Nguyên nhân nào khiến đế chế La Mã suy yếu?
Các sử gia cho rằng, nguồn nước nhiễm độc chì khiến đế chế La Mã hùng mạnh dần suy yếu và sụp đổ.
Một số sử gia cho rằng nguồn nước nhiễm độc chì ở xã hội La Mã cổ đại đã gây ra một số bệnh như bệnh gút (gout). Nó đã khiến đế chế hùng mạnh một thời này dần dần suy yếu và sụp đổ.
Một nhóm nghiên cứu, chuyên gia khoa học đã tìm hiểu nguồn nước của người La Mã bị nhiễm độc chì như thế nào. Kết quả nghiên cứu mới trên được công bố trong bản báo cáo của Viện hàn lâm khoa học.
Các chuyên gia từng đau đầu không biết lý do vì sao mà hệ thống cống dẫn nước trọng lực của người La Mã dẫn tới các nhà tắm công cộng khiến cho sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, giới chuyên gia đã phát hiện có sự lắng đọng trầm tích ở hải cảng Portus. Nơi đây từng là một trong những địa điểm tập trung rất đông người dân sinh sống trong thời cổ đại cũng như giai đoạn đầu của thời Trung Cổ.
Ống dẫn nước La Mã thời cổ đại.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích lớp trầm tích lấy từ hạ lưu hải cảng Portus đến Rome và trầm tích tại một kênh thông với sông Tiber. Các nhà nghiên cứu so sánh các đồng vị chì có trong hai mẫu trầm tích trên và phát hiện ra lịch sử nhiễm độc chì ở La Mã.
Hàm lượng chì trong trầm tích lắng đọng lấy từ hải cảng Portus được cho là có mối liên hệ với lịch sử một số cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát hải cảng, trong đó có cuộc chiến giữa người Gothic với đế chế Byzantine (năm 536 – 552). Cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát hải cảng Portus đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ thống cống dẫn nước trọng lực ở Rome vào giữa thế kỷ 9.
Nhà nghiên cứu Kristina Killgrove thuộc ĐH West Florida không tham gia nghiên cứu này đã tiến hành kiểm tra phân tích ảnh hưởng của chì đến sức khỏe người dân La Mã thông qua việc tìm kiếm những đồng vị của chì có trong các bộ xương ở nghĩa trang cổ đại thuộc Gabii.
Nhà nghiên cứu Killgrove nhận định: “Nhiễm độc chì có thực sự gây ra sự sụp đổ của Đế chế La Mã? Có lẽ là không nhưng có thể thấy lượng chì được sản xuất ở La Mã đã tăng đáng kể trong thời cổ đại. Tuy nhiên, thông tin trên không thể đưa ra kết luận nguồn nước bị nhiễm độc chì dẫn đến toàn bộ người dân của đế chế La Lã bị đầu độc”.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Video đang HOT
Philippines: Núi lửa Taal có thể tạo ra một 'vụ nổ phun trào'
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều bằng chứng cho thấy núi lửa Taal có khả năng phun trào dung nham trong nhiều giờ đồng hồ.
Hãng tin CNN cho biết sau đợt phun tro bụi vào ngày 12-1, có thể sẽ có một "vụ nổ phun trào" từ núi lửa Taal (Philippines).
Ngày 12, 13-1, núi lửa Taal nằm trên đảo Luzon đã phun tro và hơi nước khiến thủ đô Manila tràn ngập khói bụi.
Hơn 16.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm trong ngày 13-1.
Núi lửa Taal là một trong những núi lửa đang hoạt động nhỏ nhất thế giới nằm cách trung tâm Manila 70 km.
Tuy nhỏ nhưng Taal được xem là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất thế giới, theo nhà nghiên cứu núi lửa Erik Klemetti tại Đại học Denison, Ohio nói với CNN.
Không khí thủ đô Manila bị ô nhiễm nặng nề. Ảnh: REUTERS
"Tốc độ gia tăng của núi lửa Taal khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc" - chuyên gia Maria Antonia Bornas thuộc Viện Núi lửa và địa chấn học Philippines (Phivolcs), nói với hãng tin Reuters.
Ông cho biết các chuyên gia đã phát hiện ra mắc ma ở sâu dưới mặt đất.
Phivolcs đã ra cảnh báo cấp độ 4, đồng nghĩa với một "vụ nổ phun trào" có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
"Vụ nổ phun trào" này sẽ mang theo dung nham gây nguy hiểm cao kèm theo rung chấn và thậm chí có thể tạo ra sóng thần. Tính đến ngày 14-1, có 114 đợt rung chấn xung quanh núi lửa đã được ghi nhận.
Phivolcs đã yêu cầu chính quyền sơ tán toàn bộ người dân và du khách trong bán kính 17 km xung quanh núi lửa để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, một số du khách đã phớt lờ nguy hiểm và tiếp cận núi lửa để nhìn rõ khung cảnh hùng vĩ này.
Một trong những du khách người Israel tên Benny Borenstein nói rằng đây là một trong những trải nghiệm độc nhất trong đời mình.
Vì vậy, anh đã cố gắng chụp lại sự kiện có một không hai này tại một địa điểm ở thành phố Tagaytay (tỉnh Batangas) cách núi lửa 32 km.
Một trong những bức ảnh chụp cảnh núi lửa phun trào. Ảnh: REUTERS
Cũng tại thành phố Tagaytay, Phó Thống đốc Mark Leviste cho biết mưa đã biến tro bụi phun ra từ núi lửa thành bùn. Vì vậy, nhiều xe tải đã được huy động để sơ tán người dân tại các vùng sâu, vùng xa.
Thủ đô Manila tạm ngưng nhiều hoạt động
Sau khi núi lửa Taal phun trào, thủ đô Manila gần như tạm ngưng mọi hoạt động.
Mặt nạ được bán hết nhanh chóng sau khi chính quyền kêu gọi người dân thận trọng với bầu không khí sau khi núi lửa phun trào.
Vốn được xem là một trong những thành phố có tình hình giao thông tệ nhất trên thế giới với 13 triệu dân nhưng đường phố tại Manila những ngày này dường như hoàn toàn vắng vẻ.
Các trường học và cơ quan đồng loạt đóng cửa. Sàn giao dịch chứng khoán cũng tạm ngừng giao dịch. Nhiều doanh nghiệp cũng ngưng hoạt động vì ảnh hưởng của vụ phun trào.
Khung cảnh hoang tàn sau khi núi lửa phun trào. Ảnh: REUTERS
Hoạt động hàng không tại sân bay Manila đã quay trở lại hoạt động một phần. Các nhà chức trách cho biết có ít nhất 240 chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào ngày núi lửa phun trào.
Một trong những chuyến bay bị hoãn vào ngày 12-1 là chuyến bay của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Thiệt hại nhiều mặt nếu núi lửa phun dung nham
Theo CNN, khả năng núi lửa Taal phun trào một lần nữa mang theo dung nham là mối đe dọa lớn về nhiều mặt đối với người dân trong khu vực.
Núi Taal sẽ biến thành một "đài phun dung nham" đưa dung nham tràn vào các thị trấn gần đó.
Giám đốc bộ phận Khoa học Trái đất và Hành tinh tại Đại học Hong Kong Joseph Michalski nói với CNN: "Trobụi từ núi lửa mới là thứ giết bạn, không phải dung nham".
Tro bụi trộn với hơi nước phun ra từ núi lửa có thể theo không khí lan rộng hàng trăm kilomet và tạo ra loại khí vô cùng độc gây nguy hại cho phổi người.
Các mảnh tro nhỏ có thể di chuyển trong không khí đến các khu vực trong bán kính 100 km, làm ô nhiễm nguồn nước và không khí tại những nơi này.
Ông Michalski còn cho biết thêm rằng chưa thể biết trước được mức độ phun trào của núi lửa.
Núi Taal nằm giữa hồ nên sự tương tác giữa mắc ma và nước dưới lòng đất có thể tạo ra "vụ nổ phun trào" dữ dội hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
"Đài phun dung nham" có thể phá hủy kế sinh nhai của nông dân và người dân làng chài trên đảo, khiến ngành du lịch của đảo Luzon thiệt hại nặng nề.
Núi lửa phun trào sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân. Ảnh: REUTERS
Núi lửa Taal là ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất tại đảo quốc Philippines, nó đã phun trào hơn 30 lần trong năm thế kỷ qua.
Vụ phun trào gần nhất xảy ra năm 1977. Một vụ khác vào năm 1911 đã khiến 1.500 người chết và một vụ vào năm 1754 thậm chí đã kéo dài trong vài tháng.
Nhiều dấu hiệu cho thấy núi lửa Taal hoạt động trở lại đã được ghi nhận vào năm 2019.
Ngoài những vụ phun trào núi lửa, Philippines cũng là quốc gia dễ xảy ra các trận động đất do vị trí nằm trên Vành đai lửa của mình.
Theo plo.vn
'Rùng mình' xác ướp Ai Cập còn nguyên não Thông qua chụp CT, các nhà nghiên cứu phát hiện một xác ướp Ai Cập cổ đại còn nguyên não nhưng không còn tim. Xác ướp trên là của một người phụ nữ sống vào khoảng 1.700 năm trước. Vào thời điểm đó, Ai Cập bị người La Mã cai trị và Kitô giáo rất phổ biến tại đây. Cho đến nay, người...