Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng rùng mình?
Những tác động từ bên ngoài là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rùng mình, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích nghi tốt hơn với môi trường sống.
Khi cơ thể bị lạnh
Hiện tượng rùng mình xuất hiện khi nhiệt độ môi trường xung quanh đột ngột giảm xuống mức mà cơ thể cảm thấy thoải mái.
Rùng mình có thể tăng cường sản sinh nhiệt bề mặt của cơ thể lên khoảng 500 phần trăm.
Tuy nhiên, rùng mình hay run rẩy chỉ có thể làm bạn ấm lên trong một thời gian. Sau một vài giờ, khi cơ bắp hết glucose (đường) để làm nhiên liệu và sẽ trở nên quá mệt mỏi để co lại và thư giãn.
Nhiệt độ khiến cơ thể rùng mình khác nhau theo từng đối tượng. Thông thường trẻ em có thể bắt đầu run khi phản ứng với nhiệt độ ấm hơn so với người lớn.
Sự nhạy cảm của cơ thể với nhiệt độ lạnh cũng có thể thay đổi theo tuổi tác hoặc do những lo lắng về sức khỏe.
Ví dụ như các bệnh về tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), thì sẽ cảm thấy lạnh và khả năng rùng mình cao hơn những người không có tình trạng này.
Lượng đường trong máu không ổn định
Lượng đường trong máu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rùng mình hoặc run rẩy. Đồ họa: Hồng Nhật
Lượng đường trong máu giảm có thể gây ra phản ứng run rẩy.
Ngoài ra, với những người gặp phải các bệnh như tiểu đường làm ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể thì thường dễ gặp phải tình trạng này hơn.
Lượng đường trong không ổn định có thể ảnh hưởng đến cơ thể của từng người theo những cách khác nhau.
Nếu không run hoặc rùng mình, thì cơ thể có thể đổ mồ hôi, cảm thấy lâng lâng hoặc tim đập nhanh.
Tỉnh dậy sau khi gây mê
Video đang HOT
Cơ thể có thể rùng mình không kiểm soát được khi thuốc mê hết tác dụng và tỉnh dậy sau cuộc phẫu thuật.
Hiện tượng trên có thể do cơ thể vừa bị giảm nhiệt một cách đáng kể sau khi phẫu thuật.
Ngoài ra, việc nằm trong phòng mổ được giữ mát trong thời gian dài cũng khiến thân nhiệt bị giảm xuống. Gây mê toàn thân cũng có thể cản trở việc điều chỉnh nhiệt độ bình thường của cơ thể bạn. Do đó, khi tỉnh dậy dễ gây ra hiện tượng này.
Theo Healthline, đôi khi phản ứng rùng mình không nhất thiết phải liên quan đến vấn đề sức khỏe hay thay đổi của nhiệt độ xung quanh.
Thay vào đó, mức adrenaline (một hormon có tác dụng trên thần kinh giao cảm) tăng đột biến có thể khiến bạn rùng mình.
Nếu cơ thể sợ hãi đến mức bắt đầu run rẩy, thì đó là phản ứng của việc adrenaline đang tăng nhanh trong máu.
Mắc cúm khi mang thai, bà mẹ bị hôn mê sâu đến 24 ngày sau khi sinh con và điều kì diệu đã khiến cô hồi sinh
Không may bị cúm khi đang mang thai ở tuần 34, người mẹ này đã từng nghĩ chỉ cần uống thật nhiều nước và nghỉ ngơi đủ thì sẽ sớm khỏe mạnh trở lại. Nhưng không...
Cuối tháng 2/2019, Tess Frame (đến từ San Diego, tiểu bang California, Hoa Kỳ) mắc cúm khi đang mang thai ở tuần 34. Điều này đã khiến sức khỏe của Frame càng trở nên tồi tệ hơn, cô bị ho liên tục. Mỗi lần ho đều như một cơn đau "xé toạc" cổ họng, Frame thậm chí cảm nhận được cả cảm giác co thắt ở phần bụng; vì sợ ảnh hưởng đến con, cô bắt đầu kiềm chế những cơn ho.
Tess Frame không may bị cúm khi đang mang thai ở tuần 34.
Frame đã từng nghĩ, chỉ cần uống thật nhiều nước và nghỉ ngơi đủ giấc sẽ khiến cô dần khỏe mạnh trở lại. Nhưng không, sau đó vài ngày, cô buộc phải đi khám khẩn cấp để được điều trị vì tình trạng sức khỏe quá tệ.
"Hãy uống một vài loại thuốc nặng hơn một chút, dù nó không mấy an toàn cho những người đang mang thai và đợi thêm vài ngày, bạn sẽ sớm cảm thấy khỏe hơn." - vị bác sĩ điều trị cho Frame nói với cô.
Thế nhưng, dù một tuần đã trôi qua, tình trạng của cô lại đi ngược với mong đợi. Cô thậm chí không thể thở được nếu nằm ngửa và cô phải ngủ trong tư thế... ngồi. Frame dần trở nên mất tỉnh táo, cô không thể nói hoặc mở mắt.
Frame được cấp cứu, gây mê toàn thân, đặt nội khí quản và mổ để đưa bé Thomas (con trai Frame) ra ngoài.
Vào ngày thứ 8 sau khi uống thuốc do bác sĩ kê đơn, Frame bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt mạnh và sức khỏe đã quá yếu là lý do khiến cô cứ thế lịm dần. Chồng của Frame gọi điện đến bệnh viện để mong nhận được sự giúp đỡ, tại đây các bác sĩ hướng dẫn uống thêm nước, cố gắng nghỉ ngơi và tiếp tục chờ đợi.
Sáng hôm sau, tình hình còn tệ hơn nữa. Những cơn co thắt dần mạnh hơn và cô buộc phải đến bệnh viện.
Ngay lúc đó, Frame được cấp cứu, gây mê toàn thân, đặt nội khí quản và mổ để đưa bé Thomas (con trai Frame) ra ngoài. Trong khi bé Thomas được đưa đến Bệnh viện Nhi để theo dõi và kiểm tra sức khỏe nhằm đảm bảo cậu bé sẽ không mắc phải bệnh nhiễm trùng nào thì Frame phải tiếp tục thở máy.
Bé Thomas chào đời sớm hơn dự kiến.
Frame được chẩn đoán đã bị suy hô hấp và viêm phổi. Trước tình hình này, cô nhanh chóng được chuyển đến một bệnh viện lớn hơn với các trang thiết bị hiện đại để điều trị trong vòng chưa đầy 10 phút.
Các ống nội khí quản được đặt và rút ra hết lần này đến lần khác. Tình hình sức khỏe lúc này của Frame vẫn rất tệ.
Do Frame bị hôn mê sâu nên các bác sĩ đã phải đặt ống thông vào trực tràng để thuận tiện cho nhu cầu đi vệ sinh. Không chỉ thế, cô còn bị chảy máu sau sinh nên nhân viên y tế ở đây phải lau thường xuyên để tránh nhiễm trùng và xoa bóp ngực để ngăn ngừa viêm vú. Các ống nội khí quản được đặt và rút ra hết lần này đến lần khác còn Frame luôn ở trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê.
Cơn hôn mê sâu khiến Frame như bị mất ký ức, cô thậm chí đã tin rằng mình phải nhập viện vì bị cưỡng hiếp và chưa sinh con.
Sau nhiều lần thất bại trong việc rút máy thở và ngưng sử dụng các loại thuốc an thần nặng cho Frame, cuối cùng cô đã thở được nhờ sự trợ giúp của ống thông dòng chảy cao. Lúc này, Frame chỉ nhớ rằng mình cảm thấy rất khát vì không khí thổi vào mũi và cổ họng với lực rất mạnh, nhưng tình trạng sức khỏe khiến cô được không được phép ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì.
Chồng của Frame luôn ở bên cạnh để chăm sóc cho cô.
Cơn hôn mê sâu khiến Frame như bị mất ký ức, cô thậm chí đã tin rằng mình phải nhập viện vì bị cưỡng hiếp. Frame cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy đang nằm trong viện và vết thương phần bụng khiến cô nghĩ rằng con trai vẫn đang an toàn trong đó.
Vài ngày sau, Frame mới tỉnh táo trở lại và dần hiểu ra mọi thứ. Nhưng không may, nồng độ oxy trong máu tăng lên nhanh chóng đã khiến các bác sĩ buộc phải tiêm thuốc an thần cho Frame thêm lần nữa, đồng thời đặt ống nội khí quản trở lại.
Không thể duy trì tình trạng này, Frame được chỉ định mổ rút nội khí quản. Quá trình này sẽ cho phép dòng oxy lưu lượng cao chảy trực tiếp vào khí quản của Frame, không thông qua mũi và miệng.
Thủ thuật được thực hiện thành công và Frame tỉnh dậy vào ngày hôm sau, tuy tỉnh táo nhưng cô lại không thể nói chuyện. Frame bắt đầu cai thuốc an thần và thuốc giảm đau (nguyên nhân đã gây ra toàn bộ các triệu chứng hoang tưởng, điên cuồng, buồn nôn, run rẩy, tê liệt cơ và các tác dụng phụ khác). Sau đó vài ngày, Frame được chuyển đến phòng chăm sóc tích cực.
Sau 24 ngày liên tiếp nằm trong bệnh viện, chồng và bố mẹ của Frame đã có thể đưa bé Thomas đến thăm cô. Lúc này, cậu bé tuy đã được 1 tháng tuổi nhưng mới chỉ nặng chừng hơn 3kg.
Bé Thomas lúc này mới chỉ nặng chừng hơn 3kg.
"Nâng niu cơ thể bé nhỏ và khẽ xoa mái tóc mềm mượt của con trai, tôi ước mình có thể nói chuyện với Thomas, hát cho con nghe một bài hát ru,... Từng ấy việc làm có thể là điều đơn giản với bao người nhưng riêng tôi lúc đó lại khác. Tôi chỉ còn cách quyết tâm khỏe mạnh trở lại càng nhanh càng tốt." , Frame nhớ lại.
Không ai khác, chính bé Thomas đã là nguồn động lực lớn nhất lúc bấy giờ của Frame. Như một chất xúc tác, bằng cách chạm vào Thomas, ngửi mùi hương ngọt ngào và cảm nhận hơi ấm từ cậu bé đã giúp Frame dần phục hồi một cách nhanh chóng.
"Tôi bắt đầu hiểu những điều mình cần phải làm để có thể kiểm soát việc chữa lành tâm lý và phục hồi sức khỏe của bản thân. Khi nghe bác sĩ nói về việc tôi có thể xuất viện sau một tuần nữa đã khiến tôi vô cùng xúc động.
Có những điều vô cùng kỳ diệu trong tình mẫu tử." , Frame nghẹn ngào tâm sự.
Frame hạnh phúc khi được ôm con trong vòng tay sau 24 liên tiếp nằm trên giường bệnh với cơn hôn mê sâu.
Cuối cùng, Frame cũng đã được xuất viện. Sau ngày đầu tiên từ bệnh viện trở về nhà, Frame nắm rõ mức độ suy nhược của cơ thể và biết rõ mình cần nhiều thời gian hơn nữa để có thể lấy lại năng lượng vốn đã mất đi rất nhiều trong quá trình bị bệnh.
Cuối cùng, Frame cũng đã được xuất viện.
Đó là một quá trình dài và vất vả, nhưng được trở về nhà và nhìn ngắm, nói chuyện với những đứa con của mình là một niềm hạnh phúc không thể diễn tả bằng lời của Frame.
Hiện tại, 8 tháng đã trôi qua và Frame đang dần khỏe mạnh trở lại, song cô vẫn luôn tuân thủ việc thăm khám theo đúng lịch hẹn để kiếm tra sức khỏe và điều trị kịp thời nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường.
8 cơn đau tưởng chừng như không thể chịu nổi, chỉ mẹ sinh mổ mới thấu hiểu Dưới đây là 8 khoảnh khắc đau đơn mà mẹ sinh mổ nào cũng phải nếm trải. 1. Đặt ống thông tiểu Việc đặt ống thông tiểu là cần thiết trước khi sinh mổ. Vì sinh mổ cần gây tê tủy sống, sau khi mổ, phần dưới của cơ thể sẽ bị gây mê trong một thời gian nhất định nên cần phải...