Nguyên nhân sâu xa sau việc tôm thẻ chân trắng mất mùa, mất giá
Lý do khiến tôm thẻ chân trắng vừa mất mùa, vừa mất giá tại tỉnh Khánh Hòa là tôm không sạch do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và bị động về thị trường tiêu thụ.
Được mùa – mất giá, được giá – mất mùa là điệp khúc không mới trên thị trường thủy sản. Thế nhưng, tại Khánh Hòa lại đang xảy ra hiện tượng dù sản lượng tôm thẻ chân trắng cung ứng ra không nhiều nhưng giá vẫn rớt thê thảm.
Theo nhiều người nuôi tôm, năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, tôm thẻ chân trắng bị dịch bệnh cộng với việc môi trường nuôi bị ô nhiễm nên sản lượng, chất lượng tôm đều sụt giảm.
Sản lượng tôm giảm, tuy nhiên, khác với dự đoán của nhiều người, giá tôm lại không hề tăng. Nhiều người nuôi khẳng định, chuyện làm giá không phải là mới đối với mặt hàng tôm thẻ chân trắng cũng như nhiều mặt hàng thủy sản khác. Người nuôi đành chỉ biết chấp nhận vì nếu không bán cũng không biết phải làm gì.
Đằng sau việc mất mùa, mất giá tôm thẻ chân trắng thực chất là những hạn chế kéo dài lâu nay trên thị trường thủy sản, đó là về chất lượng con tôm và thị trường tiêu thụ. Ở đây xuất hiện một vòng luẩn quẩn khi giá bán không cao, người nuôi lại càng lạm dụng thuốc, hóa chất với mong muốn con tôm phát triển nhanh dẫn đến chất lượng tôm thấp. Chất lượng con tôm thấp đồng nghĩa với giá bán không cao, khi đó, chuyện mất mùa, mất giá sẽ không còn là chuyện mới.
Video đang HOT
Theo Trâm Anh (VTV)
Kiểu thu mua cá, tôm lạ đời của thương lái Trung Quốc
Cá tra thì thu mua kích cỡ lớn, còn tôm thẻ chân trắng thì mua kiểu "quét sạch". Kiểu thu mua "lạ đời" của cánh thương lái Trung Quốc trong thời gian gần đây khiến người dân và doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lâm vào cảnh khốn đốn.
Thu mua kiểu... lạ đời
Theo nhiều người dân nuôi cá tra ở An Giang, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ, từ đầu năm 2016 đến nay, xảy ra trường hợp "lạ đời" trong thu mua cá tra. Thông qua người Việt, nhiều thương lái Trung Quốc tìm đến tận ao thu mua dạng cỡ lớn (trên 1kg/con) với giá cao, từ 23.000-24.000 đồng/kg.
Người dân quận Ô Môn, TP.Cần Thơ thu hoạch cá tra. Ảnh: H.X
Theo VASEP, 6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 384,3 triệu USD (tăng 42,8% so với cùng kỳ năm 2015). Riêng xuất khẩu tôm các loại đạt 217,43 triệu USD (tăng 41,8% so với năm 2015), xuất khẩu cá tra đạt 117,03 triệu USD (tăng 66,7%).
Trong khi đó, nhiều năm qua, các doanh nghiệp trong nước chỉ mua cá đúng cỡ (từ 700-900g/con) để làm phi lê xuất khẩu với giá chỉ từ 18.500 - 19.000 đồng/kg. Riêng cá cỡ lớn hơn thì doanh nghiệp không muốn mua hoặc mua với giá rất thấp.
Ông Nguyễn Văn Hai, người dân có hơn 10 năm nuôi cá tra ở xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cho biết: Vài tháng trước đây, khi giá cá tra ở địa phương rớt thê thảm, nhiều diện tích ao chưa bán được dẫn đến "quá lứa" thì thương lái Trung Quốc đến thu mua. "Lúc đó, cũng mừng lắm. Ao cá hàng chục tấn của tôi tưởng chừng bán tháo cho thương lái bán chợ vì lỡ để "quá lứa" thì lại được mua với giá cao hơn thị trường trong nước" - ông Hai nói.
Với cách mua "không giống ai" trên, nhiều hộ nuôi đã chủ động tăng sản lượng cá "quá lứa" để bán với giá cao mà không cần quan tâm tới chất lượng. Đồng thời, nhiều hộ nuôi còn từ chối bán cá cho các doanh nghiệp trong nước để cung cấp cá cho thương lái Trung Quốc khiến cho các nhà máy chế biến ĐBSCL gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu cho xuất khẩu.
Cũng như cá tra, nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL đang "khóc than" vì không mua được tôm thẻ chân trắng do thương lái Trung Quốc đã thu gom toàn bộ. Cụ thể là tại Kiên Giang, Công ty cổ phần Thủy sản NT vừa cầu cứu ngành chức tỉnh này với lý do "từ đầu năm 2016 đến tháng 8, không thu mua được 1kg tôm thẻ chân trắng tại huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên".
Cẩn thận không thừa
Sau thời gian đẩy mạnh việc thu mua cá quá lứa, từ tháng 7, khi thị trường cá tra chung bị sụt giảm, thương lái Trung Quốc đã đột ngột giảm mua (có địa phương thương lái Trung Quốc không đến như trước) đã khiến người dân lỗ nặng bởi chỉ bán được ở mức giá 16.000- 17.000 đồng/kg. Trong đó, có nhiều hộ dân bị "tồn kho" khá lớn vì không bán được cá trong thời gian dài.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Việc thương lái Trung Quốc mua cá tra "quá lứa" ở ĐBSCL đã dẫn đến tình trạng nguồn cung tăng lên ngay sau đó và đã góp phần tác động tiêu cực đến việc giá nguyên liệu giảm từ quý II/2016.
Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP tình trạng thương lái Trung Quốc không hoặc hạn chế mua theo đường tiểu ngạch trong thời gian gần đây là do cơ quan chức năng Trung Quốc yêu cầu hàng nhập khẩu vào nước họ phải có chứng nhận từ cơ quan quản lý của Việt Nam. Hơn nữa, phía Trung Quốc cũng đang tăng cường rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong khi đây là thị trường xuất khẩu chính.
Cũng theo ông Hòe, đây là bài học đáng lưu tâm cho các hộ nuôi và các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Để ổn định và bền vững trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần cân nhắc và thận trọng hơn trong các hợp đồng dài hạn và chiến lược.
Theo Huỳnh Xây
Tôm sú, tôm càng "đầu hàng" tôm thẻ Chạy theo lợi nhuận trước mắt, người dân nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã bỏ con tôm truyền thống (tôm càng xanh, tôm sú), đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng. Các ngành chức năng đã cảnh báo, việc gia tăng quá nhanh diện tích nuôi tôm thẻ sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường. Ồ ạt "xé...