Nguyên nhân thúc đẩy thay đổi lớn nhất của nền kinh tế Triều Tiên
Thị trường tư nhân mở rộng là một trong những thay đổi lớn nhất của nền kinh tế Triều Tiên, trong đó sự phổ biến của điện thoại và tin nhắn đã góp phần thúc đẩy quan trọng.
Tại Triều Tiên, điện thoại di động giờ đây là một phần trong cuộc sống thường nhật của khoảng 7 triệu người dân, trong khi các mạng lưới sóng vô tuyến không dây (WiFi) đã được mở rộng đáng kể trong những năm vừa qua.
Đây là kết luận trong nghiên cứu mới nhất của chương trình “38 North” do Trung tâm Stimson ở Washington (Mỹ) tiến hành.
Theo các nhà nghiên cứu, kể từ khi mạng lưới dịch vụ 3G bắt đầu được ra mắt vào năm 2008, số lượng người dùng tại Triều Tiên đã tăng dần và hiện đạt khoảng 6,5 – 7 triệu người – hơn 25% dân số. Theo nhóm nghiên cứu, hơn 90% số người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng điện thoại hằng ngày và hầu hết các cuộc gọi là cho thành viên gia đình và các nhà giao dịch.
Dựa trên bản đồ mạng lưới phủ sóng di động tại Triều Tiên – được phác họa trên cơ sở xác định các trạm bắt sóng, cùng ăng-ten và tấm pin Mặt Trời từ hình ảnh vệ tinh – các nhà khoa học cho rằng tại Triều Tiên, dịch vụ di động hiện được triển khai tại cả thành thị lẫn khu vực vùng sâu, xùng xa ở nông thôn.
Theo các nhà khoa học, mạng 3G có phần tụt hậu và hạn chế đầu tư nâng cấp từ nước ngoài đã thúc đẩy mạng lưới WiFi phát triển nhanh chóng tại quốc gia này.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mạng WiFi không cho phép quyền truy cập Internet nhưng cung cấp kết nối với các dịch vụ trong nước, đặc biệt là cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho cộng đồng nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc cơ sở hạ tầng còn thô sơ đồng nghĩa với việc lượng điện thoại cố định còn hạn chế, do đó điện thoại di động giúp lấp đầy khoảng trống và đóng vai trò như một công cụ quan trọng trong nền kinh tế thị trường tư nhân. Trong những năm gần đây, khu vực tư nhân đã trở thành lĩnh vực kinh tế lớn nhất của Triều Tiên.
Theo nghiên cứu trên, trong vòng 5 – 10 năm qua, thị trường tư nhân mở rộng là một trong những thay đổi lớn nhất của nền kinh tế Triều Tiên, trong đó sự phổ biến của điện thoại và tin nhắn đã góp phần thúc đẩy quan trọng. Kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền, kinh tế nước này trên đà thị trường hóa đã giúp cải thiện đời sống của nhiều người dân.
Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên hồi đáp đề nghị viện trợ kinh tế đổi lấy các bước phi hạt nhân hóa
Ngày 11/10, Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi Bình Nhưỡng sớm hồi đáp sáng kiến của Seoul về viện trợ kinh tế đổi lại hòa bình.
Xe tải của Hàn Quốc chở bột mì viện trợ cho Triều Tiên qua cửa khẩu biên giới tỉnh Paju, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới đề cập đến đề xuất của Tổng thống Yoon Suk-yeol nhằm giúp xây dựng lại nền kinh tế của Triều Tiên để đổi lấy các bước phi hạt nhân hóa, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết: "Một lần nữa Seoul kêu gọi Bình Nhưỡng hồi đáp".
Lời kêu gọi trên được đưa ra một ngày sau khi Triều Tiên thông báo tiến hành các cuộc tập trận "hạt nhân chiến thuật" và tuyên bố sẽ tăng cường lực lượng hạt nhân.
Trong hai tuần qua, Triều Tiên cũng đã tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa trong bối cảnh Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiến hành các cuộc tập trận chung giữa hai hoặc ba bên gần Bán đảo Triều Tiên.
Ông Kim Jong-un nói Triều Tiên đang đối mặt "cuộc đấu tranh sinh tử" Trong bài phát biểu đánh dấu bước vào năm thứ 11 cầm quyền, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhắc tới tình hình lương thực và đời sống người dân nhiều hơn là vũ khí hạt nhân hay Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters). Trong bài phát biểu tối ngày 31/12/2021 khép lại Hội nghị toàn thể lần...