Nguyên nhân khiến nhiều người không rõ giới tính
Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh đang là mối quan tâm, lo lắng của nhiều cha mẹ khi có con nhỏ mắc phải.Đó cũng là lý do khiến nhiều người không rõ giới tính của mình.
Bệnh lý này khiến trẻ dậy thì sớm hoặc có những biểu hiện nam hóa nếu như là bé gái và làm nhiều người băn khoăn không biết con mình là trai hay gái.
Theo thông kê trên thế giới cứ 15.000 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị tăng sản thượng thận bẩm sinh. Tại Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể nhưng số lượng trẻ bị mắc chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh được chẩn đoán ngày càng tăng. Đây là một bệnh lý di truyền, xuất hiện khi chức năng sản xuất nội tiết tố của tuyến thượng thận bị rối loạn, có bộ phận sinh dục ngoài không xác định được là nam hay nữ.
Ảnh minh họa
Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàn, bệnh lý tăng sản tuyến thượng thận là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong cấp cứu của nhi khoa và cũng là bệnh lý làm các bậc cha mẹ rất băn khoăn khi chưa nhận diện được con mình là gái hay là trai. Đây là bệnh lý di truyền do cơ thể thiếu một enzym trong quá trình tổng hợp nên hoóc môn cortizol, nên khi thiếu hoóc môn này (hoóc môn chủ đạo trong chuyển hóa đường và tăng cường miễn dịch trong cơ thể) rất dễ gây trụy tim mạch và tử vong.
Dấu hiệu nhận biết trẻ rối loạn giới tính do tăng sản thượng thận
Video đang HOT
Đối với trẻ trai: biểu hiện cơ bắp phát triển, bộ phận sinh dục nam phát triển hơn bình thường. Còn đối với trẻ gái bệnh làm trẻ bị biệt hóa bộ phận sinh dục nữ thành nam ngay từ trong bào thai. Khi trẻ gái ra đời, biểu hiện lâm sàng đầu tiên là âm vật to nhưng không to hẳn như dương vật, vùng bìu không rõ như ở trẻ trai mà vùng bìu lép.
Ngoài ra còn có các biểu hiện lâm sàng khác, biểu hiện quan trọng là thể mất muối, sau 7 – 12 ngày sau sinh trẻ có hiện tượng nôn nên rất dễ nhầm tưởng với trường hợp xuất huyết não, ỉa chảy, các bệnh không rõ nguyên nhân khác. Trong những trường hợp này các thầy thuốc thường cho truyền bù dịch nhưng không hề thấy cải thiện tình trạng mất nước và giảm nôn mà làm điện tâm đồ thấy sự thay đổi rất rõ là nồng độ Kali tăng rất cao và nồng độ Natri trong máu giảm.
Trẻ lớn hơn chút nữa ở thể nam hóa đơn thuần trẻ có biểu hiện dậy thì sớm. Ở trẻ trai ngay sau sinh thì bộ phận sinh dục đã phát triển, cơ bắp phát triển và đến năm 7 – 10 tuổi trông vạm vỡ, người thấp nhưng trông vạm vỡ như thanh niên 18, đôi mươi, dương vật to và mọc lông nhưng tinh hoàn rất nhỏ, khác với tình trạng dậy thì sớm thực.
Tất cả các bệnh lý, khiếm khuyết về nội tiết, sau khi phát hiện ra đều điều trị bằng liệu pháp thay thế hoóc môn của tuyến bị hỏng đó. Bệnh lý tuyến thượng thận cũng phải dùng liệu pháp hooc môn thay thế suốt đời. Nếu không dùng thì khi xảy ra ốm đau có nguy cơ xảy ra cơn suy thượng thận cấp và có nguy cơ tử vong. Trường hợp điều trị để cho trẻ gái thành một người hoàn hảo, có ngoại hình nữ thật thì phải có sự can thiệp của bác sỹ ngoại khoa tạo hình bộ phận sinh dục.
Để ngăn chặn bệnh lý này cần có sự tư vấn di truyền. Đối với người đã có con mắc bệnh thì khi sinh con thứ 2 sẽ được làm chẩn đoán trước sinh bằng cách chọc nước ối để xác định. Đây là bệnh lý có thể điều trị được nên ngay từ trong bào thai bà mẹ đã được dùng thuốc và làm cho trẻ không bị biến đổi giới và sau sinh trẻ không có nguy cơ bị trụy tim mạch.
Tăng sản thượng thận bẩm sinh là bệnh phải điều trị suốt đời nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe, quá trình phát triển của trẻ, đồng thời còn có thể duy trì khả năng lập gia đình cũng như khả năng sinh con.
Theo VNE
Nổi mề đay không rõ nguyên nhân
Con trai tôi 9 tuổi. Một năm gần đây cháu thường xuyên nổi mề đay (triệu chứng này có từ 5 tuổi nhưng chỉ thỉnh thoảng).
Tôi đã đưa cháu đi khám khắp nơi, đã làm mọi xét nghiệm nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Xin bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp của cháu nên đi khám ở đâu. Mỗi lần đi khám cháu uống thuốc thì khỏi nhưng khi hết thuốc lại nổi lên. Tôi ở tỉnh Kon Tum, rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của bác sĩ. (Huỳnh Thị Hoàng)
Ảnh: stamford
Trả lời:
Chào chị Hoàng!
Theo chị mô tả, con chị nổi mề đay (có nơi gọi là mày đay) từ lúc 5 tuổi, và đến giờ vẫn còn mắc phải, vậy cháu đã bị mề đay mạn tính. Đây là môt bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng có đến 25% trường hợp khó phát hiện được nguyên nhân dù đã làm đầy đủ xét nghiệm. Bệnh ước tính xảy ra cho 0,1-3% dân số, ảnh hưởng đến tất cả chủng tộc. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Đối với diễn tiến bệnh mạn tính thì thường kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân, thương không do di ưng.
Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.
Mề đay mạn tính bao gồm: mề đay vật lý, mề đay do thuốc, mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Mề đay vật lý được xác định qua tiền sử và các bài kiểm tra kích thích. Mề đay do thuốc được xác định bằng các bài kiểm tra khi mề đay vật lý bị loại trừ. Khi không xác định được nguyên nhân thì người ta xếp vào nhóm mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Có khoảng 25-45% bệnh nhân bị mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân, đây là một bệnh tự miễn.
Các yếu tố gây bệnh rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng...), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.
Để chẩn đoán mề đay, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần hỏi tỉ mỉ về tiền sử gia đình, việc dùng thuốc, thức ăn, kể cả điều kiện và môi trường sinh hoạt lao động. Khi cần, phải xét nghiệm thêm về máu.
Vì thế, cách tốt nhất chị nên dẫn cháu đến khoa da liễu của những bệnh viện lớn để được bác sĩ chuyên khoa khám, và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.
Bác sĩ Lê Đức Thọ _ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Theo VNE
Đứa bé mồ côi, không rõ giới tính Bé Nguyễn Hải Phong ở thôn Xuân Chiếng, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) sinh năm 2011 có hoàn cảnh rất éo le. Bé có 1 tinh hoàn, nhưng đi tiểu lại giống con gái. Khi bé 4 tháng tuổi, bố bé mất vì ung thư. Sau 3 ngày bố mất, mẹ em mắc bệnh thần kinh, phải điều trị ở...