Nguyên nhân mới dẫn đến bệnh tự kỷ
Một nhóm nhà khoa học Thụy Điển đã phát hiện ra rằng môi trường cũng là yếu tố quan trọng gây ra bệnh tự kỷ.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội y khoa Mỹ số ra ngày 4/5, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích dữ liệu của hơn 2 triệu người Thụy Điển trong khoảng thời gian từ năm 1982-2006.
Đây là công trình nghiên cứu quy mô lớn nhất từ trước tới nay, do các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu bệnh tự kỷ có trụ sở ở thành phố New York phối hợp với viện Karolinska ở Thụy Điển thực hiện nhằm xác định nguyên nhân thực chất của bệnh tự kỷ.
Kết quả cho thấy yếu tố di truyền “đóng góp” khoảng 50%, thấp hơn nhiều so với mức 80-90% của các nghiên cứu công bố trước đây, và ngang bằng với yếu tố môi trường.
Trưởng nhóm nghiên cứu Avi Reichenberg cho biết những yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân sâu xa của bệnh tự kỷ gồm có điều kiện kinh tế gia đình, các biến chứng sau sinh, các bệnh nhiễm trùng (nếu có) từ mẹ sang con, tác dụng phụ của các loại thuốc được bà mẹ uống trước và trong quá trình mang thai…
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Reichenberg, các nhà khoa học vẫn cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để xác định rõ vấn đề này.
Tự kỷ là bệnh rối loạn phát triển hệ thần kinh. Những trẻ em bị tự kỷ thường chậm phát triển khả năng giao tiếp, khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ, không hiểu các ký hiệu và ít có khả năng tưởng tượng.
Bệnh thường biểu hiện trước 3 tuổi khi đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường chung quanh.
Trẻ mới sinh không thể hiện rõ bệnh nhưng từ tháng 18 trở đi, cha mẹ và những người xung quanh có thể nhận thấy rõ các triệu chứng bệnh ở trẻ như trẻ tỏ ra thờ ơ, không chú ý tới các hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, ánh nhìn hay nụ cười.
Trẻ mắc bệnh tự kỷ vẫn phát triển thể chất bình thường nhưng trì trệ kém phát triển hơn so với các bạn cùng trang lứa, thể hiện ở việc trẻ không nói được, nói không thành câu và khó hòa nhập với xã hội.
Trên thế giới cứ 100 trẻ thì có một trẻ mắc bệnh tự kỷ. Mỹ là nước có tỷ lệ trẻ tự kỷ cao nhất với tỷ lệ thống kê 1/68.
Theo Vietnam
Phát hiện gien thiểu năng
Cuộc nghiên cứu mới nhất do Đại học Adelaide (Úc) thực hiện đã xác nhận một gien có liên quan đến thiểu năng về trí tuệ, đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển não người.
Phát hiện mới góp phần giúp hiểu rõ hơn về những trường hợp thiểu năng trí tuệ - Ảnh: stanfordscientific.org
Gien này được xác định là USP9X, và đã được các nhà nghiên cứu tại Adelaide theo đuổi suốt hơn 1 thập niên, nhưng gần đây họ mới bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của nó đối với quá trình phát triển não người.
Một nhóm chuyên gia quốc tế do Đại học Adelaide dẫn đầu đã giải thích cách thức các đột biến trong USP9X có liên quan đến thiểu năng trí tuệ.
Những đột biến trên, có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã được chứng minh gây nên tình trạng gián đoạn trong chức năng tế bào não bình thường.
Đồng tác giả, tiến sĩ Lachlan Jolly cho hay các rối loạn gây nên những thay đổi trong hệ thống tế bào não, khiến đối tượng bị thiểu năng, động kinh, tự kỷ, rất khó tìm hiểu và điều trị.
Tiến sĩ Jolly cho hay gien USP9X được phát hiện khi nhóm chuyên gia theo dõi những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc học và trí nhớ có vấn đề.
Kết quả nghiên cứu cho thấy USP9X rõ ràng đóng vai trò kiểm soát thế hệ đầu tiên của tế bào thần kinh phát triển từ tế bào gốc, cũng như khả năng kết nối giữa các tế bào với nhau để tạo thành các hệ thống hoàn chỉnh.
Báo cáo đã được đăng trên chuyên san Human Genetics của Mỹ.
Theo TNO
Trẻ thiếu kẽm sẽ chậm phát triển Theo BS Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Kẽm là một yếu tố vi lượng vô cùng quan trọng, tầm quan trọng của kẽm đối với cơ thể không kém gì sắt nhưng trên thực tế nhiều người đã không biết đến vai trò của nó. Thực phẩm giàu kẽm rất cần cho sự phát triển của trẻ. Ảnh:TL Trẻ bị...