Nguyên nhân NATO khiếp vía trước “ông già” Tu-95MSM của Nga
NATO liên tiếp điều chiến đấu cơ lên cảnh giới, ngăn chặn máy bay ném bom chiến lược Tu95MS của Nga. Tại sao họ lại sợ “ông già” này đến như vậy?
Máy bay ném bom “đồ cổ” của Nga khiến NATO e ngại
Chỉ tính từ cuối năm ngoái đến tháng 3 năm nay, máy bay chiến đấu NATO đã phải cất hàng chục lần để ngăn chặn máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Nga. BBC dẫn số liệu do Bộ Quốc phòng Anh công bố cho biết, trong 2 năm 2014 và 2013, mỗi năm không quân nước này đã phải 8 lần ngăn chăn các máy bay Nga.
Mục tiêu bị các máy bay Anh “chăm sóc” bao gồm cả các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu, đặc biệt là số phi vụ ngăn chặn máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS là rất nhiều. Ngoài ra, không quân Canada, Thụy Điển, Litva… cũng ở trong tình trạng tương tự khi tần suất hoạt động của loại máy bay ném bom này đang ngày càng gia tăng.
Máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt Tu-95 “Bear-H” do Cục Thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950, đưa vào biên chế của lực lượng không quân chiến lược Liên Xô vào năm 1956. Với tuổi đời gần 60 năm, Tu-95 hiện là loại máy bay ném bọm cánh quạt duy nhất trên thế giới.
“Quái vật trên không” Tu-95 có chiều dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn. Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh. Máy bay có tốc độ cận âm 925 km/h và trần bay cao lên tới 12.000m.
Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000km không cần tiếp nhiên liệu, giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ. Vào ngày 30-7-2010, kỷ lục thế giới về quãng đường bay liên tục đã được Tu-95MS thiết lập với hành trình 30.000 km qua ba đại dương, sau khi tiếp nhiên liệu bốn lần trên không.
Nguồn tin cho biết, trong số gần 100 máy bay Tu-95MS trong biên chế không quân chiến lược của Nga, hiện có 32 chiếc đang thường trực chiến đấu và tiếp tục được nâng cấp lên chuẩn MSM để kéo dài tuổi thọ khoảng 30 năm, còn lại gần 60 chiếc đang được niêm cất trong kho.
Máy bay ném bom chiến lược TU-95MS mang 8 quả tên lửa hành trình Kh-101
Theo tuyên bố của các quan chức Nga, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM sẽ giữ nguyên, chỉ gia cố thêm khung thân và trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực phiên bản mới nhất, đồng thời giá treo vũ khí sẽ được cải tiến để hỗ trợ việc mang các tên lửa hành trình tầm xa Kh-101/102.
Tuy nhiên, mặc dù được nâng cấp mạnh nhưng Tu-95MSM vẫn là một loại máy bay đã quá cũ, kích thước cồng kềnh với những nhược điểm là tốc độ dưới âm và độ ồn nhất thế giới của động cơ, cùng với diện tích phản xạ radar cực lớn, không có khả năng tàng hình như máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ.
Không quân NATO cũng nhiều lần bày tỏ sự lo ngại Tu-95MS bay tuần tra có mang theo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Nga đã khẳng định, các máy bay ném bom này chỉ mang theo các vũ khí thông thường. Vậy thì tại sao loại máy bay già lão có tuổi đời hơn nửa thế kỷ của Nga lại làm cho họ lo ngại đến thế?
NATO e sợ tên lửa hành trình Kh-101/102 trên Tu-95MS
Nguyên nhân được hé lộ một phần vào hồi cuối tuần trước, trên các trang mạng của Nga đã lộ diện chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM phiên bản cải tiến mới nhất mang số hiệu RF-94128. Chiếc máy bay được bắt đầu hiện đại hóa vào năm 2013 này đã mang theo những vũ khí “siêu khủng”, làm lạnh gáy bất cứ ai.
Trên hình ảnh thể hiện, dưới cánh máy bay có 4 giá treo đôi, mỗi cánh 2 giá phóng, tức là Tu-95MS có khả năng mang theo tới 8 quả tên lửa hành trình phóng từ trên không, có khả năng tàng hình, tầm phóng siêu xa và có thể gắn đầu đạn hạt nhân Raduga Kh-101/102.
Tên lửa hành trình AGM-129 ACM của Mỹ
Kh-101/102 là loại tên lửa hành trình chiến lược của Nga được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga. Thiết kế của hai loại tên lửa này về cơ bản giống nhau, chỉ phân biệt với nhau ở kiểu đầu đạn. Kh-101 mang đầu đạn thông thường còn Kh-102 là đầu đạn hạt nhân.
Kh-101 có thể mang đầu đạn nặng thường nặng 400 kg, còn Kh-102 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 250kT. Tên lửa Kh-101 có sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) chỉ 10m, có khả năng bắn trúng các loại mục tiêu kích thước chỉ 2-3m, bao gồm cả muc tiêu di động.
Dòng tên lửa này được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu rắn RD-95TM-300, lực đẩy là 360 kgf, hoặc 500 kgf. Tên lửa có thể bay liên tục 10 giờ với tốc độ hành trình cận âm (khoảng 0,7Mach), tốc độ cao nhất 250-270 m/s. Nó có thể hành trình ở trần bay cao nhất là 6.000m, thấp nhất từ 30 đến 70 m.
Kh-101 có chiều dài 7,6m; Sải cánh 4,4m; Đường kính 0,75m; trọng lượng khoảng 2.400kg, đầu đạn của tên lửa nặn 400kg, vì thế uy lực sát thương của nó rất cao. Đầu đạn của Kh-101 có 2 đầu đạn thứ cấp là đầu đạn tấn công xuyên phá động năng và đầu đạn phân mảnh.
Video đang HOT
Kh-101 có cấu trúc hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga, giai đoạn tấn công mục tiêu sau cùng sử dụng hệ thống dẫn đường quang-ảnh so sánh (tương tự như hệ thống quang ảnh trên tên lửa Tomahawk), tấn công chính xác mục tiêu cố định.
Máy bay B-52 của Mỹ mang tên lửa hành trình AGM-109 Tomahawwk
Bề ngoài tên lửa giống như một máy bay nhỏ, mặt cắt ngang dẹt, thiết kế theo công nghệ stealth giảm tối đa độ phản xạ hiệu dụng, chỉ bộc lộ 0,01 m2 nên nó được coi là có tính năng “tàng hình” tốt hơn so với loại tên lửa hành trình “phổ thông” của Mỹ là AGM-109 Tomahawk hay AGM-129 ACM (Advanced Cruise Missile) của Mỹ.
Hiện có nhiều thông tin khác nhau về tầm bắn của 2 loại tên lửa này. Truyền thông Nga cho biết, tên lửa có tầm phóng tối đa lên đến 9.600 km. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, tầm phóng thực tế của nó chỉ vào khoảng 5000-5500km, lớn hơn một chút so với “người tiền nhiệm” là Kh-55.
Sức mạnh mà tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-101 sở hữu khiến cho không chỉ là AGM-109 Tomahawwk mà cả loại tên lửa hành trình tiên tiến nhất phóng từ trên không của Mỹ là AGM-129, có tầm bắn trên 3.000km trở nên vô nghĩa. Hiện quân đội Mỹ đang có khoảng 460 quả tên lửa hành trình AGM-129.
Kể cả khi tầm phóng của Kh-101/102 thực tế chỉ đạt khoảng 5500km, nhưng khi trang bị trên các máy bay ném bom Tu-160 Blackjack và Tu-95MSM Bear-H có tầm bay lần lượt là 12.500 và 15.000km, tầm tấn công thực tế của tên lửa hành trình này còn lớn hơn cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất hiện nay.
Với tầm phóng siêu xa, độ chính xác cao, khả năng tấn công hạt nhân mạnh mẽ, được gắn trên một phương tiện bay cơ động có phạm vi hoạt động tới 15.000km, Kh-101/102 chính là nguyên nhân khiến Mỹ và NATO luôn luôn phải dè chừng loại máy bay ném bom “cổ lỗ” này.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
Học thuyết quân sự mới: Nga-Mỹ-NATO và cây gậy hạt nhân
Trong học thuyết quân sự mới của mình, Nga liệt MỹNATO vào những mối đe dọa nguy hiểm nhất, vũ khí hạt nhân là cây gậy răn đe hữu hiệu nhất.
Trong học thuyết quân sự Nga, vũ khí hạt nhân là cây gậy răn đe quan trọng nhất
Quan hệ Nga-Mỹ: Chiến tranh lạnh là mối đe dọa lớn nhất
Đối với Mỹ, NATO và EU, học thuyết này được Nga cho là "đã cung cấp một cơ hội để châu Âu và châu Á có cơ hội &'ngồi lại với nhau', đối thoại bình đẳng về các vấn đề an ninh, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và đề ra các biện pháp xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau.
Mặc dù trong học thuyết quân sự mới tránh đề cập đến mối quan hệ "thù địch" giữa Nga với Mỹ nhưng hiện nay, đa phần các học giả Nga đều thống nhất nhận định là quan hệ giữa Nga và Mỹ đang bước vào giai đoạn "thù địch", Mỹ đang làm mọi cách để thay đổi chế độ ở Nga, làm cho Nga sụp đổ giống Liên bang Xô viết.
Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định lập trường trong một tuyên bố là chính sách trừng phạt của Hoa Kỳ đang nhằm mục đích thay đổi chế độ ở Nga. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tin rằng mục đích thực sự của những biện pháp trừng phạt kinh tế mà Hoa Kỳ đang thi hành là để tạo điều kiện thay đổi chính quyền ở Nga.
Tại phiên điều trần trong Duma Quốc gia về quan hệ Nga-Mỹ hôm 8-12, ông Ryabkov tuyên bố, vì muốn bẻ gãy lập trường của Moscow với các sự kiện ở Ukraine, Hoa Kỳ thực sự đang cố buộc Nga xét lại chính sách đối ngoại của đất nước mình.
Việc "tái khởi động" quan hệ với Liên bang Nga hồi đầu nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama đã "lui vào dĩ vãng". Những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng khó có thể điều hòa giữa các bên lại tái hiện, thậm chí có thể vẫn mang cả tính chất ý thức hệ như giai đoạn giữa của thế kỷ 20.
Quan hệ Nga-Mỹ đang quay trở lại định dạng chiến tranh lạnh
Theo lời ông Pushkov - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) , khủng hoảng trong quan hệ Nga-Mỹ đã nóng lên ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước, khi Liên bang Xô viết sụp đổ với việc NATO không những không giải tán mà còn không ngừng bành trướng về phía đông, thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh nước Nga.
Cường độ khủng hoảng đã gia tăng trong thời gian diễn ra các vụ không kích Libya, Syria, khi Nga đưa ra những giải pháp tích cực, cứu vãn hòa bình thế giới. Nhưng đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine lối tiếp cận khác biệt rõ ràng của các bên và vị thế địa chính trị của họ đã cho thấy những mâu thuẫn khó có thể điều hòa.
Việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết N758 về việc tiếp tục trừng phạt đối với Liên bang Nga khiến quan hệ giữa 2 nước đã quay về định dạng "Chiến tranh lạnh 2" kiểu như Mỹ và Liên Xô, bắt đầu từ những năm giữa thập niên 50 của thế kỷ 20, cho đến khi Liên Xô hoàn toàn sụp đổ vào đầu thập niên của thế kỷ trước.
Nghị quyết này sẽ đóng một vai trò quan trọng tương tự như "Nghị quyết giải phóng các dân tộc bị phụ thuộc cộng sản", được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1959 nhằm mục đích chính là làm Liên Xô sụp đổ. Điều này thể hiện rõ ràng trong chính sách "cô lập" và "kiềm chế" Nga mà Hoa Kỳ hiện đang áp dụng.
"Kiềm chế" chính là một nội dung cơ bản của học thuyết "Chiến tranh Lạnh", còn "Cô lập" cũng là một đặc trưng của cuộc chiến tranh không khói súng, được hoạch định vào đầu những năm 1950, hiện đang được Washington thi hành một cách rất cứng rắn, đồng thời không ngừng gây áp lực với các nước đồng minh tham gia vào vòng vây nước Nga.
Moscow cho rằng NATO không chịu giải thể chỉ nhằm đối phó với Nga
Nga: NATO không chịu giải thể nhằm đối phó với Nga
Trong học thuyết quân sự mới của mình, Nga nhận thấy có 2 sự uy hiếp lớn đối an ninh quốc gia:
Mối đe dọa thứ nhất đến từ sự tăng cường thực lực mạnh mẽ và khả năng ảnh hưởng toàn cầu đang ngày càng mở rộng của NATO, đồng thời khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang ngày càng xiết chặt vòng vây xung quanh Nga thông qua việc kết nạp thêm thành viên thuộc Liên Xô cũ.
Thách thức thứ 2 xuất phát từ sự bất ổn ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Libya, Syria và Ukraine và lực lượng quân sự nước ngoài (Mỹ-NATO) đang hiện diện ngày càng đông xung quanh nước Nga. Tất cả những điều đó đã tạo ra những nguy cơ rất lớn đối với an ninh quốc gia của Nga.
Hiện nay, tuy ông Putin vẫn đang "ỡm ờ" về việc xây dựng một mối quan hệ tin tưởng và hợp tác lẫn nhau với Mỹ và NATO nhưng học thuyết quân sự mới của Nga đã thẳng thắn chỉ ra vấn đề là tất cả những mối đe dọa đến an ninh quốc gia của Nga đều xuất phát từ Mỹ và NATO!
Trong học thuyết quân sự mới, một điểm được Nga công khai và trình bày rõ ràng là: Sự mở rộng toàn diện của NATO phía Đông chính là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và an ninh của Nga. Trong học thuyết quân sự gần đây nhất là năm 2010, điểm này tuy có được đề cập nhưng chưa chưa được trình bày một cách rõ nét.
Về mặt quân sự, cả Nga và NATO đều đang có sự điều chỉnh chiến lược quân sự cho phù hợp với tình hình mới. Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương thành lập một lực lượng phản ứng nhanh mới ở châu Âu, đồng thời triển khai hàng loạt căn cứ quân sự mới xung quanh nước Nga.
Nga sẽ khôi phục đoàn tàu hạt nhân kinh hoàng
Các quan chức quân sự và học giả Nga khẳng định, hiện mối đe dọa từ NATO là "trực tiếp và nguy hiểm nhất" bởi sau khi Liên Xô sụp đổ, khối này đã không chịu giải tán mà còn tìm được lí do "ngụy biện" cho sự tồn tại và bành trướng của mình là đối phó với nước Nga, nhằm làm Nga suy yếu và sụp đổ.
Moscow khẳng định, hiểm họa đến từ việc NATO mở rộng tiềm năng sức mạnh, sự xích lại của cơ sở hạ tầng quân sự và binh lính, trang bị NATO trên lãnh thổ các nước có chung biên giới với Nga; sự hình thành và triển khai lực lượng phản ứng nhanh hủy hoại sự ổn định ở châu Âu, đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Tiêu biểu như số lượng máy bay và phương tiện chiến tranh khác của Mỹ và NATO đang đồn trú ngày càng nhiều ở các nước Baltic và Ba Lan, lá chắn tên lửa đạn đạo do Washington triển khai ở Romania cùng với sự hiện diện ngày càng nhiều chiến hạm Mỹ và đồng minh trên biển Đen đã gây ra những bất ổn trong khu vực.
Vì vậy, Học thuyết quân sự mới của Nga đã chỉ rõ, cho dù các quốc gia phương Tây không phải là những kẻ thù quân sự trực tiếp của Nga nhưng cũng là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, đồng thời cũng là cội nguồn của những mối đe dọa và nguy cơ quân sự đối với Moscow.
Vì thế, trong học thuyết quân sự của Nga kiên định một nguyên tắc là dù cho nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt và cấm vận của phương Tây vì vấn đề Ukraine, việc nâng cao tiềm lực quốc phòng và tăng cường vũ khí trang bị mới cho quân đội vẫn là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với Moscow.
Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars
Moscow tự tin về cây gậy răn đe hạt nhân của mình
Các nhà hoạch định quân sự của Moscow nhận định, 2 mối de dọa trên cùng với sự uy hiếp đến từ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa Washington triển khai ở châu Âu là những thách thức lớn nhất đối với tổng thể hệ thống phòng ngự quốc gia của Nga, buộc nước này phải có những sự điều chỉnh chiến lược quân sự.
Học thuyết quân sự mới của Nga cũng cho phép Mỹ giành ưu thế quân sự thông qua phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và hệ thống chiến lược phi hạt nhân khác. Điều này cho thấy một sự thật là Nga tuyệt đối tin tưởng vào năng lực răn đe của lực lượng hạt nhân chiến lược của mình.
Hiện Nga đang phát triển năng lực hạt nhân được coi là số 1 thế giới với khoảng 8500 đầu đạn hạt nhân chiến lược và chiến thuật với bộ 3 răn đe hạt nhân hết sức đa dạng và hiện đại. Vì vậy, Moscow tự tin cho rằng, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không thể chống lại được đòn răn đe hạt nhân của mình.
Theo số liệu của Bộ quốc phòng Mỹ, Nga hiện có khoảng 8500 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 4.500 quả hiện còn trong biên chế trên tất cả các phương tiện phóng chiến lược, chiến thuật quân đội Nga, 4.000 quả còn lại đang được niêm cất nguyên vẹn trong các kho chứa.
Theo một số nguồn tin chưa xác thực, Nga hiện đang triển khai 326 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất (ICBM) mang 1.050 đầu đạn hạt nhân, 624 đầu đạn hạt nhân triển khai trên tàu ngầm, 810 đầu đạn triển khai trên 72 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey phóng tên lửa đạn đạo Bulava
Các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo trên mặt đất (trong giếng phóng và cơ động trên mặt đất) của Nga hiện đã vượt trội so với Mỹ về cả số lượng, chất lượng và uy lực tấn công với hàng loạt loại tên lửa đạn đạo khủng như R-36M2 Voevoda (NATO là SS-18 Satan), RS-12M2 Topol-M (NATO SS-27 "Sickle B"), RS-24 Yars (SS-27 Mod 2) và RS-26 Rubezh.
Vũ khí hạt nhân tấn công từ trên không (tên lửa hành trình, bom hạt nhân) từ các máy bay ném bom chiến lược của Nga cũng không hề thua kém. Với các loại tên lửa hành trình có tầm phóng từ hàng ngàn km đến 10.000km như Kh-55, Kh-101, Kh-101, các máy bay ném bom Nga mặc dù thua sút về khả năng tàng hình nhưng vượt xa về phạm vi tấn công.
Phương tiện phóng tên lửa hạt nhân từ dưới nước (tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm hạt nhân tấn công) của Nga vẫn đang được tăng cường sức mạnh.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey với tên lửa đạn đạo liên lục địa R-30 (SS-NX-30 Bulava), tầm phóng từ 8400-12.000km cùng với những tàu ngầm chiến lược project 941 Akula (NATO định danh là Typhoon), có khả năng mang 200 đầu đạn hạt nhân và project 667BDRM "Delphin" (128 đầu đạn hạt nhân) sẽ là đối thủ đáng gờm của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen cùng với các tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 949A Antei (NATO: Oscar-II ), Project 671, lớp Victor và Project 945, lớp Sierra, sẽ là những đối trọng thực sự của các và tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia, Seawolf và Los Angeles của Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược Nga như Tu-95MS có khả năng mang các tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân Kh-101/102
Hiện nay, hệ thống tác chiến tên lửa cơ động đường sắt được sản xuất từ thời kỳ Liên Xô đã nghỉ hưu từ năm 2005 nhưng Nga đã tái khôi phục tổng cộng 36 thiết bị phóng tên lửa cơ động trên đường sắt thế hệ mới Barguzin, được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars có thể đưa vào trạng thái chiến đấu thường trực.
Theo Trung tướng Sergei Karakayev - Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga, trong năm 2015 Nga sẽ trang bị tới 24 quả tên lửa RS-24 cho các hệ thống tên lửa cơ động. Mức độ hủy diệt của 1 quả tên lửa mới sẽ nhỏ hơn nhưng nếu xét tổng thể sẽ ngang bằng hoặc hơn mẫu tiền nhiệm của nó.
Tên lửa RT-23 Molodets (NATO gọi là SS-24 Scalpel) có 10 đầu đạn độc lập đa mục tiêu (MIRV) với sức công phá 5,5 megaton. Một megaton tương đương sức công phá của một triệu tấn thuốc nổ TNT. Trong khi đó, Yars chỉ có 4 đầu đạn với sức công phá từ 0,4 đến 1,2 megaton.
Tuy nhiên, mỗi hệ thống tác chiến tên lửa di động Barguzin được lắp đặt 3 thiết bị phóng, 6 quả tên lửa SS-24, tức 24 đầu đạn và có thể mang thêm 6 quả dự trữ, trong khi đó hệ thống cũ chỉ có khả năng mang theo 3 tên lửa RT-23 Molodets với 30 đầu đạn hạt nhân. Hơn nữa, tên lửa Yars lại có độ chính xác cao hơn và tầm bắn xa hơn.
Với kho vũ khí hạt nhân khủng này, giả sử nếu Nga quyết định đánh phủ đầu hạt nhân, lực lượng hạt nhân chiến lược của nước này có khả năng san phẳng toàn thế giới chỉ trong 1 cú đánh đầu tiên. Bởi vậy, người Nga rất tự tin về khả năng răn đe hạt nhân của mình.
Tuy nhiên, trong học thuyết quân sự mới của mình, Moscow không có sự thay đổi trong nguyên tắc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy Nga phủ nhận sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên nhưng cũng nhấn mạnh: Nếu như tồn tại sự uy hiếp và các cuộc tập kích bằng vũ khí "phi thông thường", Nga có thể sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
Siêu máy bay Tu-160 của Nga "vượt mặt" máy bay ném bom Mỹ Mẫu cải tiến của Tupolev Tu-160, loại máy bay được NATO gọi là Blackjack, được đánh giá rất cao. Tờ Inquisitr của Mỹ, số ra ngày 26/12, nhận định rằng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cải tiến Tupolev Tu-160 của Moscow là máy bay mang tên lửa nhanh nhất thế kỷ 21, vượt trội so với mẫu máy bay ném...