Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị viêm amiđan
Amidan hoạt động như một cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus tiềm tàng, do đó khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hơn.
Viêm amiđan xảy ra do virus hoặc nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mỗi lần điều trị kéo dài từ 3-7 ngày, gây ảnh hưởng tới học tập và công việc.
Amidan là hai miếng mô hình bầu dục nằm ở phía sau họng. Chúng hoạt động như một cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus tiềm tàng, do đó khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hơn.
Vi khuẩn – Streptococcus pyogenes là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng amidan.
Các vi khuẩn khác như Fusobacterium, Staphylococcus aureus, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia pneumonia, Mycoplasma pneumonia và Bordetella pertussis cũng chịu trách nhiệm.
Các loại virus phổ biến nhất để lây nhiễm amidan là rhovovirus, adenovirus, virus hợp bào hô hấp và virus gây bệnh cúm.
Viêm amiđan xảy ra do virus hoặc nhiễm vi khuẩn (Ảnh: theo boldsky).
Các loại viêm amiđan
Viêm amidan cấp tính – Loại viêm amidan này rất phổ biến ở trẻ em và các triệu chứng kéo dài trong 10 ngày hoặc ít hơn.
Viêm amidan mãn tính – Mọi người sẽ bị đau họng liên tục, hôi miệng và nổi hạch ở cổ.
Video đang HOT
Viêm amidan tái phát – Loại viêm amidan này có các đợt viêm họng tái phát ít nhất 5 đến 7 lần trong 1 năm.
Một nghiên cứu cho thấy rằng cả viêm amidan mãn tính và tái phát được gây ra do màng sinh học trong nếp gấp của amidan.
Triệu chứng viêm amidan
Hôi miệng, ớn lạnh, sốt, viêm họng, cổ họng khó chịu, khó nuốt, đau bụng, nhức đầu…
Các yếu tố gây viêm amiđan
- Tuổi tác (trẻ nhỏ ngày càng bị ảnh hưởng).
- Tiếp xúc thường xuyên với virus và vi khuẩn.
Biến chứng viêm amidan
Ngưng thở khi ngủ, khó thở, áp xe peritonsillar, viêm mô tế bào…
Nếu một người bị đau họng hơn 2 ngày, sốt cao, cứng cổ, khó thở và yếu cơ, họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Chẩn đoán viêm amiđan
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sưng hoặc phát ban quanh amidan và sau đó sẽ đề nghị một số xét nghiệm bao gồm:
Gạc họng – Bác sĩ chà một miếng gạc vô trùng vào sau cổ họng để lấy mẫu dịch tiết ra, sau đó kiểm tra các chủng vi khuẩn hoặc virus.
Số lượng tế bào máu – Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu của bạn để kiểm tra sự hiện diện của bất kỳ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Điều trị viêm amiđan
Thuốc: Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm amidan. Nếu viêm amidan là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
Cắt amiđan: Cắt amiđan là phẫu thuật cắt bỏ amidan. Lựa chọn điều trị này thường không được khuyến cáo, trừ khi đó là viêm amidan mãn tính và tái phát.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho viêm amiđan
Súc miệng bằng nước muối để giảm bớt sự khó chịu ở cổ họng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều…
Phòng chống viêm amidan
Đảm bảo rằng mình và con bạn có thói quen vệ sinh tốt, bạn tránh chia sẻ thức ăn và đồ uống từ cùng một ly, rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Cảnh báo: Khó ngủ là dấu hiệu của bệnh ung thư và tiểu đường
Theo The Sun, nguyên nhân khiến bạn khó ngủ vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm trong đó có tiểu đường, tâm thần và thậm chí là cả ung thư.
Tiểu đường
Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ của mình thì rất có thể bạn bị tiểu đường type 2. Tình trạng này xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao khiến bạn có cảm giác khó chịu khi ngủ. Ngoài ra, những người bị tiểu đường cũng thường xuyên thức dậy vào giữa đêm để đi vệ sinh.
Khó ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư.
Lo lắng, trầm cảm
Những người hay lo lắng, trầm cảm thường thấy khó ngủ hơn. Theo các chuyên gia, chính vì ban ngày quá căng thẳng, mệt mỏi vì những suy nghĩ tiêu cực trên mà ban đêm bạn khó đi vào được giấc ngủ. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên cố gắng hình thành thói quen tập thể dục nhiều và ngồi thiền.
Ung thư
Nghiên cứu về bệnh ung thư của các nhà khoa học Anh cho biết, mệt mỏi và khó ngủ là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư, trong đó có ung thư tủy xương. Bởi ung thư làm chậm quá trình sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu, ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, là nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi. Mặt khác, những người mắc bệnh ung thư dù bất cứ là loại ung thư nào đều có cảm giác mệt mỏi, khó ngủ ở giai đoạn đầu.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là những lý do phổ biến nhất khiến bạn thức dậy vào ban đêm. Có nhiều loại ngưng thở khi ngủ, nhưng thường gặp nhất là ngưng thở do hơi thở ngắn và tắc nghẽn đường thở. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc cơ cổ họng không được thư giãn gây chặn đường thở khiến bạn ngáy to, nghẹt thở, thở hổn hển và ngáy. Để phòng tránh nguy cơ này, thay vì nằm thẳng bạn nên nằm nghiêng sang 1 bên khi ngủ.
Vấn đề về tiết niệu
Một trong những nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn bị xáo trộn có thể là nhu cầu đi vệ sinh vào ban đêm. Thông thường, vấn đề này xảy ra do trước khi ngủ bạn uống quá nhiều nước. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến tiết niệu như: bàng quang hoạt động quá mức, tuyến tiền liệt mở rộng hay tiểu đường...
Ảnh hưởng của thiết bị điện tử
Gregory Marcus - phó giáo sư, tiến sĩ y khoa của Đại học California tại San Francisco, Mỹ cho biết, sử dụng các thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ có liên quan đến việc chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn nên ngừng sử dụng điện thoại và các đồ điện tử cách giấc ngủ khoảng 30 phút.
Theo The Sun/VTC
Chuyên gia tai mũi họng chỉ những lưu ý phải nhớ khi cắt amidan Viêm amidan là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến, đặc biệt là ở thời điểm giao mùa. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Giám đốc Bệnh viện An Việt, viêm amidan là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về...