Nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày vẫn đang là bệnh ung thư phổ biến thứ 4 trên toàn thế giới, dù cho số người mắc bệnh đã suy giảm nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bác sĩ Melvin Look đã có câu trả lời cho vấn đề này.
Bác sĩ Melvin Look, bác sĩ ngoại tổng quát tại Bệnh viện Mount Elizabeth sẽ giải thích cho bạn những điều cần biết về bệnh ung thư dạ dày và nhiễm trùng dạ dày.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày hình thành khi các tế bào ở thành dạ dày phát triển thành tế bào ung thư. Khối u, hoặc vết loét có thể hình thành trong dạ dày gây ra các triệu chứng ban đầu như ợ nóng, đau bụng, buồn nôn và chán ăn.
Dù công nghệ y khoa ngày càng phát triển và hiện đại hơn, hầu hết bệnh nhân chỉ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày khi đã bước sang giai đoạn cuối, điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?
Các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày bao gồm: Khó tiêu, Ợ nóng, Đầy bụng, Buồn nôn và Ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, do đó điều quan trọng là phải tham khảoý kiến bác sĩ của bạn để nhận được chẩn đoán chính xác.
Các triệu chứng về sau có thể bao gồm:Đau dạ dày hoặc sưng, đi tiêu có máu, nôn mửa, sụt cân, khó nuốt và mệt mỏi.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày?
Dạ dày của bạn có 5 phần:
Tâm vị: Phần trên cùng, gần với thực quản nhất.
Đáy vị: Phần dưới Tâm vị, nơi lưu trữ thực phẩm chưa được tiêu hóa.
Thân vị: Phần trung tâm, nơi tiêu hóa từng phần thức ăn.
Video đang HOT
Hang vị: Phần nối tiếp Thân vị, nơi thức ăn trộn với dịch dạ dày.
Môn vị: Phần dưới cùng, đóng vai trò như một van vào ruột non.
Ung thư có nguồn gốc từ Tâm vị thường có liên quan đến béo phì và trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trong khi đó, ung thư ở phầnhang vị và môn vị thường do nhiễm khuẩn HP, hút thuốc, ăn nhiều đồ mặn hoặc đồ nướng và tiền sử gia đình từng mắc ung thư dạ dày.
Những nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn bao gồm: những người thuộc nhóm máu A, nhiễm virus Epstein-Barr (EBV), làm việc trong các ngành công nghiệp than, kim loại, gỗ hoặc cao su hoặc tiếp xúc nhiều với amiăng.
Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori)
HP là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày. Trong một số trường hợp, nó có thể gây viêm loétảnh hưởng đến sự phát triển của niêm mạc dạ dày và ruột. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào đột biến phát triển thành ung thư. Hiện vẫn chưa tìm ra nguồn gốc thật sự của vi khuẩn HP, tuy nhiên lối sống kém vệ sinh và sử dụng thực phẩm ô nhiễm có thể là một phần lý do khiến nó lây lan mạnh hơn. Gần 60% người trưởng thành nhiễm vi khuẩn này không ý thức được mình mắc bệnh. (Triệu chứng: Đau bụng hoặc bụng bị nóng rát, buồn nôn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, ợ chua.)
Việc chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn HP có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày trong tương lai.Nếu nghi ngờ có xuất hiện bất kỳ dấu hiệunào liên quan đến nhiễm vi khuẩn HP, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để làm các xét nghiệm chẩn đoán. Nội soi dạ dày qua thực quản cũng có thể được sử dụng để kiểm tra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP thường được chữa khỏi trong một liệu trình sử dụng thuốc khánh sinh.
Vi-rút EBV (Epstein-Barr Virus) là gì?
EBV là loại vi-rút gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân. Nó gây ra các triệu chứng giống như cảm cúm, bao gồm sốt, mệt mỏi, phát ban, đau họng, sưng hạch và yếu cơ. Nhưng cũng giống như HP, bạn có thể mắc bệnh nhưng không ý thức được. Vì vậy, vi-rút có thể tồn tại lâu trong cơ thể của bạn và sẽ hoạt động trở lại trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm về sau.
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh bạch cầu đơn nhân. Cách tốt nhất để phòng tránh là giữ khoảng cách với người có biểu hiện các triệu chứng bệnh.
Dù mối liên hệ giữa EBV và ung thư dạ dày tương đối mới mẻ, nhưng có khoảng 9% trường hợp mắc ung thư dạ dày được cho là có liên quan đến vi-rút này.
Tìm hiểu thêm về bệnh viện Mount Elizabeth Singapore: https://www.mountelizabeth.com.sg/vi
Đăng ký để được tư vấn ngay hôm nay: http://bit.ly/2NIul4d
Văn phòng đại diện tại TP.HCM
Tòa nhà Charmington La Pointe, Block B, Tầng 3, căn hộ số 311, số 181 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
Hotline: 84 903949702
Văn phòng đại diện tại Hà Nội
Tầng 5, số 110 – 112 Bà Triệu, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 84 1243083637
Theo Dân trí
Dấu hiệu sớm ung thư dạ dày không phải ai cũng biết
Bệnh ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan.
Ảnh minh họa
Ung thư dạ dày (UTDD) giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc, không kể đến tình trạng di căn hạch hay không. Loại ung thư này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm).
Hiện nay việc phát hiện ung thư dạ dày sớm được quan tâm nhiều, do sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh cho phép phát hiện sớm tổn thương như nội soi có dải ánh sáng hẹp, nội soi phóng đại.
Thường thì một tổn thương ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có kích thước rất nhỏ, cỡ vài mm đến không quá 5-7cm, nên tổn thương đó không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày và hoàn toàn không gây triệu chứng khó chịu hay đau bụng cho người bệnh. Muốn phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm phải dựa vào các chương trình tầm soát ung thư.
Sau đây là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:
- Biểu hiện đầu tiên của bệnh này là cảm giác đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi. Khoảng 1/2 trường hợp có sụt cân và đau vùng trên rốn.
Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.
- Đau bụng trên. Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, sau đó là thường xuyên và nặng hơn. Tuy có thể chịu được những luôn dai dẳng, lúc đau lúc không.
Không những thế người đau dạ dày mãn tính còn thấy xuất hiện những cơn đau bất thường, không theo quy luật.
Nôn ra máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.
- Đầy bụng sau khi ăn. Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày. Khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn...
- Có những trường hợp đi ngoài ra phân đen do ăn nhiều tiết động vật như lợn, dê, gà cũng có thể gặp hiện tượng này do sau khi uống một số loại thuốc.
Nhưng nếu bệnh nhân viêm loét dạ dày xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc kiểm tra trong phân thường xuyên có máu. Đây thường là triệu chứng của chuyển biến thành ung thư dạ dày.
- Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày còn có thể sờ thất bọc u trong ổ dạ dày, biểu hiện của nó là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, hơn nữa khối u còn nhanh chóng tăng to lên, ấn vào có cảm giác đau.
Theo sự tăng lên của kích thước khối u, cảm giác buồn nôn cũng ngày càng nghiêm trọng, trong trường hợp này đa số là đã chuyển ung thư.
Ngoài những triêu chứng thường gặp trên, còn có một số trường hợp cũng có các biểu hiện khác thường gặp như: người bệnh hay bị viêm tắc tĩnh mạch, ngoài da có nổi nốt đen, màu da xẫm lại, viêm cơ, viêm da... thậm chí người bệnh còn có thể sờ hoặc cảm nhận được khối u...
Theo infonet
Suýt thủng dạ dày vì nuốt tăm nhiều ngày không biết Đau bụng dữ dội nhiều ngày nhưng không rõ nguyên nhân, anh T. đến bệnh viện thăm khám thì được bác sĩ phát hiện cây tăm đang xuyên 2 đầu nhọn vào thành dạ dày. Tai nạn hi hữu xảy ra do thói quen ngậm tăm sau bữa ăn của nạn nhân. Cây tăm nhọn 2 đầu được lấy ra từ dạ dày...