Nguyên nhân, triệu chứng bệnh gai cột sống
Gai cột sống là hiện tượng các xương cột sống bị chồi ra phía ngoài và 2 bên cột sống, thường thấy nhất ở khu vực thắt lưng và cổ. Phần gai xương có thể tác động vào các xương xung quanh, cọ xát với mô mềm hay hệ thống dây chằng quanh cột sống, gây ra các cơn đau nhức rất khó chịu.
1. Nguyên nhân gây ra gai cột sống
Trên cơ thể, bất cứ vị trí nào của cột sống đều có thể gặp tình trạng gai cột sống, tuy nhiên, vị trí cột sống dễ hình thành nên gai xương nhất đó là phần đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng vì đây là những nơi hoạt động liên tục và chịu nhiều áp lực từ cơ thể. Theo thống kê có 3 nguyên nhân chính sau:
Chấn thương, tai nạn: Bình thường trong cơ thể người, phần sụn khớp sẽ nằm giữa 2 đốt sống, nhưng khi khi bị tai nạn hoặc gặp các chân thương mạnh, có lực tác động mạnh, gây sức ép lớn vào hệ cơ xương khớp sẽ khiến xương bị tổn thương và lúc này phản ứng tự nhiên của cơ thể khi xương gặp vấn đề là các dây chằng dầy lên, phần thân đốt sống sẽ mọc các gai xương để bù vào gây ra hiện tượng xương bị chồi ra hay còn gọi là gai cột sống. Đây được xem là nguyên nhân gây ra gai cột sống phổ biến nhất hiện nay.Viêm khớp cột sống mãn tính:Nếu xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp cột sống có thể khiến phần sụn bọc đầu xương bong tróc và mòn dần, làm lộ đầu xương. Khi người bệnh di chuyển, 2 đầu xương tiếp xúc, cọ xát vơi nhau sẽ gây sự đau đớn, lâu dần các xương gai bắt đầu hình thành.Thoái hóa cột sống (sự lắng đọng canxi): Trường hợp này thường xảy ra ở những người lớn tuổi, quá trình thoái hóa của phần xương khớp phần sụn khớp sẽ mất dần nước và biến đổi một số chất, trở nên kém linh hoạt hơn, đồng thời diễn ra tình trạng lắng đọng canxi dưới dạng pyrophosphat, hình thành nên những gai xương ở đầu thân đốt sống.
Bên cạnh đó, với những người trên 60 tuổi hoặc bị béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống khá cao. Ngoài ra, nguyên nhân gai cột sống còn có thể do thường xuyên vận động mạnh hay chơi thể thao quá sức, mang vác vật nặng trong thời gian dài, từng bị chấn thương cột sống,…
Video đang HOT
Đa số gai cột sống chỉ biểu hiện rõ rệt bởi những cơn đau xuất hiện thường xuyên và liên tục, với những trường hợp bị nặng thì đau tê ở vùng cổ rồi lan qua vùng vai gáy, 2 tay, đau lưng và dọc xuống 2 chân.
Đặc biệt khi bệnh nhân vận động nhiều các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, gai cột sống khiến nhiều người bị vẹo lưng, mất kiểm soát về đại, tiểu tiện.
Theo www.phunutoday.vn
Vi khuẩn 'ăn thịt' người hoành hành ở Australia
Tại bang Victoria, số người mắc bệnh loét da Buruli tăng 400% với mức độ nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân.
Australia đang đối mặt với một đại dịch tồi tệ từ vi khuẩn "ăn thịt" mà chưa biết giải quyết thế nào, BBC đưa tin. Trên tờ Medical Journal of Australia, các bác sĩ cho biết tại bang Victoria, số người bị loét da Buruli đã tăng 400% chỉ sau bốn năm. Riêng năm ngoái, số ca nhiễm mới lên tới 275, cao hơn 51% so với năm 2016.
"Không ai hiểu chuyện gì đang diễn ra. Chúng tôi không thể đưa ra lời khuyên nào. Thật bí ẩn", bác sĩ Daniel O'Brien, chuyên gia bệnh truyền nhiễm bày tỏ lo lắng. Ông cho biết các ca bệnh mới ghi nhận đều nghiêm trọng hơn trước. Đặc biệt, loét da Buruli vốn chỉ xảy ra ở khu vực nhiệt đới như châu Phi chứ không phải nơi có khí hậu ôn hòa như bang Victoria.
Chân một bệnh nhân bị loét da Buruli. Ảnh: BBC.
Loét da Buruli gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium ulcerans. Chúng tiết ra các chất độc phá hủy tế bào da, các mạch máu nhỏ và mỡ dưới da từ đó gây lở loét, mất da. Căn bệnh thường xuất hiện ở tay, chân nhưng đôi khi tấn công mặt và cơ thể.
Theo thời gian, vùng da bị tổn thương lớn dần lên, dẫn đến nguy cơ biến dạng vĩnh viễn hoặc tàn tật. Bệnh nhân thường mất 6-12 tháng để hồi phục, trong đó rất nhiều người cần phẫu thuật tái tạo da.
Tới nay y học chưa thể xác định con người nhiễm vi khuẩn "ăn thịt" Mycobacterium ulcerans như thế nào. Vài ý kiến nhận định căn bệnh xuất phát từ các yếu tố môi trường như nước mưa, mặt đất. Số khác suy luận muỗi là thủ phạm lây truyền vi khuẩn.
Hiện giới chức Victoria đã chi hơn một triệu dollar Australia (tương đương 780.000 USD) nhằm nghiên cứu bệnh loét da Buruli đồng thời tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng.
Minh Nguyên
Theo vnexpress.net
5 thói quen không ngờ khiến bạn dễ bị mắc ung thư thanh quản Ung thư thanh quản là một trong những căn bệnh ung thư vùng tai - mũi - họng đặc biệt nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn đã biết những thói quen nào là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này chưa? Hút thuốc lá Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe thì chắc hẳn chúng ta đều đã biết. Thế nhưng,...