Nguyên nhân thay đổi trật tự thế giới
Sau Chiến tranh Lạnh, trật tự thế giới do Mỹ chi phối đang dần mất đi, thế giới đang đứng trước cánh cửa của một cuộc “ Chiến tranh Lạnh mới”.
Hiện có một ý kiến khá phổ biến rằng trật tự thế giới thay đổi là do sự suy yếu của phương Tây, mà cụ thể là sự suy yếu của siêu cường Mỹ. Ý kiến này không hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Xe quân sự Ukraine bị phá hủy trong cuộc giao tranh với lực lượng li khai ở thành phố miền đông Metalist ngày 23/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Không thể tranh cãi là tiềm lực quân sự, kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây so với tương quan chung của thế giới đang có xu hướng giảm sút. Hãy quan sát kỹ các vấn đề “ nóng” ảnh hưởng đến trật tự thế giới hiện nay: Xung đột Ukraine được xem là tạo ra ảnh hưởng lớn nhất đối với hệ thống an ninh của thế giới sau Chiến tranh Lạnh. Sự xuất hiện của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng ở Trung Đông cũng khiến cho tình hình ở Iraq và Syria càng thêm hỗn loạn và khó kiểm soát. Tuy nhiên, hai vấn đề này không phải là do sự suy giảm sức mạnh của Mỹ và phương Tây tạo ra.
Vậy thì nguyên nhân nào đã tạo ra sự mất cân bằng trật tự quốc tế? Giới quan sát đã đưa ra những lý do sau:
Thứ nhất, Mỹ và các nước phương Tây đã sử dụng các biện pháp không phù hợp với thực tế. Các nước phương Tây không chỉ coi vấn đề “dân chủ”, kinh tế thị trường làm trụ cột quốc gia, mà còn cho rằng nó là chuẩn mực giá trị được sử dụng phổ biến. Vì vậy, đối với những nước bị họ cho rằng không phù hợp với quan niệm giá trị dân chủ và kinh tế thị trường, họ sẽ sử dụng mọi thủ đoạn để thay đổi hiện trạng ở những nước này. Do Mỹ và các nước phương Tây cho rằng chính quyền Ukraine tham nhũng và phi dân chủ, nên họ đã khuyến khích người dân Ukraine xuống đường biểu tình, lật đổ chính quyền được cho là không theo phương Tây.
Video đang HOT
Mặc dù các nước phương Tây đã thành công trong việc lập ra chính quyền mới ở Ukraine, song Ukraine lại không có được hòa bình và sự ổn định. Việc Crimea sáp nhập vào Nga và những bất ổn ở miền Đông là điều mà Mỹ và các nước phương Tây không lường trước. Điều quan trọng hơn là cách làm của các nước phương Tây đang khiến cho thế giới bước vào một “cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.
Thứ hai, Mỹ và các nước phương Tây không đánh giá đúng thực lực của bản thân. Điều này được thể hiện ở hai khía cạnh: Một là bắt nguồn từ việc theo đuổi “học thuyết Bush” của chính quyền George W. Bush với việc phát động hai cuộc chiến tranh. “Học thuyết Bush” nhấn mạnh đến việc duy trì địa vị siêu cường về quân sự, theo đuổi và tôn sùng “an ninh quốc gia tuyệt đối”. Sau các vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, chính quyền Bush cho rằng dựa vào sức mạnh to lớn của Mỹ, các hành động quân sự có thể bảo đảm được an ninh tuyệt đối cho nước Mỹ. Tuy nhiên, kết quả ngược lại, các hành động quân sự của Mỹ không những không mang lại an ninh cho Mỹ và thế giới, mà còn khiến cho tình trạng bất ổn ở Afghanistan và Trung Đông càng thêm nghiêm trọng.
Hai là, để theo đuổi cái gọi là “an ninh tuyệt đối”, ngay sau khi nhậm chức, bất chấp sự phản đối của Nga và các đồng minh, Tổng thống Bush đã quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD). Việc khuếch trương “an ninh tuyệt đối” của Mỹ cho thấy rõ sự mở rộng của NATO về hướng Đông. Tuy nhiên, sự mở rộng của NATO hoàn toàn không giúp tăng cường an ninh cho các nước phương Tây mà còn dồn Tổng thống Nga Vladimir Putin vào chân tường, biến Nga trở thành kẻ thù của họ.
Mặc dù sau Chiến tranh Lạnh, chính phủ Mỹ đã thay đổi nhiều lần, song kiểu chính sách đối ngoại làm thay đổi trật tự thế giới mà Mỹ vẫn thực hiện về cơ bản không thay đổi. Mặc dù chính quyền của Tổng thống Barack Obama nhận ra rằng Mỹ rất khó duy trì vai trò “cảnh sát thế giới”, và đã không còn tham dự vào tất cả các công việc của thế giới như trước đây, song trong vấn đề đối phó với Nga, Mỹ vẫn tiếp tục tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh tế với mong muốn khiến chính quyền Nga sụp đổ hoặc gây áp lực lên ông Putin để đạt được sự thỏa hiệp. Xem ra, Mỹ vẫn chưa ý thức sâu sắc được rằng chính những hành động của họ mới là nguyên nhân sâu xa khiến cho trật tự thế giới thay đổi.
Theo Lê Hải (theo báo “Liên hợp Buổi sáng”)
baotintuc.vn
Quan hệ Mỹ - Nga đi đến đâu nếu bà Hillary trở thành Tổng thống
Bà Hillary Clinton ngày 12/4 chính thức tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống và ngay lập tức truyền thông Nga đã đưa ra những nhận định về quan hệ Mỹ - Nga trong viễn cảnh bà Hillary chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016.
Nút "reset" đỏ bà Hillary tặng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov năm 2009. (Ảnh: AP)
Trong một bài viết trên trang mạng PolitRussia.com, nhà phân tích Ivan Proshkin nhấn mạnh rằng Nga hy vọng có thể thảo luận tích cực với bất kỳ người kế nhiệm nào của ông Barack Obama. Nhưng các phân tích về viễn cảnh của cuộc bầu cử cho thấy điều đó khó có thể xảy ra.
Đánh giá về cơ hội của bà Hillary, các nhà quan sát đều đặc biệt chú trọng đến kinh nghiệm trên chính trường của cựu ngoại trưởng, bên cạnh đó là những người ủng hộ giàu có, vững chãi và đặc biệt là sự thiếu vắng của đối thủ đáng gờm ở đảng Cộng hòa.
Vậy nếu bà Hillary trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ thì điều gì sẽ xảy ra đối với mối quan hệ Washington- Moskva?
Ông Proskin cho biết các nhà quan sát Nga và Mỹ đều có chung dự đoán nếu bà Hillary trở thành Tổng thống, mối quan hệ Nga - Mỹ sẽ trở nên xấu hơn và có thể đi đến một dạng Chiến tranh Lạnh mới.
Lý do được đưa ra là bởi vì trong khi bà Hillary luôn tìm cách đặt Nga vào vị trí thì Moskva tiếp tục nỗ lực nhảy ra khỏi vòng trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu. Các nhà phân tích đều cho rằng chiến thắng của bà Hillary cũng đồng nghĩa với 4 năm quan hệ đóng băng giữa Nga và Mỹ.
Điểm đầu tiên là bà Hillary có lập trường không thân thiện với Nga. Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hơn 1 năm trước đây, bà Hillary đã có phát biểu gây tranh cãi so sánh Tổng thống Nga Vladimir Putin với độc tài Hitler. Bà Hillary thậm chí vẫn bảo thủ với phát biểu của mình, ngoài ra còn dùng những cụm từ "táo tợn" khác để miêu tả ông Putin là "máu lạnh" hay "cựu điệp viên KGB tính toán".
Trong tháng 10/2014, bà Clinton có nhắc đến ông Putin như một "kẻ bắt nạt" mà Mỹ cần phải "đứng lên phản kháng, bao vây ngăn chặn khả năng khiến ông ta hung hăng". Cựu ngoại trưởng Mỹ thậm chí còn thể hiện quan điểm và cảnh cáo việc một số nước châu Âu lảng tránh các biện pháp trừng phạt Nga là "sai lầm".
Bà Hillary cũng thường xuyên tỏ ra hoài nghi về khả năng cải thiện mối quan hệ Nga Mỹ. Trong tháng 7/2014, bà nói: "Tôi cho rằng ông Putin sẽ không bao giờ bỏ tham vọng đưa 'Đất mẹ Nga' về vị trí hàng đầu".
Cũng trong bài viết trên trang PolitRussia, ông Proshkin khẳng định rằng chính sách của bà Hillary có trọng tâm quan điểm cô lập Nga và điều này đã nhen nhóm trong thời kỳ bà đương nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao.
Năm 2009, nút đỏ "reset" (thiết lập lại) được bà Hillary tặng người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã trở thành tâm điểm chú ý xuất hiện trên nhiều mặt báo. Các phóng viên Nga đã quan sát thấy một lỗi nhỏ trong chiếc nút đỏ đó là từ "perezagruzka" ("thiết lập" trong tiếng Nga) đã bị sai lỗi chính tả thành "peregruzka" (quá tải).
Các nhà phân tích cho rằng nếu bà Hillary trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ thì "peregruzka' trong mối quan hệ với Nga có thể đạt tầm cao mới.
Theo Hà Linh/Sputnik/baotintuc.vn
Tổng thống Obama bị tố 'làm suy yếu nước Mỹ' Cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney lên tiếng tố Tổng thống Mỹ Obama chính là người đã làm suy giảm sức mạnh của nước Mỹ giữa lúc nguy cơ khủng bố ngày càng leo thang. Cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney - Ảnh: Reuters Ông Cheney đưa ra hàng loạt những chỉ trích nhắm vào Tổng thống Obama trong quyển sách...