Nguyên nhân một số trường hợp ở Hàn Quốc tái dương tính với SARS-CoV-2
Các quan chức y tế Hàn Quốc đang tìm lời giải cho việc có những bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi hồi phục lại tái dương tính với SARS-CoV-2.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), tính đến hôm nay (16/4) nước này đã ghi nhận 141 trường hợp khỏi bệnh Covid-19 nhưng lại tái dương tính. Các chuyên gia cho rằng có 3 khả năng chính xảy ra: bệnh nhân bị tái nhiễm, virus hoạt động trở lại hoặc các xét nghiệm không nhất quán.
Các quan chức y tế Hàn Quốc đang tìm lời giải cho việc có những bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi hồi phục lại tái dương tính với SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters.
Tái nhiễm hay tái phát?
Dù việc tái nhiễm bệnh có thể là kịch bản đáng lo ngại nhất bởi tác động của nó đến việc phát triển miễn dịch cộng đồng, cả KCDC và nhiều chuyên gia đánh giá, khả năng này hầu như khó xảy ra. Thay vào đó, KCDC cho biết họ đang nghiêng về khả năng các trường hợp này có virus còn tồn tại trong tế bào và đã kích hoạt lại.
Theo các chuyên gia, tái phát có thể có nghĩa là virus rơi vào trạng thái ngừng hoạt động trong một thời gian hoặc một số bệnh nhân có khả năng miễn dịch yếu, tạo môi trường thuận lợi cho virus hồi sinh trong cơ thể họ.
Một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ ở Mỹ và Trung Quốc cho thấy virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể phá hủy tế bào lympho T (còn được gọi là tế bào T) đóng vai trò trung tâm của hệ thống miễn dịch cơ thể và khả năng chống nhiễm trùng.
Kim Jeong-ki, một chuyên gia nghiên cứu virus tại Đại học Dược Hàn Quốc, đã so sánh sự tái phát sau khi điều trị với một cái lò xo trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị ép xuống.
“Khi bạn ấn một cái lò xo xuống, nó trở nên nhỏ hơn nhưng khi bạn bỏ tay ra, lò xo lại bật lên”, chuyên gia Kim Jeong-ki nói.
Video đang HOT
Ngay cả khi các bệnh nhân được phát hiện tái dương tính với SARS-CoV-2 là do tái phát hay tái nhiễm thì đều là dấu hiệu cho thấy những thách thức mới trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Seol Dai-wu, một chuyên gia về phát triển vaccine cho biết, các cơ quan y tế Hàn Quốc vẫn chưa tìm thấy trường hợp bệnh nhân ‘tái kích hoạt’ lây truyền virus sang bên thứ ba, nhưng nếu việc lây nhiễm như vậy được chứng minh, đó sẽ là một vấn đề lớn.
Giới hạn xét nghiệm
Mỗi bệnh nhân Covid-19 được cho là khỏi bệnh (không còn virus trong cơ thể) khi đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hai lần trong khoảng 48 giờ.
Mặc dù các xét nghiệm RT-PCR được sử dụng ở Hàn Quốc được đánh giá nhìn chung cho kết quả chính xác nhưng các chuyên gia nói rằng, bằng cách nào đó rất có thể kết quả trả về bị sai hoặc không nhất quán đối với một số ít trường hợp.
“Các xét nghiệm RT-PCR được đánh giá rất cao với độ chính xác lên tới 95%. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc vẫn có khả năng 2-5% trường hợp được xác định ‘âm tính giả’ hoặc ‘dương tính giả’”, chuyên gia Kim nói.
“Tàn dư của virus ở mức độ thấp sẽ khiến một xét nghiệm nhất định khó có thể phát hiện”, Seol nêu quan điểm.
“Mặt khác, các xét nghiệm cũng có thể nhạy cảm đến mức phát hiện cả những virus nhỏ có thể là vô hại. Điều này dẫn đến kết quả dương tính ngay cả khi bệnh nhân đã hồi phục”, Phó Giám đốc KCDC Kwon Jun-wook giải thích thêm.
Eom Joong-sik, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Gil của Đại học Gachon cho biết: “Các xét nghiệm cũng có thể cho kết quả không chính xác nếu các mẫu thử cần thiết không được thu thập đúng cách”.
Liên quan đến diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc, theo thống kê của KCDC, ngày 16/4, Hàn Quốc đã xác nhận thêm 22 ca nhiễm mới virus SARS CoV-2, nâng tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước tăng lên thành 10.613 người. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp Hàn Quốc duy trì được số ca nhiễm mới dưới ngưỡng 30 người.
Theo KCDC, số ca tử vong cũng chỉ tăng thêm 4 ca, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở nước này lên 229, trong đó trên 50% là bệnh nhân trên 80 tuổi và có tiền sử bệnh lý.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi hoàn toàn là 141, nâng tổng số ca hồi phục lên thành 7.757 người, tiếp tục chiếm hơn 70%.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 20 trường hợp trong tình trạng nguy kịch. Tính đến nay, đã có gần 500.000 người được xét nghiệm virus SARS CoV-2 ở Hàn Quốc./.
Hùng Cường
Lý do các bệnh nhân Covid-19 nên được đặt nằm sấp
Các bác sĩ chuyên ngành chăm sóc tích cực tại Mỹ đã giải thích lý do vì sao các bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng thường được đặt nằm sấp.
Hôm 10/4, Bác sĩ Mangala Narasimham nhận được một cuộc gọi khẩn cấp. Một người đàn ông ở độ tuổi 40 nhiễm Covid-19 đang ở trong tình trạng nguy kịch, và đồng nghiệp muốn bà đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Bệnh viện Do thái Long Island để xem liệu anh ấy có cần dùng máy thở hay không.
"Trước khi tôi đến", bà Narasimham nói với vị bác sĩ còn lại, "thử quay bệnh nhân nằm sấp lại xem có đỡ hơn không". Bà Narasimham sau đó không cần phải tới ICU. Phương pháp lật sấp đã có tác dụng.
Các bác sĩ đang phát hiện ra rằng phương pháp thông khí nhân tạo bằng cách đặt các bệnh nhân nhiễm virus corona vào tư thế nằm sấp sẽ giúp tăng lượng oxy vào được phổi của bệnh nhân.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 được đặt nằm sấp tại một bệnh viện ở Italia
"Chúng tôi đang cứu sống nhiều người bằng cách này, chắc chắn là như vậy", bà Narasimham, Giám đốc vùng phụ trách chăm sóc tích cực của hệ thống y tế Northwell Health, cho biết. "Đó là một việc làm rất đơn giản, nhưng chúng tôi đã ghi nhận những sự cải thiện đáng kinh ngạc. Chúng tôi có thể nhìn thấy điều này ở tất cả các bệnh nhân".
"Một khi bạn biết nó có tác dụng, bạn sẽ muốn làm việc này nhiều hơn, và bạn sẽ thấy là nó có tác dụng gần như ngay lập tức", bác sĩ Kathryn Hibbert, Trưởng khoa ICU ở Bệnh viện Đa khoa bang Massachusetts, Mỹ cho biết.
Các bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường tử vong do ARDS - hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Hội chứng này cũng là nguyên nhân tử vong của các bệnh nhân nhiễm cúm mùa, viêm phổi và nhiều căn bệnh khác. 7 năm trước, các bác sĩ người Pháp đã đăng tải một bài nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân với hội chứng ARDS phải dùng máy thở thường có tỉ lệ tử vong thấp hơn nếu họ được đặt nằm sấp trong bệnh viện.
Kể từ đó, các bác sĩ tại nhiều quốc gia đã bắt đầu đặt nằm sấp các bệnh nhân phải thở máy. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi với bệnh nhân Covid-19, và nó đã mang lại hiệu quả. Khi nam bệnh nhân ở Bệnh viện Do thái Long Island được đặt nằm sấp, độ bão hoà oxy trong máu đã tăng từ 85% lên 98%, một mức tăng rất lớn.
Bác sĩ tại nhiều quốc gia đang áp dụng phương pháp thông khí nhân tạo bằng cách đặt bệnh nhân nằm sấp.
Các bệnh nhân phải thở máy thường nằm sấp trong khoảng 16 tiếng một ngày, phần thời gian còn lại sẽ nằm ngửa để các bác sĩ dễ dàng thực hiện các thủ tục thăm khám và điều trị hơn. Các chuyên gia chăm sóc tích cực cho biết, việc cho các bệnh nhân nằm sấp có tác dụng vì tư thế này cho phép oxy dễ dàng đi vào phổi hơn. Khi nằm ngửa, sức nặng của cơ thể vô hình chung đã chèn vào một phần của hai lá phổi.
"Bằng cách đặt họ nằm sấp, chúng tôi đang mở ra một phần của hai lá phổi mà trước đó chưa được mở ra", bà Hibbert cho biết.
Anh Thư
Cô gái 19 tuổi sinh con khi đang nhiễm Covid-19 Các bác sĩ ở Cameroon vừa giúp một sản phụ trẻ nhiễm Covid-19 sinh bé gái nặng 2 kg. Hiện em bé được cách ly khỏi mẹ để đảm bảo sức khỏe. Cách đây ít ngày, cô gái 19 tuổi người Cameroon đã phàn nàn với các bác sĩ về triệu chứng khó thở. Bởi vậy, các nhân viên y tế của Bệnh...