Nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong do hen tại Việt Nam
Nhiều người mắc bệnh hen phụ thuộc vào thuốc cắt cơn, sử dụng sai cách khiến tình trạng không thuyên giảm, thậm chí tăng nguy cơ nhập viện, tử vong.
Đối với nhiều người mắc bệnh hen, thuốc cắt cơn là dược phẩm không thể thiếu, giúp giảm triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng thuốc này trong thời gian dài sẽ làm giảm sự bảo vệ của phế quản, tăng phản ứng quá mức của đường thở có thể dẫn đến các đợt cấp hen phế quản.
Theo hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế cũng khuyến cáo bệnh nhân không nên lạm dụng các loại thuốc cắt cơn đơn độc trong điều trị hen vì có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng bệnh nhân phụ thuộc quá mức vào liệu pháp cắt cơn ( bình xịt giãn phế quản tác dụng ngắn) vẫn còn phổ biến.
Tại buổi tọa đàm giới thiệu chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng trong kiểm soát hen tại Việt Nam, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng khẳng định: “Thách thức lớn nhất vẫn nằm ở việc nhiều người dân còn lúng túng trong việc tìm đến nguồn tin chính thống, đáng tin cậy. Điều đó dẫn đến những hiểu lầm, ngộ nhận và tiếp cận sai lệch về bệnh hen”.
Phụ thuộc vào thuốc cắt cơn hen là yếu tố làm tăng nguy cơ khiến bệnh nặng hơn. Ảnh: Freepik.
Video đang HOT
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP.HCM, 68% bệnh nhân hen đã mua từ 3 bình thuốc cắt cơn trở lên trong năm 2020. Con số này được khảo sát trên các nhà thuốc của 14 tỉnh, thành.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy việc sử dụng 3 bình thuốc cắt cơn một năm có thể tăng gấp 2 lần nguy cơ nhập viện. Bệnh nhân sử dụng quá mức loại thuốc này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như tăng phản ứng quá mức đường thở, giảm đáp ứng giãn phế quản, nguy cơ nhập viện cấp cứu cao hơn. Đặc biệt, điều này có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho nhiều bệnh nhân.
Thực tế, hen là bệnh có thể kiểm soát khi tuân thủ điều trị. Bệnh nhân có triệu chứng và phải dùng thuốc cắt cơn nghĩa là tình trạng hen đang không được kiểm soát. Trong trường hợp này, người dân nên đi khám bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe để có phác đồ điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, bà Lan lưu ý người bệnh cần chú ý nhận biết các dấu hiệu kiểm soát hen suyễn như ho từng cơn, tức ngực, khó thở, thở khò khè. Nếu có hai hoặc nhiều triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa.
Nhiệt độ xuống thấp đột ngột, nhiều ca bệnh nhi nhập viện
Số ca bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng không tăng so thời gian trước, nhưng số ca bệnh nặng buộc phải nhập viện lại tăng cao.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu các bệnh về hô hấp, đặc biệt trong những ngày nhiệt độ thay đổi, xuống thấp đột ngột, phụ huynh không nên tự mua thuốc điều trị mà phải đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn, tránh bệnh quá nặng mới đưa vào bệnh viện.
Nhiệt độ xuống thấp đột ngột, nhiều ca bệnh nhi nhập viện.
Ghi nhận của phóng viên Nhân Dân điện tử sáng 14-1, tại Khoa Khám đa khoa - Cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, số ca bệnh nhi đến khám bệnh không nhiều, nhưng phần lớn các cháu nhỏ đều bị nhiễm các bệnh nặng về đường hô hấp, ho, khó thở, quấy khóc.
Bắt chuyến xe sớm từ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi từ sáng sớm để kịp có mặt tại bệnh viện, đưa con đi khám, chị Đoàn Thị Thành, mẹ bệnh nhi Hồ Bảo Nguyên (trú xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), cho biết: "Con tôi đau hơn 10 ngày nay và đã khám bác sĩ tư ở Quảng Ngãi, uống thuốc nhưng không bớt, nên sáng nay tôi bắt xe đò từ sớm, đưa cháu ra đây. Cháu ho nhiều, sổ mũi, khó thở, thở gấp, cháu được 16 tháng tuổi. Lúc mới sinh cháu cũng bị đường hô hấp, đến nay, mỗi khi thời tiết lạnh, cháu lại bị, đợt này lạnh quá cháu bị nặng hơn".
Sau khi các bác sĩ Khoa Khám đa khoa-Cấp cứu thăm khám bệnh cho cháu Hồ Bảo Nguyên được chuyển nhập viện, cấp cứu vì khó thở, thở dốc.
Bệnh nhi Hồ Bảo Nguyên (trú xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nhập viện cấp cứu do sốt cao, ho và thở dốc.
Tại Khoa Hồi sức nhi, Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, số bệnh nhi mắc bệnh hô hấp điều trị tăng cao. Đang chăm sóc cháu ngoại ba tháng tuổi vừa nhập viện cấp cứu chiều 13-1, bà Lê Thị Thu Thảo (trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết: Hôm qua khi cháu bị sốt cao, gia đình có đưa cháu đi bác sĩ tư để khám nhưng bác sĩ yêu cầu đưa cháu đến Bệnh viện Phụ sản-Nhi vì cháu bị viêm phổi nặng, ho sốt. Cháu vào chiều qua và hiện tại đang được chăm sóc, theo dõi đặc biệt".
Theo TS, BS Nguyễn Thị Kim Phương, Khoa Khám đa khoa-Cấp cứu, những ngày qua, số ca bệnh đến khám không tăng nhưng số ca bệnh nhi nặng buộc phải nhập viện điều trị lại tăng cao. Bệnh nhi bị các bệnh về hô hấp như viêm phổi, hen phế quản.
"Thời tiết lạnh đột ngột, trẻ dễ bị ốm, biểu hiện của các trẻ nhiễm các bệnh do hô hấp thường sốt, ho, khó thở. Nhiều trẻ ít có biểu hiện nhưng mệt mỏi và nếu không được khám, điều trị kịp thời thì dễ lên cơn co giật, gây các biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm màng não, suy hô hấp cấp có thể dẫn đến tử vong. Các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi con có các dấu hiệu bệnh. Phải luôn giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, cho trẻ uống nước đầy đủ. Đặc biệt không nên tùy tiện mua thuốc tự điều trị cho trẻ và về lâu dài, nên tiêm đầy đủ các loại vaccine cho trẻ theo từng độ tuổi", bác sĩ Kim Phương nhấn mạnh.
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám khoảng 1.000 lượt bệnh nhi, trong đó có 1/3 ca bệnh nhi mắc các bệnh về hô hấp.
Hiện, Bệnh viện Phụ sản-Nhi thực hiện nghiêm ngặt quy trình phân luồng khám chữa bệnh phòng, chống dịch Covid-19. Tất cả người dân đến khám, liên hệ công tác tại bệnh viện đều buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn của các bác sĩ, khai báo y tế đầy đủ, đeo khẩu trang, đứng chờ giãn cách, rửa tay sát khuẩn.
Tại Khoa Khám đa khoa-Cấp cứu, BS Kim Phương cho biết, các y, bác sĩ vừa khám bệnh cho bệnh nhân vừa tiến hành sàng lọc các bệnh nhân có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, không chủ quan, lơ là trong thực hiện nhiệm vụ kép tại bệnh viện, bảo đảm chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Việt Nam vẫn 'đứng top cao' về tỷ lệ người mắc bệnh lao Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc. Năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người...