Nguyên nhân thực khiến ông Obama không gặp Erdogan
Vừa qua, truyền thông thế giới đã tốn khá nhiều giấy mực cho câu hỏi, tại sao Tổng thống Mỹ Barak Obama từ chối không gặp riêng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Truyền thông Mỹ đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ không gặp riêng với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, khi ông Erdogan có chuyến thăm Mỹ từ ngày 29-3 đến ngày 2-4, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân (NSS), dự kiến diễn ra từ ngày 31-3 đến 1-4 tới.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ đưa tin, Tổng thống Obama đã từ chối yêu cầu của Tổng thống Erdogan tham gia một sự kiện chung và cũng không có kế hoạch tổ chức cuộc gặp riêng giữa hai người. Ông Obama có thể sẽ chỉ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quan chức Mỹ giải thích rằng, đây là điều hoàn toàn bình thường bởi hồi năm ngoái 2 vị nguyên thủ đã có thời gian gặp gỡ, đàm đạo với nhau và từ đó đến nay, hai người cũng có những cuộc điện đàm về những vấn đề quốc tế.
Tờ báo cho biết thêm rằng, thay vì gặp gỡ Tổng thống Obama, Tổng thống Erdogan có thể sẽ có cuộc gặp riêng với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và tham dự cuộc gặp gỡ các chính khác và học giả Mỹ tại Viện Brookings ở Washington
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Barak Obama đã từ chối gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây là cách giải thích “không thuyết phục”, bởi Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ tại Trung Đông trong cuộc chiến chống khủng bố và đã tích cực giúp Wshington trong cuộc chiến chống IS tại khu vực.
Lẽ thường, với một lãnh đạo quốc gia đồng minh quan trọng như ông Erdogan, dù ông sang Washington với tư cách nào thì ít ra cũng là “thượng khách” của Nhà Trắng. Ít nhất thì nguyên thủ nước chủ nhà cũng giành cho ông một buổi tiếp đãi thân mật.
Do đó, các chuyên gia nhận định rằng, điều này cho thấy là quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ đang có những rạn nứt, mà nguyên nhân bắt nguồn từ vấn đề Syria.
Ông Khaldun Solmaztyurk, cựu giám đốc Phòng an ninh quốc tế thuộc Bộ Tổng tham mưu lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, hiện nay là phó chủ tịch Liên đoàn sĩ quan dự bị của NATO (CIOR) cho rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không thể tranh thủ được sự hỗ trợ của Nhà Trắng.
Phương Tây cho rằng rằng Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm các nguyên tắc dân chủ một cách có hệ thống, chống tham nhũng và hối lộ chưa đúng mức, hạn chế tự do ngôn luận. Và điều này là đúng thực tế. Do đó, ông Erdogan sẽ phải chịu trách nhiệm về tình hình trong nước.
Erdogan đang đứng trước sức ép rất lớn từ phương Tây trong vấn đề người Kurd
Ông Solmaztyurk nhấn mạnh, Tổng thống Erdogan hiện đang phải đối mặt rất nghiêm trọng với các đối thủ chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày càng có nhiều người bất mãn đối với chính sách của ông này. Và ông ta tìm cách tăng cường vị thế của mình trước các đối thủ, cố gắng tạo ra ấn tượng rằng vẫn tranh thủ được sự hỗ trợ của phương Tây.
Vị chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ nhận định, trên thực tế ông Erdogan không thể làm được việc đó. Việc ông Obama từ chối cuộc gặp riêng cho thấy Mỹ không còn tiếp tục “dung dưỡng” cho Erdogan, lần này ông ta không thể tránh khỏi áp lực nghiêm trọng từ phía phương Tây.
Và trong khi ông Erdogan đang kịch liệt chỉ trích Mỹ ngay cuộc gặp mặt các chính khách Hoa Kỳ tại Viện Brookings ở Washington thì lực lượng vũ trang người Kurd Syria vẫn tiếp tục đánh chiếm được trạm kiểm soát Al-Shat và Al-Kadi gần thành phố Azaz, trong nỗ lực kiểm soát thành phố này.
Nếu lực lượng người Kurd chiếm được thành phố cuối cùng mà phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ còn kiểm soát được và cũng là trung tâm hậu cần lớn nhất để nhận hàng viện trợ quân sự từ Ankara thì chính quyền Erdogan sẽ mất tất cả. Do đó, Erdogan muốn gặp nhưng Obama thì tránh mặt.
Theo_An ninh thủ đô
Hôm nay (2/4) - Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ
Ngày 2/4 được LHQ chọn là "Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ" với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường quan tâm đến hội chứng này.
Trẻ tự kỷ trong lớp học tại bang Kansas, Mỹ. (Ảnh: autismspeaks.org)
Chủ đề được Liên Hợp Quốc lựa chọn cho ngày này năm 2016 là "Gắn quyền lợi của người tự kỷ với quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia". Trong thông điệp năm nay, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nhấn mạnh, một trong những quyền lợi của người bị tự kỉ là quyền được có việc làm. Ông Ban Ki-moon kêu gọi các quốc gia đảm bảo lời hứa "không ai bị để lại phía sau" mà các nước đã nhất trí trong mục tiêu phát triển bền vững.
Hiện có tới 80% số người tự kỷ trưởng thành đang thất nghiệp và sống phụ thuộc. Tuy nhiên, theo tổ chức "Tự kỷ lên tiếng", mọi chuyện có thể thay đổi nếu nhận thức của xã hội về chứng tự kỷ được nâng cao. Trên thế giới, tỷ lệ trẻ được phát hiện và chẩn đoán mắc tự kỷ đang gia tăng một cách đáng lo ngại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 160 người thì có 1 người tự kỷ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng này bao gồm: yếu tố di truyền, môi trường sống, thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
Theo_VTV
Lãnh đạo Mỹ-Nhật-Hàn vừa họp, Triều Tiên liền phóng tên lửa Quân đội Hàn Quốc cho biết, CHDCND Triều Tiên ngày 1-4 đã bắn một tên lửa đất đối không ra vùng biển phía đông Triều Tiên, chỉ vài giờ sau cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Một tên lửa được Triều Tiên phóng đi Một phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu liên quân của Hàn...