Nguyên nhân Philippines theo đuổi vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Nhiều ngư dân đã rời đi vì hết đường kiếm sống, điều này sẽ khiến Trung Quốc dễ dàng tiếp tục thực hiện những hoạt động quân sự hoá ở Trường Sa.

Tờ BBC cho hay, hồi tháng 5/2014, cảnh sát Philippines từng bắt một chiếc thuyền đánh cá trái phép từ Đàm Môn trên một rạn san hô trong khu vực biển nước này kiểm soát. Khi kiểm tra trên tàu, lực lượng an ninh còn tìm thấy khoảng 500 con rùa biển quý Hawksbill, phần lớn trong số đó đều đã chết.

Nguyên nhân Philippines theo đuổi vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 1

Loài rùa biển quý Hawsbill thuộc diện loài vật đang bị đe doạ. Ảnh: BBC

Loài rùa này đang bị đe doạ về sự sống, được bảo vệ theo Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Những ngư dân săn bắt trộm này đã bị toà án Philippines kết án 9 năm tù giam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã phản ứng gay gắt, yêu cầu Philippines thả các đối tượng bị kết án ngay lập tức. Đồng thời Bắc Kinh cáo buộc Philippines “vi phạm nghiêm trọng” cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc” bằng cách bắt giam trái phép tàu cá và ngư dân tại vùng biển ngoài khơi của nước này.

Phóng viên Rupert phân tích Trung Quốc đã không hề đưa ra biện pháp nào để ngăn chặn chúng. “Khi những kẻ đánh bắt trộm thấy ống kính máy quay của chúng tôi, họ hoàn toàn không có dấu hiệu của sự sợ hãi khi bị phát hiện”, Rupert nói.

Nguyên nhân Philippines theo đuổi vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 2

Những ngư dân đánh bắt sò trái phép không hề e ngại trước ống kính phóng viên.

Phản ứng trước phóng sự điều tra của nhóm phóng viên BBC, Bắc Kinh ngay sau đó đã phủ nhận những thông tin trong báo cáo. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố trong một cuộc họp báo: “Các thông tin đó chỉ là thành kiến nặng nề và dễ gây hiểu lầm. Trung Quốc luôn quan tâm đến việc bảo vệ hệ sinh thái các đảo trên biển hơn bất kỳ nước nào hết”.

Ông Hồng Lỗi cũng nói rằng Trung Quốc đã trải qua thảo luận và đánh giá khoa học trước khi khởi công xây dựng trên các hòn đảo và rạn san hô dựa trên tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái và thuỷ sản.

Chỉ mới đầu tháng 5 vừa qua, tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về Trung Quốc Kalayaan ATIN ITO (Philippines) cũng đã cáo buộc nhiều tàu thuyền Trung Quốc cố tình thả hoá chất tiêu diệt san hô và sinh vật biển quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Philippines gọi là Pagasa).

Video đang HOT

Việc diện tích lớn rạn san hô bị phá huỷ đã ảnh hưởng nặng nề đến việc mưu sinh của ngư dân quanh khu vực. Tổ chức này cho rằng nhiều ngư dân đã rời đi vì hết đường kiếm sống, điều này sẽ khiến Trung Quốc dễ dàng tiếp tục thực hiện những hoạt động quân sự hoá ở Trường Sa tương tự như cách họ đã làm với các đảo nhân tạo phi pháp trước đó tại Biển Đông.

Tân Hoa Xã ngày trung tuần tháng 5 dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng mọi thông tin lên án hoạt động của Trung Quốc là bắt nguồn từ những người đang “cố gắng bôi nhọ” nước này.

Sau nhiều va chạm của các tàu cá và ngư dân hai nước, Philippines đã gửi đơn kiện Trung Quốc lên Toà án Trọng tài thường trực Quốc tế (PCA) từ năm 2013 về chủ quyền phi lý của cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra.

“Đường 9 đoạn” là yêu sách của riêng Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc từng nhiều lần từ chối tham dự vụ kiện và mạnh mẽ phản đối sự can thiệp của PCA. Bắc Kinh gọi đây là “chiêu trò khiêu khích chính trị” và cho rằng Philippines không chân thành trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông qua đối thoại.

Phương Hà

Theo_Người Đưa Tin

Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông để gây sức ép buộc Mỹ phải rút ra khỏi khu vực này.

Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của Trung Quốc - Hình 1

Giáo sư Seokwoo Lee, đại học Inha, giám đốc trung tâm Luật biển quốc tế Inha, Hàn Quốc. Ảnh: NVCC

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) xét xử vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông dự kiến ra phán quyết cuối cùng trong tháng 6. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng phán quyết này có thể bị trì hoãn, khi Tổng thống Philippines mới đắc cử Rodrigo Duterte tuyên bố có thể sẽ ưu tiên đàm phán song phương với Trung Quốc.

Trao đổi với VnExpress, giáo sư Seokwoo Lee, đại học Inha, giám đốc trung tâm Luật biển quốc tế Inha, Hàn Quốc nhận định quá trình ra phán quyết của PCA sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi tuyên bố này của ông Duterte.

"Theo tôi, đó chỉ là một quan điểm chính trị của người đứng đầu chính phủ Philippines, và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình pháp lý của phiên tòa. Bởi vậy, tôi cho rằng PCA sẽ ra phán quyết vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau. Tuy nhiên đến nay PCA vẫn chưa ra thông báo nào về thời điểm ra phán quyết, thế nên chúng ta vẫn phải chờ đợi", ông Lee nói.

Trong trường hợp phán quyết mà PCA đưa ra có nhiều điểm có lợi cho Philippines, giáo sư Lee nhận định điều đó sẽ không làm thay đổi lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Chính phủ Trung Quốc hiện nay chịu sức ép từ hai phía, đó là cộng đồng quốc tế và dư luận trong nước, nên họ sẽ tìm mọi cách để cân bằng áp lực này. Nếu Bắc Kinh thay đổi lập trường của mình đối với vấn đề Biển Đông sau phán quyết của PCA, điều đó có nguy cơ kích động chủ nghĩa dân tộc trong nước".

Theo ông Lee, phán quyết của PCA sẽ khiến Trung Quốc chịu tác động rất lớn từ cộng đồng quốc tế, bởi việc bác bỏ phán quyết của PCA rõ ràng là hành động đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà Trung Quốc là thành viên.

"Tuy nhiên, với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, việc kiểm soát sức ép chính trị từ trong nước là yếu tố quan trọng hơn, và Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ thực hiện chính sách đối ngoại và lập trường với vấn đề Biển Đông theo chiều hướng này", ông Lee nhấn mạnh.

Để có thể chuyển hướng sức ép ra bên ngoài, Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh các hoạt động bồi lấp, cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp, tiếp tục giọng điệu về chủ quyền "không thể tranh cãi" đối với phần lớn diện tích trên Biển Đông, bất chấp phán quyết nào của PCA. Bắc Kinh có thể sẽ không thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) như lời kêu gọi của một số học giả, tướng lĩnh trong nước, ông Lee nói.

"Trung Quốc phải hứng chịu rất nhiều sức ép từ cộng đồng quốc tế, nên tôi cho rằng họ sẽ không muốn để tình hình leo thang đột ngột bằng việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông ngay sau phán quyết của PCA. Chiến lược của họ là leo thang tình hình một cách từ từ, từng bước một, không phải là những bước đi vội vàng, gấp gáp đến mức các cường quốc, chẳng hạn như Mỹ, phải can thiệp".

Ông Tedsuo Kotani, nghiên cứu viên cao cấp, Học viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản (JIIA), cũng nhất trí với nhận định trên của giáo sư Lee. "Tôi cũng cho rằng việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông sau phán quyết của PCA là hành động rất bất lợi đối với Trung Quốc, khiến nước này phải chịu sức ép rất lớn từ các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế", ông nói.

Ông Kotani giải thích rằng Trung Quốc không phải là nước duy nhất thiết lập ADIZ trên biển, nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới đã làm vậy. Tuy nhiên, trong lịch sử châu Á, chưa từng có nước nào lập ADIZ trên vùng biển tranh chấp. Trung Quốc đã lập ADIZ trên Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, vào năm 2013.

"Nhật Bản thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm nhóm đảo Senkaku vào năm 1950, và mãi đến năm 1971, Trung Quốc mới đưa ra yêu sách chủ quyền đối với nhóm đảo này", ông nói thêm.

Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của Trung Quốc - Hình 2

Tedsuo Kotani, nghiên cứu viên cao cấp, Học viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản. Ảnh: Trí Dũng

Chuyên gia Nhật Bản này cho rằng trong trường hợp Trung Quốc vẫn kiên quyết lập ADIZ trên Biển Đông như một cách phản đối phán quyết của tòa PCA, họ sẽ tăng cường đáng kể hiện diện quân sự tại vùng biển này.

"Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ quân sự phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa, và lập các đường băng trên những hòn đảo nhân tạo bồi lấp trái phép ở Trường Sa. Nếu thiết lập ADIZ ở khu vực này, họ sẽ xây thêm các trạm radar, điều các loại chiến đấu cơ đến các căn cứ trên Biển Đông. Khi radar của họ phát hiện, chẳng hạn như máy bay quân sự Mỹ, tiến vào Biển Đông mà không báo cáo, họ sẽ điều chiến đấu cơ lên ngăn chặn", ông dự đoán.

Theo đó, phi công Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để đuổi máy bay quân sự Mỹ ra khỏi AIDZ mà họ thiết lập, thậm chí có những hành động mạo hiểm có thể làm gia tăng nguy cơ nổ ra đụng độ do tính toán sai lầm.

Ông Kotani nhắc lại sự kiện Trung Quốc điều chiến đấu cơ bám theo tàu chiến Mỹ thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông, và dự đoán Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục hành động này ở cấp độ cao hơn, thậm chí có thể đe dọa tàu chiến Mỹ.

Với tàu thuyền thương mại của các nước đi qua Biển Đông, ADIZ này nhiều khả năng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của chúng, tuy nhiên các hãng hàng không dân sự sẽ phải báo cáo với phía Trung Quốc, tương tự những gì đã diễn ra trong ADIZ mà Trung Quốc đơn phương lập ra trên biển Hoa Đông, ông nói.

Chuyên gia này dự đoán ý đồ của Trung Quốc khi thiết lập ADIZ trên Biển Đông, là "làm leo thang căng thẳng, tăng cường mức độ đối đầu đến một ngưỡng mà Mỹ không chịu đựng được và phải rút lui khỏi khu vực".

"Đây là một dạng 'trò chơi thách đố' trên Biển Đông, trong đó bên nào cảm thấy yếu thế hơn sẽ phải ngừng lại", ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Kotani cho rằng Mỹ sẽ chỉ đơn giản là phớt lờ tuyên bố thiết lập ADIZ của Trung Quốc, giống như họ đã làm trên biển Hoa Đông. Họ có thể sẽ điều máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua khu vực này mà không báo cáo Trung Quốc, như một cách phản đối. Mỹ cũng vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bình thường trên vùng biển quốc tế của mình.

Theo ông Kotani, các hành động của Mỹ trên Biển Đông còn phụ thuộc rất lớn vào việc ai sẽ là tổng thống tiếp theo của nước này. Bà Hillary Clinton có thể sẽ không bao giờ nhượng bộ Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng nếu ông Donald Trump đắc cử, không ai biết được điều gì sẽ diễn ra ở khu vực này.

"Nếu Trung Quốc đưa ra cam kết với ông Trump rằng họ sẽ không bao giờ gây khó dễ cho các tàu hàng của Mỹ hoạt động ở Biển Đông, ông Trump có thể gật đầu với họ", chuyên gia này dự đoán.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Nam sinh có gia thế "cỡ bự" chịu án tù chung thân khi đi du học Anh
08:15:06 05/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ba lý do có thể khiến bà Harris thất cử
05:21:07 05/11/2024
Những cuộc bầu cử tổng thống gây sửng sốt nhất trong lịch sử Mỹ
07:50:57 04/11/2024
Elon Musk: Nhân tố giúp Trump giành thắng lợi tại bang chiến địa?
19:56:43 05/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Kẻ thù nguy hiểm khác đang rình rập Ukraine trong xung đột với Nga

19:58:50 05/11/2024
Hàng ngàn binh sĩ khác, giống như Sushko, trở về từ tiền tuyến với những vết thương lở loét do vi khuẩn kháng thuốc. Đây là mối nguy hiểm đáng sợ ít được biết đến của xung đột Nga-Ukraine.

Sơ tán trên 100 bệnh nhân khỏi Gaza

19:53:48 05/11/2024
Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo về việc chấm dứt quan hệ với UNRWA sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này.

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Ông Trump cảnh báo trừng phạt Trung Quốc và Mexico ở thông điệp cuối cùng trước bầu cử

16:51:18 05/11/2024
Các con của ông Trump và nhân vật truyền thông Megyn Kelly cũng lên sân khấu ủng hộ chính trị gia này. Kelly nêu rõ bà ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ vì ông sẽ bảo vệ phụ nữ và những người đàn ông bị lãng quên .

Giới tính cử tri là yếu tố quyết định đến kết quả bầu cử Mỹ 2024?

16:49:10 05/11/2024
Chuyên gia thăm dò ý kiến của đảng Dân chủ Celinda Lake cho biết không thể đánh giá thấp sức mạnh của vấn đề phá thai . Bà cho biết điều đó đặc biệt đúng đối với những phụ nữ trẻ tuổi.

Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib

14:57:27 05/11/2024
Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

Tình báo của Mỹ cảnh báo những mối nguy đe dọa đến an ninh trong Ngày bầu cử

14:53:01 05/11/2024
Tài liệu trên đã tóm tắt toàn cảnh về các mối đe dọa trong Ngày bầu cử, bao gồm rủi ro về bạo lực và thông tin sai lệch do các chính phủ nước ngoài tạo ra.

Trung Quốc tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

14:50:03 05/11/2024
ngày 4/11, Trung Quốc đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 tại Bắc Kinh nhằm xem xét nhiều dự thảo Luật quan trọng.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Chuyên gia: Iran có thể tấn công khu vực gần các cơ sở hạt nhân của Israel

14:39:07 05/11/2024
"Kiểu tấn công này nhằm gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng phòng thủ cốt lõi của Israel, không chỉ làm leo thang xung đột mà còn khuếch đại tác động về mặt tâm lý và chiến lược", ông giải thích.

Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.