Nguyên nhân Mỹ chưa thể khống chế Covid-19
Chính quyền Trump ưu tiên phát triển kinh tế, không có chiến lược chống dịch nhất quán, trong khi nhiều người dân coi nhẹ Covid-19, khiến đại dịch diễn biến phức tạp.
Nước Mỹ trong ba ngày qua ghi nhận mức tăng số ca nhiễm nCoV mới cao chưa từng có, từ mức 47.000 ca hôm 1/7 lên 51.000 ca hôm 2/7 và hơn 58.000 ca một ngày sau đó. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã ghi nhận gần 2.8 triệu ca nhiễm, hơn 129.000 người chết, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất và chết chóc nhất thế giới.
Nêu nguyên nhân căn bản khiến ca nhiễm ở Mỹ liên tiếp cao ở mức kỷ lục, tiến sĩ Timothy Brewer, chuyên gia dịch tễ tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), Mỹ, nói với VnExpress rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đã không nhất quán trong chính sách chống dịch trên cả nước, khi chỉ có một số bang thực hiện tốt biện pháp phòng Covid-19. Trong khi New York, Connecticut và New Jersey kiềm chế được dịch, các bang như California, Florida, Texas lại ghi nhận số ca nhiễm tăng cao.
Theo Brewer, chính quyền Trump vẫn muốn tập trung duy trì lợi ích kinh tế, bất chấp đại dịch diễn biến xấu đi. “Nhà Trắng đưa ra thông điệp nhất quán hơn về bảo đảm vận hành nền kinh tế, so với thông điệp cần kiểm soát Covid-19″, ông nói.
Brewer cho rằng Mỹ là một nước rộng lớn, với dân số hơn 330 triệu người, nên tinh thần chống Covid-19 tùy thuộc vào từng cá nhân. Điều này đặc biệt quan trọng khi người dân được phép tự do đi đến các địa điểm công cộng, không có ý thức duy trì giãn cách, khiến nCoV dễ lây lan.
Hôm 2/7, chính quyền bang Alabama xác nhận nhiều thanh nhiên ở bang này tổ chức các “bữa tiệc Covid-19″, trong đó người đầu tiên nhiễm nCoV sẽ được nhận tiền thưởng.
Người dân Mỹ đổ ra bờ biển ở Santa Monica, California ngày 2/7. Ảnh: Reuters.
Về mặt y tế công cộng, Brewer cho rằng Mỹ đã không ứng phó đủ mạnh mẽ trong đầu tư tài chính và các nguồn lực để ngăn dịch. Năng lực xét nghiệm ca nhiễm, cách ly và truy vết người nghi nhiễm vẫn ở mức thấp.
“ Mỹ chưa bao giờ thực sự kiểm soát được Covid-19 trên phạm vi cả nước“, Brewer nói.
Video đang HOT
Brewer nhận định hiện vẫn chưa có tiêu chí rõ ràng để xác định Mỹ đang chứng kiến làn sóng thứ hai của đại dịch, hay vẫn trải qua diễn biến của đợt sóng thứ nhất.
“Bạn có thể nói rằng chúng tôi vẫn đang chứng kiến những gì tiếp theo của đợt sóng thứ nhất. Tuy nhiên, tôi cho rằng điều mọi người thực sự lo ngại là chúng tôi vẫn chưa thể kiểm soát được tình hình ở cấp độ quốc gia”, ông nói.
Tiến sĩ Brewer cho rằng tình hình có thể diễn biến nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng theo nhịp độ hiện nay, dù số người nhập viện và ca tử vong do nCoV ở Mỹ chưa đến mức tăng đột biến.
Theo ông, hậu quả của kịch bản như vậy là nhiều bang của nước Mỹ có thể rơi vào tình trạng bệnh viện quá tải như ở New York trong giai đoạn đầu của Covid-19, khi các ca nghiêm trọng tăng đột biến.
Hồi đầu tháng 4, New York là tâm dịch của Mỹ, các bệnh viện thiếu trầm trọng thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng cho bệnh nhân Covid-19. Thành phố từng phải lập bệnh viện dã chiến ở Công viên Trung tâm, các nhà xác, nhà hỏa táng liên tục rơi vào tình trạng quá tải, trước khi đường cong của dịch được làm phẳng khoảng một tháng sau đó.
Joshua Barocas, chuyên gia tại Trường Y, Đại học Boston, cho hay con số dự báo 100.000 ca nhiễm mới một ngày được Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci đưa ra là “đáng sợ”. Nếu điều đó xảy ra, theo Borocas, Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả lớn cả về y tế công cộng và kinh tế.
Chuyên gia này cảnh báo việc 100.000 người nhiễm một ngày sẽ đẩy nước Mỹ vào tình cảnh thiếu nhiều nguồn lực, trong đó có thiết bị bảo hộ cá nhân. Ông cho biết nhiều người đang nhận thức sai khi cho rằng chỉ người già và có bệnh nền mới có nguy cơ tử vong. Trên thực tế, người trẻ và khỏe mạnh cũng có thể thiệt mạng sau khi nhiễm nCoV.
Borocas đánh giá chỉ khi người dân Mỹ tự coi mình có nguy cơ truyền bệnh, có nguy cơ trở thành nạn nhân của dịch và có ý thức bảo vệ người khác, tình hình ở Mỹ mới có biến chuyển. Ông nhắc lại những quy tắc phòng virus cơ bản là đeo khẩu trang khi ra đường, giữ khoảng cách và dùng nước rửa tay thường xuyên.
Tiến sĩ Brandon Brown, Trường Y khoa, Đại học California, trông đợi Mỹ sẽ nhận được bài học về việc tái mở cửa sớm và cân nhắc kỹ cho phương án tiếp theo. Ông cho biết các nước khác đã kiểm soát dịch chặt chẽ từ sớm để ngăn Covid-19 trở nên tồi tệ.
Với thực tế Mỹ không có những biện pháp quyết liệt để khống chế dịch, tiến sĩ Brewer cho rằng Covid-19 nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian dài. Ông khuyến cáo chính quyền liên bang và bang tiếp tục đầu tư xây dựng năng lực ứng phó với dịch.
“Chính quyền cần đưa ra chính sách rõ ràng và nhất quán trong kiểm soát dịch, để đảm bảo người dân hiểu và tuân thủ các biện pháp phòng dịch”, Brewer nói.
Vành đai Con đường của Trung Quốc sắp tới hồi kết?
Trung Quốc vẫn muốn tiếp tục những dự án thuộc Vành đai Con đường bất chấp dịch Covid-19 đang hoành hành. Tuy nhiên, các nước đối tác có vẻ ngày càng kém mặn mà với sáng kiến nghìn tỷ của Trung Quốc.
Dự án đường sắt ở Kenya thuộc Vành đai Con đường (ảnh: SCMP)
Nhiều dự án thuộc Vành đai Con đường với tham vọng rải vốn đầu tư Trung Quốc khắp châu Á, châu Phi và châu Âu đang rơi vào trì trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tuần trước, Bắc Kinh thừa nhận do Covid-19, khoảng 20% số dự án thuộc Vành đai Con đường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 30 - 40% bị ảnh hưởng một phần.
Nhiều quốc gia ở châu Phi và châu Á cho biết họ không thể tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư bằng vốn của Trung Quốc.
Tại Nigeria, dự án đường sắt trị giá 1,5 tỷ USD rơi vào trì trệ vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhiều dự án khác thuộc Vành đai Con đường ở Zambia, Zimbabwe, Algeria và Ai Cập cũng bị trì hõan vô thời hạn do sự lây lan của Covid-19.
Các dự án bị đình trệ đương nhiên sẽ phải đối mặt với nguy cơ đội vốn. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã vay hàng tỷ USD của Trung Quốc để xây cơ sở hạ tầng lại đang đề nghị Bắc Kinh xóa hoặc giãn nợ.
Trong tình huống "khó xử", Bắc Kinh đã hứa với các nước châu Phi rằng sẽ xóa các khoản vay không lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, điều này chẳng thấm là bao vì đa số các khoản nợ đối với các nước châu Phi đều có lãi suất.
Theo Đại học Johns Hopkins, tổng số vốn Trung Quốc đã đổ vào các nước châu Phi là 152 tỷ USD.
Các dự án thuộc Vành đai Con đường ở một số nước châu Á bao gồm Malaysia, Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Campuchia và Sri Lanka cũng rơi vào trì trệ. Pakistan đang "đứng ngồi không yên" khi hàng lang kinh tế trị giá 62 tỷ USD với Trung Quốc bị "đóng băng" do dịch bệnh.
Hoạt động kém hiệu quả của Vành đai Con đường cũng khiến các ngân hàng chính sách của Trung Quốc như China Exim Bank hay China Development Bank dè chừng hơn trong việc cấp vốn.
Vành đai Con đường của Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch (ảnh: SCMP)
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến giai đoạn bùng phát mới của dịch bệnh, các dự án thuộc Vành đai Con đường sẽ tiếp tục bị gián đoạn. Nguyên nhân của điều này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến khả năng gánh nợ của các nước vay tiền từ Trung Quốc ngày càng giảm.
Bradley Parks, chuyên gia từ tổ chức nghiên cứu AidData (Mỹ), cho rằng, khi số ca mắc Covid-19 đang tăng như hiện nay, rất khó và nguy hiểm để các nước tiến hành xây dựng như trước dịch.
"Tôi cho rằng chúng ta sẽ chứng kiến trì trệ đáng kể trong việc triển khai các dự án thuộc Vành đai Con đường, đặc biệt là khi các ngân hàng Trung Quốc không muốn tiền chảy ra ngoài thêm trong tình hình hình này", ông Bradley nhận xét.
James Crabtree, giáo sư tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng, Vành đai Con đường của Trung Quốc "có thể sắp tới hồi kết".
"Không chỉ đối mặt với áp lực thi công khi các dự án bị đình trệ, Trung Quốc còn đang thiếu tiền để chi cho những cơ sở hạ tầng đắt đỏ ở châu Phi và các nơi khác.
Các nước nghèo thì muốn xóa nợ còn người Trung Quốc thì không muốn tiền đổ ra nước ngoài thêm. Trung Quốc đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu dịch nên lẽ thường là ai cũng muốn tiền phải ưu tiên sử dụng cho nhu cầu trong nước", ông James Crabtree nhận định.
Ca nCoV mới ở Mỹ cao nhất trong hai tháng Mỹ hôm 23/6 báo cáo 34.700 ca nhiễm nCoV mới, mức tăng cao nhất kể từ cuối tháng 4. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Mỹ chỉ từng chứng kiến hai ngày ghi nhận số ca mới cao hơn hôm 23/6 là ngày 9/4 và ngày 24/4, với mức kỷ lục 36.400. Nhân viên y tế đưa thi thể vào nhà...