Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh phải vào viện điều trị liên tục?
Bé Bình An, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang khi sinh cân nặng 2,8kg, chỉ tăng 1kg trong 3 tháng đầu và liên tục phải nhập viện điều trị do viêm phổi.
Chị Nguyễn Thị Hường, mẹ của Bình An kể, bé hay ốm, khoảng 20 ngày con lại phải vào viện điều trị bệnh viêm phổi. Khi con mắc viêm phổi phải điều trị ở BV Sản Nhi Bắc Giang, qua thăm khám bác sĩ phát hiện con bị dị tật thông liên nhĩ và còn ống động mạch nhưng khi đó con còn bé nên chưa thể can thiệp.
“Bệnh tim bẩm sinh làm thể trạng con yếu, da xanh xao hay bị viêm phổi tái đi, tái lại. Con được 89 ngày tuổi, cân nặng 3,8kg bác sĩ đề nghị cần phẫu thuật tim để tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe”, chị Hường nói.
BSCKI Nguyễn Minh Cường, Phó Giám đốc BV Sản Nhi Bắc Giang, người trực tiếp phẫu thuật tim cho Bình An thông tin, bệnh nhi mắc 2 dị tật tim bẩm sinh kết hợp đó là thông liên nhĩ và còn ống động mạch. Bệnh này tiến triển nặng sẽ gây biến chứng như suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là tăng áp động mạch phổi.
Kíp phẫu thuật mổ tim tại BV Sản Nhi Bắc Giang
Qua kết quả siêu âm tim và điện tim cho thấy bệnh nhi có tổn thương thông liên nhĩ lỗ thứ phát đường kính 9×15mm shunt trái và phải, còn ống động mạch kích thước lớn (đường kính phía phổi 3mm, đường kính phía chủ 5,9mm, dài ống 7.0mm shunt trái, phải), thất phải giãn, động mạch phổi giãn.
Chụp X-Quang thấy bóng tim to, rốn phổi đậm. Đây là nguyên nhân khiến Bình An mắc viêm phổi tái diễn và chậm lớn. Trường hợp này cần phải được phẫu thuật sớm vì nếu để lâu sẽ nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhi.
So với những trường hợp dị tật tim bẩm sinh thông liên thất và thông liên nhĩ mà bác sĩ BV Sản Nhi Bắc Giang đã từng phẫu thuật, trường hợp của Bình An gặp nhiều khó khăn hơn bởi bệnh nhi có thể trạng gầy yếu, nhẹ cân (3,8kg) lại bị thông liên nhĩ và còn ống động mạch ở mức độ rất nặng. Vì vậy, quá trình phẫu thuật bác sĩ hết sức thận trọng, tỉ mỉ trong từng thao tác tránh tổn thương cơ tim của trẻ.
Bước vào ca phẫu thuật, hệ thống máy tuần hoàn chạy tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể được thiết lập, các bác sĩ rạch da đường thẳng dọc giữa xương ức, mở màng tim bộc lộ tim bệnh nhi. Quan sát thấy còn có ống động mạch lớn kích thước 3×5x5mm, phẫu thuật viên thắt ống động mạch bằng chỉ Ethibond 3-0. Sau khi thắt, kiểm tra huyết động ổn định.
Video đang HOT
Hệ thống máy chạy tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể được thiết lập
Kíp phẫu thuật thực hiện cho chạy máy tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO), mở dọc nhĩ phải, thấy tổn thương trong tim là lỗ thông liên nhĩ thứ phát kích thước 9×15mm, xung quanh có gờ, vách, phẫu thuật viên tiến hành vá lỗ thông liên nhĩ bằng miếng vá màng ngoài tim tự thân, kiểm tra lỗ thông liên nhĩ và van 3 lá đều được đóng kín, tim đập trở lại nhịp xoang (tần số 110 chu kỳ/phút), kíp phẫu thuật khâu đóng vết mổ thành ngực theo các lớp giải phẫu.
2 giờ căng thẳng trong phòng mổ, ca phẫu thuật vá lỗ thông liên nhĩ và thắt ống động mạch cho bé Bình An đã thành công, mạch, huyết áp và nhịp tim bệnh nhi ổn định.
BSCKI Phạm Văn Khôi, BS phụ trách gây mê hồi sức cho bệnh nhi kể về khó khăn khi thực hiện: Với bệnh nhi nhẹ cân, thể trạng gầy yếu, khi thực hiện thủ thuật đặt hệ thống nội khí quản, đặt Catheter huyết áp động mạch xâm lấn hay Catheter tĩnh mạch trung tâm trước khi tiến hành phẫu thuật chúng tôi gặp nhiều khó khăn.
Trong quá trình phẫu thuật phải theo dõi sát vấn đề thông khí, thăng bằng toan – kiềm, khí máu để sau khi mổ, tim bệnh nhi đập lại nhịp xoang bình thường. Hoàn thành ca phẫu thuật tim, bệnh nhi được dùng thêm một số thuốc vận mạch có tác dụng gây co mạch, tăng sức co bóp cơ tim, dùng thuốc an thần, hồi sức, thở máy và chuyển sang hồi sức.
Bảo vệ trẻ khỏi biến chứng ho gà bằng vắc-xin
Bé trai 1 tháng tuổi ở Hà Nội vừa nhập viện vào Khoa Nhi - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương trong khoảng ngày thứ 15 - 20 của bệnh.
Theo các bác sỹ, khi vào viện bé đã có những biểu hiện đặc trưng của ho gà. Ho kéo dài từ 6-7 tiếng mỗi cơn, có đờm, mặt đỏ, môi tím tái và ăn kém. Sau cơn ho, bé ra đờm dài, dính như bã kẹo cao su.
Các cơn ho kịch phát thường tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng khi bệnh tiến triển và kéo dài từ 2-6 tuần.
Bé được chẩn đoán: viêm phổi nặng kết hợp với ho gà. Khai thác bệnh sử được biết, khi bé bắt đầu có biểu hiện ho, gia đình đã ngay lập tức đưa bé đi kiểm tra.
Khi có kết quả xét nghiệm là hoa gà bé đã đươc nhập viện điều trị. Tuy nhiên sau 10 ngày trẻ ho nhiều không đỡ, em được đưa đến Khoa Nhi tiếp tục điều trị.
Theo bác sỹ Nguyễn Thành Lê, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi vẫn ghi nhận rải rác các bệnh nhân ho gà.
Bệnh ho gà thường khởi phát âm thầm với các triệu chứng viêm mũi như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng nhẹ, ho khan nhẹ và sốt nhẹ hoặc không sốt, kéo dài khoảng 1-2 tuần.
Giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ khác, đặc biệt ở trẻ nhỏ, do ho rất ít nên dễ bị hiểu lầm là viêm tiểu phế quản. Cháu bé trên cũng là một trong những trường hợp như vậy.
Sau giai đoạn khởi phát, cơn ho bắt đầu trở nên kịch phát, kéo dài từ 10 đến 20 tiếng hoặc từ 30 giây đến 1 phút ho liên tục mà không có hơi thở, khiến trẻ không hít được oxy vào gây suy hô hấp.
Cơn ho kịch phát kết thúc với tiếng "rít" khi hít vào và có thể kèm theo nôn. Mặc dù trẻ thường kiệt sức sau cơn ho kịch phát, nhưng giữa các cơn ho, trẻ lại biểu hiện tương đối khỏe mạnh.
Bác sỹ Lê nhấn mạnh, các cơn ho kịch phát thường tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng khi bệnh tiến triển và kéo dài từ 2-6 tuần.
Các cơn ho này thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Bệnh có thể nhẹ hơn và không có tiếng ho đặc trưng ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đã được tiêm vắc-xin trước đó.
Thông thường, từ giai đoạn đầu đến khi khỏi hoàn toàn, bệnh ho gà kéo dài khoảng 3 tháng. Bệnh có thể tự khỏi và thường gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Để bảo vệ bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, người dân cần tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và khi có triệu chứng nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Bệnh ho gà nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn.
Nhưng nếu bệnh phát hiện chậm trễ, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gồm: Viêm phổi - viêm phế quản; Suy hô hấp;
Bệnh não do thiếu oxy trong quá trình suy hô hấp và một số biến chứng khác như xuất huyết kết mạc, tràn khí màng phổi, thắt thoát vị, sa trực tràng, viêm tai giữa, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, tê liệt, thoát vị rốn và trực tràng,... Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh ho gà sớm và đúng cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Cũng về ho gà, trước đó, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 2 tháng trở lại đây, bệnh viện này đã khám và nhập viện điều trị cho 13 trường hợp trẻ bị mắc bệnh ho gà với các biểu hiện là xuất hiện ho cơn liên tục trong nhiều tuần, sốt, tím tái, kiệt sức, mệt mỏi, chán ăn,...
Đa phần các trẻ mắc đều chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều, nhiều trẻ mắc ho gà dưới 2 tháng tuổi, trước tuổi có chỉ định tiêm chủng (theo lịch tiêm chủng, trẻ tiêm vắc-xin ho gà mũi 1 lúc đủ 2 tháng tuổi).
Đây là bệnh gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa tử vong cao với các trẻ dưới 3 tháng tuổi. Đa phần các trẻ mắc đều chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều, nhiều trẻ mắc ho gà dưới 2 tháng tuổi.
Theo các bác sỹ, do trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa đến lịch tiêm chủng vắc-xin hoặc chưa được tiêm đủ liều vắc-xin ho gà nên nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Mặt khác, bản thân trẻ không có miễn dịch hoặc không nhận được miễn dịch từ cơ thể mẹ do trước đó sản phụ chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh này. Điều lo ngại nữa là trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà tiến triển nặng lên rất nhanh. Trẻ càng ít tháng mắc ho gà thì tỷ lệ tử vong càng cao.
Theo bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, để phòng chống bệnh ho gà, tiêm vắc-xin là quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Để chủ động phòng chống, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch: Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi. Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng. Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng. Mũi thứ 4: Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Đối với trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ.
Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vắc-xin phối hợp phòng bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai.
Song song với đó, cần thực hiện tốt các biện pháp khác như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.
Các bậc phụ huynh cần phân biệt ho gà và ho thông thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Khi nghi ngờ mắc bệnh ho gà hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh như: Có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài; ăn kém, nôn chớ nhiều; ngủ ít; thở nhanh/khó thở, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, xác định căn nguyên và hỗ trợ điều trị sớm.
Đinh đâm vào chân phải nhập viện nguy kịch do chủ quan uốn ván Chủ quan khi bị những vết thương nhỏ, nhiều người không xử lý triệt để chỉ đến khi có biểu hiện nặng trong đó có những trường hợp chỉ bị đinh đâm vào chân. Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương mới đây đã tiếp nhận và điều trị cho gần 10 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh uốn...