Nguyên nhân Mỹ thay đổi kế hoạch rút quân tại Afghanistan
Tổng thống Barack Obama ngày 15.10 đã thông báo hàng ngàn binh sĩ Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Afghanistan thay vì về nước như dự kiến. Đâu là nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ đưa ra quyết định như vậy?
Lính dù Mỹ tại Afghanistan – Ảnh: Lục quân Mỹ
Việc hoãn rút quân đánh dấu sự thay đổi lớn về mục tiêu kết thúc chiến tranh tại cả Afghanistan và Iraq của Tổng thống Obama. Những biến động gần đây trong khu vực và sự tăng cường sức mạnh của Taliban là một trong số các yếu tố chính góp phần đưa ra quyết định này, theo đài ABC News ngày 15.10.
Đầu tiên, có thể thấy tình hình Afghanistan đang chuyển biến theo chiều hướng xấu, nhất là khi Taliban hồi tháng trước chiếm được thành phố Kunduz. Chỉ trong 15 ngày, lực lượng này đã phá hủy các tòa nhà chính phủ, giải thoát nhiều tù nhân, săn lùng các quan chức, khiến nhiều người dân phải bỏ nhà cửa chạy thoát thân. Đây là lần đầu tiên Taliban có một cuộc bao vây với quy mô như vậy từ khi quân Mỹ hiện diện tại Afghanistan. Điều này cho thấy lực lượng chính phủ Afghanistan không được trang bị tốt để có thể đương đầu với Taliban, theo trang Christian Science Monitor.
Theo Liên Hiệp Quốc, lực lượng Taliban giờ đây đang chiếm nhiều vùng lãnh thổ tại Afghanistan hơn lúc trước. Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng tập hợp lực lượng và tuyển mộ nhiều tay súng tại đây, trong khi al-Qaeda vẫn đang tìm kiếm căn cứ an toàn ở các vùng núi Afghanistan.
Video đang HOT
Quyết định giữ quân Mỹ ở lại được đưa ra sau hàng tháng trời đối thoại và đánh giá tình hình giữa Tổng thống Obama, Tổng thống Afghanistan – ông Mohammad Ashraf Ghani và Trưởng quan hành chính (tương đương chức thủ tướng) Abdullah Abdullah.
Việc Taliban lớn mạnh khiến Mỹ phải thay đổi kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan – Ảnh: AFP
Các quan chức cấp cao cho biết binh sĩ Mỹ sẽ tiếp tục 2 nhiệm vụ tại Afghanistan, không chiến đấu mà chỉ huấn luyện, tham mưu và hỗ trợ cho lực lượng Afghanistan nhằm ngăn chặn mối đe dọa khủng bố.
Tổng thống Obama thông báo Mỹ sẽ giữ 9.800 lính tại Afghanistan suốt năm 2016, trái ngược kế hoạch ban đầu là chỉ giữ khoảng 1.000 lính vào cuối năm 2016 với nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh cho đại sứ quán. Vào cuối năm 2016, số lính sẽ giảm xuống còn 5.500. quyết định rút giảm sẽ được tính toán với các chỉ huy tại Afghanistan và phe đồng minh. Số lính này sẽ đóng quân tại các vùng Jalalabad, Kandahar, Kabul và Bagram.
Chi phí ước tính cho kế hoạch mới của Mỹ là 14,6 tỉ USD mỗi năm, tăng so với chi phí dự kiến cho kế hoạch trước là 10 tỉ USD.
Mỹ đưa quân vào Afghanistan dưới thời Tổng thống George W. Bush sau vụ khủng bố 11.9 nhằm tiêu diệt al-Qaeda và lật đổ Taliban, tổ chức được cho là che chở cho al-Qaeda.
Số lượng lính Mỹ triển khai tại Afghanistan đạt mức cao nhất vào năm 2010-2011 với gần 100.000 lính.
Theo Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan phát triển liên quốc gia, chi phí cho các chiến dịch tại Afghanistan của Mỹ kể từ năm tài khóa 2001 là 817,2 tỉ USD.
Có 2.356 lính Mỹ đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu Chiến dịch Tự do vĩnh cửu (Operation Enduring Freedom) nhằm chống Taliban và al-Qaeda tại Iraq và Afghanistan năm 2001. Có 2.229 người trong đó tử trận tại Afghanistan, theo ABC News.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Ác mộng thành hiện thực
Với việc đánh chiếm thành công TP.Kundus, lực lượng Taliban đã kiểm soát được thủ phủ tỉnh đầu tiên ở Afghanistan.
Đặc nhiệm Afghanistan được điều động đến Kundus ngày 29.9 để tái chiếm thành phố này - Ảnh: Reuters
Đây là bằng chứng cho thấy dự báo rằng Taliban sẽ mạnh lên chứ không yếu đi trong thời hậu chiến ở Afghanistan đang dần trở thành hiện thực. Tương tự như thế là cơn ác mộng của Mỹ, NATO và chính quyền Kabul.
Đối với Mỹ và NATO, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Taliban sẽ làm đảo lộn mọi suy tính ở Afghanistan. Họ nhận ra rằng viện trợ tài chính và quân sự cho tới nay chưa thể giúp chính phủ và quân đội Afghanistan đủ khả năng để kiềm chế Taliban. Họ phải chấp nhận đổ nhiều công của thêm nữa vào Afghanistan, dính líu trực tiếp về quân sự và an ninh lâu dài hơn nữa. Nguy cơ lại sa lầy cả về chính trị lẫn quân sự, an ninh và tài chính đang trở nên ngày càng thực tế hơn.
Còn đối với chính phủ của Tổng thống Afghanistan Asraf Ghani, sự trỗi dậy của Taliban là điềm bất lành lớn. Sau một năm cầm quyền, ông Ghani dường như chưa thực hiện được bất cứ một cam kết tranh cử nào. An ninh và ổn định không được đảm bảo, kinh tế không phát triển, công ăn việc làm không được tạo thêm, tham nhũng trong bộ máy công quyền không giảm bớt, điều kiện sống của người dân cũng như giáo dục và đào tạo chưa được cải thiện.
Thực trạng đất nước như thế cho thấy sự bất lực của chính phủ và lý giải sự mất lòng tin trong dân chúng và càng chỉ có lợi cho Taliban. Như thế đâu có khác gì Mỹ, NATO và chính quyền Kabul đã góp phần rất quan trọng vào sự trỗi dậy hiện tại của Taliban ở Afghanistan.
La Phù
Theo Thanhnien
Taliban tại Afghanistan đã có thủ lĩnh mới? Ngay sau khi chính quyền Afghanistan xác nhận thủ lĩnh của Taliban, Mullar Omar đã chết tại Pakistan, tổ chức vũ trang này đã có người lãnh đạo mới, theo Reuters ngày 30.7. Lực lượng Taliban tại Afghanistan sắp công bố thủ lĩnh mới, nhiều khả năng sẽ là ông Akhtar Mohammad Mansour - Ảnh: Reuters Sau một cuộc họp của những lãnh...