Nguyên nhân Tổng thống Ukraine bất ngờ thay đổi lập trường với Trung Quốc
Lời phàn nàn của Tổng thống Zelensky rằng Trung Quốc đang làm gián đoạn hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine ở Thụy Sĩ dường như đi chệch khỏi lập trường chính thức trước đó của Kiev.
Có thể có nhiều lý do cho sự thay đổi này.
Tổng thống Ukraine đã bất ngờ chỉ trích Trung Quốc liên quan đến hội nghị hoà bình ở Thuỵ Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Kyiv Post (Ukraine) ngày 6/6, trong chuyến thăm Đông Nam Á đầu tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã công khai chỉ trích Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực của Nga nhằm cản trở hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ dự kiến diễn ra vào ngày 15 – 16/6 tới.
Phát biểu trong cuộc họp báo khi tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Tổng thống Zelensky nói: “Nga, sử dụng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, làm mọi cách để ngăn cản hội nghị thượng đỉnh hòa bình. Chúng tôi không mong đợi sự hỗ trợ quân sự từ Trung Quốc. Chúng tôi chưa bao giờ đề nghị họ. Nhưng chúng tôi không mong đợi Trung Quốc sẽ hỗ trợ quốc phòng cho Nga”.
Đáp lại, Trung Quốc lưu ý rằng nước này không bao giờ “đổ thêm dầu vào lửa” – một cụm từ thường được Bắc Kinh sử dụng để mô tả lập trường của mình về cuộc xung đột ở Ukraine – và rằng quan điểm của Bắc Kinh về hội nghị hòa bình trên là “cởi mở và minh bạch”.
Kyiv Post cho rằng, mặc dù hợp tác thương mại ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga là điều được nhiều người biết đến, nhưng lời chỉ trích của Tổng thống Zelensky dường như cho thấy một sự thay đổi trong cách tiếp cận của Ukraine đối với Trung Quốc.
Video đang HOT
Thái độ trước đây của Ukraine với Trung Quốc
Trong một thời gian dài, Kiev đã nỗ lực để có được sự ủng hộ của Bắc Kinh, thận trọng không chỉ trích gay gắt tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Nga. Ukraine cũng nỗ lực thuyết phục Trung Quốc ủng hộ kế hoạch hòa bình của Tổng thống Zelensky nói chung và hội nghị ở Thụy Sĩ nói riêng.
Ngày 7/3 vừa qua, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak đã hoan nghênh những nỗ lực hòa bình của Bắc Kinh trong chuyến công du “ngoại giao con thoi” của đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Li Hui. “Chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc và hy vọng rằng cuộc đàm phán hôm nay sẽ là một bước nữa hướng tới việc làm sâu sắc và củng cố mối quan hệ của chúng tôi”, ông Yermak nói.
Theo thông cáo báo chí chính thức của Kiev, trong chuyến thăm của ông Li Hui, các quan chức Ukraine cũng nêu ra vấn đề về các thành phần từ “các nước thứ ba” – không phải Trung Quốc – được tìm thấy trong vũ khí của Nga. Tuy nhiên, Kiev biết rằng có những thành phần có nguồn gốc từ Trung Quốc được tìm thấy trong vũ khí của Nga.
Một số người suy đoán rằng những nỗ lực của Ukraine nhằm không đối đầu với Trung Quốc là một cách để tránh đẩy Bắc Kinh xích lại gần hơn về phía Moskva.
“Ở mức tối thiểu, việc duy trì để Trung Quốc tập trung vào việc tìm kiếm một giải pháp sẽ tốt hơn nhiều so với giải pháp thay thế là nước này hỗ trợ kinh tế và vật chất cho Nga”, Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie viết trong một bài bình luận.
Lý do đằng sau lời chỉ trích mới nhất của Tổng thống Zelensky
Những bình luận của ông Zelensky có thể chỉ là nhất thời, nhưng cũng có thể Kiev đang đánh giá lại cách tiếp cận của mình đối với Bắc Kinh, theo Kyiv Post.
Một lời giải thích là Tổng thống Zelensky đang muốn thu hút các quốc gia Đông Nam Á, nhiều quốc gia trong số đó đang có tranh chấp với Trung Quốc. Ví dụ, Philippines có tranh chấp về lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoài ra, Tổng thống Zelensky có thể đang điều chỉnh lập trường của Ukraine phù hợp với lập trường của Mỹ đối với Trung Quốc – Mỹ đã tăng cường chỉ trích về việc Trung Quốc hỗ trợ Nga trong những ngày gần đây.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Mỹ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, trong đó có liên quan đến số lượng lớn các công ty Trung Quốc – khiến Bắc Kinh không hài lòng.
Cũng có thể Tổng thống Zelensky cuối cùng đã chấp nhận sự thật rằng Bắc Kinh chưa bao giờ đứng về phía Kiev, xét đến mối quan hệ ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Moskva, với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin thường gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt là trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây của ông Putin.
Kyiv Post lưu ý, liệu những tuyên bố mới của ông Zelensky với Trung Quốc có phải là sự thay đổi chính thức trong cách tiếp cận của Kiev đối với Bắc Kinh hay không vẫn còn phải chờ xem, nhưng bình luận này đã nêu bật sự thất vọng ngày càng tăng của tổng thống Ukraine.
Tổng thống Liban công bố 'thành tựu lịch sử', giành lại 860 km2 lãnh hải tranh chấp với Israel
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Văn phòng Tổng thống Liban ngày 13/10 cho biết ông Michel Aoun đã chính thức thông qua thỏa thuận phân định lãnh hải với Israel.
Hình ảnh trích từ video ngày 3/7/2022 cho thấy giàn khoan khai thác trên mỏ khí đốt Karish trên Địa Trung Hải vốn tranh chấp giữa Israel và Liban. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Aoun coi đây là "thành tựu lịch sử" trong đó Beirut đã giành lại được 860 km2 lãnh hải tranh chấp với Israel. Nhà lãnh đạo Liban bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ đánh dấu một khởi đầu đầy hứa hẹn và đặt nền tảng cho tiến trình khôi phục nền kinh tế Liban vốn đang chìm sâu trong khủng hoảng.
Trước đó, ngày 12/10, Nội các Israel đã bỏ phiếu thông qua các nguyên tắc của thỏa thuận này. Thỏa thuận cùng các văn bản giải trình đã được gửi ngay trong ngày 12/10 tới Quốc hội Israel và được cơ quan lập pháp này chính thức bắt đầu nghiên cứu, thảo luận. Quốc hội Israel không bỏ phiếu về thỏa thuận, mà thay vào đó sẽ chuyển lại văn kiện sau 14 ngày để Chính phủ Israel xem xét thông qua.
Thủ tướng Lapid cũng đã nhấn mạnh đây là dấu mốc lịch sử, góp phần tăng cường an ninh của Israel, đóng góp hàng tỷ USD vào nền kinh tế đất nước và đảm bảo ổn định khu vực biên giới phía Nam nước này.
Liban và Israel không có quan hệ ngoại giao, hoạt động tuần tra khu vực biên giới giữa hai bên hiện do lực lượng của Liên hợp quốc (LHQ) đảm nhiệm. Biên giới trên biển phía Bắc mà Israel tuyên bố chồng lấn biên giới phía Nam của Liban, gây ra tranh chấp giữa hai nước.
Năm 2020, Israel và Liban đã nối lại tiến trình đàm phán với vai trò trung gian của Mỹ và LHQ, song các cuộc đàm phán gặp bế tắc do liên quan đến vùng biển giàu tài nguyên nằm trong khu vực tranh chấp, trong đó có mỏ khí đốt Karish mà Israel khẳng định quyền khai thác.
Phía Liban luôn nhấn mạnh mục tiêu của những cuộc đàm phán là bảo vệ các quyền lợi của nước này. Trong khi đó, Israel cũng có những nhượng bộ để thúc đẩy đàm phán.
Lãnh đạo Canada, Mỹ điện đàm, trao đổi về vấn đề di cư Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có cuộc điện đàm ngày 5/4 để thảo luận về một số vấn đề mà hai nước quan tâm. Người di cư tới cửa khẩu Roxham ở Quebec, Canada ngày 2/3/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo Văn phòng của Thủ tướng Trudeau, trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo thảo...