Nguyên nhân nhiều nước Nam bán cầu không ủng hộ phương Tây về xung đột ở Ukraine
Trong khi phương Tây phần lớn ủng hộ Ukraine, cam kết làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp Kiev trong cuộc đối đầu với Moskva, thì nhiều người ở Nam bán cầu lại có quan điểm khá khác.
Nga khai hỏa pháo “Hyacinth-S”. Ảnh: RIA Novosti
Nam bán cầu là một khu vực rộng lớn và thái độ của họ đối với cuộc xung đột hiện đang ở tháng thứ 14 là khác nhau đáng kể trên khắp Mỹ Latinh, châu Phi, châu Á và châu Đại Dương. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận ở những nơi như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy mong muốn xung đột kết thúc ngay bây giờ.
Paul Rogers, Giáo sư An ninh Quốc tế tại Đại học Bradford cho biết: “Nếu bạn nhìn vào bức tranh toàn cầu, thì sự ủng hộ cho Ukraine và phương Tây không hoàn toàn vững chắc – xét về tầm nhìn dài hạn”.
Chủ nghĩa chống Mỹ?
Đặc biệt là ở Trung Đông, Giáo sư Rogers cho rằng các cuộc can thiệp quân sự trong quá khứ của Mỹ và đồng minh đã tạo ra tâm lý hoài nghi đối với các hành động của phương Tây ở Ukraine.
Tuy nhiên, thay vì chuyển thành sự ủng hộ dành cho Nga, ông Rogers nói rằng một số nước được coi là “không chọn phe”.
Ông Rogers nêu rõ: “Có những câu hỏi rằng (cuộc tấn công của Nga vào Ukraine) có khác với những gì các nước phương Tây đã làm hay không”.
Video đang HOT
Hơn 929.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh sau ngày 11/9 trên khắp Afghanistan, Iraq, Syria và những nơi khác, những nơi mà quân đội phương Tây đã đóng một vai trò quan trọng liên quan đến bạo lực thảm khốc.
Ký ức về chủ nghĩa thực dân
Sâu xa hơn, các vấn đề lịch sử cũng tác động đến cách những người ở các khu vực này nhìn nhận cuộc xung đột ở Ukraine.
Giáo sư Rogers giải thích: “Ở phần lớn Nam bán cầu, đặc biệt là ở châu Phi cận Sahara, Nga không phải là một trong những cường quốc thực dân đã kiểm soát họ trong nhiều thế kỷ, không giống như các cường quốc châu Âu khác”.
Theo ông Rogers, mặc dù di sản thuộc địa không tạo ra tình cảm thân Nga, nhưng điều đó có nghĩa là “họ có ít thiện cảm hơn đối với quan điểm của phương Tây”.
Cho đến nay, di sản của chủ nghĩa thực dân vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Các nhà phê bình chỉ ra những hành động tàn bạo, phân biệt chủng tộc và bóc lột của tư bản phương Tây trên khắp thế giới, trong khi những người bảo vệ cho rằng nó mang lại sự phát triển kinh tế và chính trị.
Nhưng Nam bán cầu không chỉ suy nghĩ bằng trái tim mà còn sử dụng khối óc. Mặc dù không mạnh bằng các quốc gia như Trung Quốc, nhưng Nga đã tạo dựng được các liên kết kinh tế mạnh mẽ và quan hệ đối tác chiến lược trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây.
Ivan Kyszcz, một nhà phân tích chính sách đối ngoại của Nga, nhận định: “Mối quan hệ thương mại rất quan trọng. Các quốc gia như Brazil và Ấn Độ đang đầu tư vào mối quan hệ tốt đẹp với Nga vì họ tin rằng điều đó sẽ giúp ích cho các chương trình nghị sự quốc tế của chính họ”.
Bên cạnh đó, dư luận toàn cầu đang rất chia rẽ khi nói đến các lệnh trừng phạt đối với Nga. Theo một cuộc thăm dò của IPSOS, trung bình có 45% ủng hộ ý tưởng rằng đất nước họ nên áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt nhất đối với Nga, trong khi 25% phản đối.
Ngoài ra, nhiều quốc gia đã bỏ phiếu trắng trước các nghị quyết của Liên hợp quốc về cuộc xung đột Nga – Ukraine, thay vào đó kêu gọi đàm phán.
Chuyên gia Kyszcz lưu ý: “Nam bán cầu được thúc đẩy bởi nhu cầu cấp bách phải chấm dứt chiến sự để ngừng giao tranh và nối lại thương mại như trước. Xung đột đã đi ngược lại lợi ích của các quốc gia này và đó là một thực tế đáng tiếc. Họ đang quan tâm đến an ninh của chính mình”.
Hiện nhiều người ở châu Phi và Trung Đông đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá lương thực tăng cao, đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022 do xung đột ở Ukraine và hạn hán do biến đổi khí hậu gây ra. Tác động của cuộc xung đột cũng đã lan rộng ra khắp thế giới, nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu, đẩy hàng triệu người đến bờ vực của nạn đói.
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine với kế hoạch phòng thủ tên lửa quanh Moskva của Nga
Điện Kremlin có thể tính toán rằng họ cần phải sẵn sàng cho một cuộc đụng độ sắp tới với quân đội Ukraine đang hiện đại hóa, được trang bị vũ khí và đạn dược của phương Tây, càng sớm càng tốt.
Ấn Độ thông báo rằng Nga đã trì hoãn việc cung cấp các hệ thống S-400. Ảnh: MNA
Theo Tiến sĩ Pavel Luzin, học giả tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts (Mỹ), đồng thời là chuyên gia về quan hệ quốc tế và Nga, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 22/3 tuyên bố rằng nước này sẽ hoàn thành việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh Moskva vào cuối năm 2023. Ông Shoigu cũng cho biết Nga sắp triển khai các đơn vị mới: một sư đoàn phòng không, một trung đoàn được trang bị hệ thống phòng không tầm trung S-350, trạm radar giám sát không gian Razvyazka và một lữ đoàn tác chiến đặc biệt về phòng không và tên lửa.
Ngay hôm sau, Ấn Độ thông báo rằng Nga đã trì hoãn việc cung cấp các hệ thống S-400 cho New Delhi. Theo hợp đồng được ký vào năm 2018, việc chuyển giao các hệ thống phòng không này đã được lên kế hoạch bắt đầu vào năm 2023 và phải hoàn thành vào năm 2024.
Trước đó, các quan chức Nga trấn an rằng các hệ thống S-400 vẫn sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ theo lịch trình ban đầu (theo hãng thông tấn Interfax ngày 13/2). Mặc dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên quá trình này bị trì hoãn. Lần trì hoãn đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2022, chỉ vài tháng sau khi Điện Kremlin tuyên bố rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến hợp đồng S-400 với Ấn Độ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Pavel Luzin cho rằng thực tế của vấn đề là người đứng đầu Tập đoàn Almaz-Antey thuộc sở hữu nhà nước, nhà sản xuất hệ thống phòng không và tên lửa lớn của Nga, trong đó có S-400, đã xác nhận rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất của tập đoàn ngay từ đầu tháng 4/2022. Hơn nữa, Nga đã bắt đầu sử dụng tên lửa S-300 và thậm chí cả S-400 làm tên lửa đất đối đất liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Do đó, sự chậm trễ trong việc cung cấp S-400 cho Ấn Độ là không thể tránh khỏi do khả năng hạn chế của Nga trong việc sản xuất các tên lửa này trong nước, phần lớn là do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, tình huống này cũng làm rõ các ưu tiên của Điện Kremlin trong lĩnh vực phòng không và tên lửa.
Nga đã dành hơn hai thập kỷ và đầu tư khoảng 550 tỷ rúp (tương đương 13 tỷ USD) vào việc hiện đại hóa năng lực sản xuất các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không. Trên thực tế, riêng việc phát triển ba nhà máy mới ở St. Petersburg, Kirov và Nizhniy Novgorod đã tiêu tốn 107 tỷ rúp (3 tỷ USD).
Các dự án chính trong giai đoạn này bao gồm phát triển hệ thống S-400; phát triển các phiên bản hiện đại hóa của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Moskva, tên lửa 53T6 cho mục tiêu tầm cao và tên lửa 51T6 cho mục tiêu đánh chặn ngoài khí quyển; và sự phát triển của các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo di động S-500 với tên lửa đánh chặn tầm cao 77N6.
Tất cả các dự án được lên kế hoạch trên đều có chút tham vọng và gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về công nghệ cũng như sản xuất, mặc dù đã đầu tư hàng tỷ rúp và hàng nghìn kỹ sư và nhà khoa học làm việc cho Almaz-Antey. Ví dụ, Nga chỉ có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa tầm xa 40N6 cho các hệ thống S-400 vào năm 2018. Ngoài ra, việc bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống S-500 được công bố vào năm 2021, muộn hơn một năm so với mục tiêu dự kiến ban đầu là năm 2020.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao các hệ thống S-500 đầu tiên cho Lực lượng Vũ trang Nga được công bố vào năm 2022. Nhưng bây giờ, nguồn cung cấp này sẽ không sẵn sàng cho đến năm 2025. Do đó, việc hoàn thành hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xung quanh Moskva được công bố vào cuối năm 2023 cũng có thể bị hoãn lại do sự gia tăng các vấn đề trong sản xuất các tên lửa này.
Mặc dù vậy, Tiến sĩ Luzin lưu ý Điện Kremlin cùng với Almaz-Antey đang nỗ lực thúc đẩy quá trình trên và có thể không mấy quan tâm đến uy tín của nhà cung cấp vũ khí Nga trong mắt Ấn Độ cũng như các nước khác. Hơn nữa, trong thời chiến, khi thị trường toàn cầu đang thu hẹp và đóng cửa đối với Nga, việc cung cấp vũ khí trong nước trở thành ưu tiên hàng đầu khi Lực lượng Vũ trang Nga đang phải chịu sự thiếu hụt vũ khí do giao tranh.
Về phòng không và tên lửa, Điện Kremlin có thể cho rằng họ cần phải sẵn sàng cho một cuộc đụng độ sắp tới với quân đội Ukraine đang được hiện đại hóa, được trang bị vũ khí và đạn dược của phương Tây, càng sớm càng tốt. Theo đó, thông báo về việc triển khai thêm các đơn vị phòng thủ tên lửa và phòng không đặc biệt là phù hợp trong bối cảnh này.
Saudi Arabia xây dựng tổ hợp lọc hóa dầu trị giá 10 tỷ USD tại Trung Quốc Thỏa thuận này cũng làm nổi bật sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Saudi Arabia và Nga trong việc cung cấp dầu thô cho Trung Quốc. Logo của Saudi Aramco tại cơ sở dầu mỏ ở Abqaiq, Saudi Arabia ngày 12/10/2019. Ảnh: REUTERS Theo trang tin Oilprice.com ngày 27/3, Saudi Aramco, công ty dầu mỏ và khí đốt quốc gia của Saudi...