có thể là nguyên nhân khiến xe của bạn không tăng tốc khi nhấn chân ga.
Hỏng dây đai cam
Một trong những nguyên nhân khiến ôtô bị hụt hơi là dây đai trục cam bị hỏng. Nếu thay mới dây mà không chính xác, xe cũng tăng tốc kém.
Một trong những nguyên nhân khiến ôtô bị hụt hơi là dây đai trục cam bị hỏng
Bộ ly hợp gặp trục trặc
Ôtô không thể tăng tốc hoặc tăng tốc kém, 90% là do gặp trục trặc từ chân ga. Theo kinh nghiệm của giới chuyên sửa chữa ôtô, bàn đạp ly hợp bị mòn hoặc ly hợp thiếu dầu là tác nhân gây ra hiện tượng trên.
Bộ phận cảm biến bị hỏng
Trục trặc bộ cảm biến trục cam có vấn đề, hoạt động phun, đốt nhiên liệu sẽ bị sai lệch gây ra tình trạng hụt ga. Hay lỗi cảm biến lưu lượng không khí gặp trục trặc cũng dẫn tới động cơ bị hụt ga.
Ngoài ra, lỗi cảm biến oxy gen cũng là nguyên nhân khiến ôtô hụt ga. Bởi khi có trục trặc xảy ra với cảm biến oxy, động cơ sẽ khó khởi động. Lượng khí thải ra môi trường sẽ rất độc hại vì mô đun điện tử không kiểm soát được chính xác hoạt động điều tiết xả thải.
Nguyên nhân và cách khắc phục động cơ ôtô quá nhiệt Động cơ quá nóng thậm chí bốc khói là "bệnh" của nhiều ôtô. Nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của xe. "Thủ phạm" khiến động cơ xe ôtô bị nóng? Thiếu dầu động cơ Dầu nhớt có nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết trong động cơ, lọc...