Nguyên nhân khiến lốp ô tô bị nổ khi đi trên cao tốc
Việc nổ lốp khi di chuyển thường xảy ra với những dòng xe cũ ít được chủ xe quan tâm đến lốp.
Từ khi Việt Nam đưa vào vận hành những đường cao tốc đạt tiêu chuẩn cao, sát với chuẩn quốc tế thì số vụ tai nạn xảy ra trên những con đường này cũng tăng nhanh, trong đó có rủi ro nổ lốp.
Theo chuyên gia từ một hãng lốp Nhật tại Việt Nam, nguyên nhân khiến ô tô hay nổ lốp trên cao tốc tại Việt Nam chính là do tài xế chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và chưa hình thành thói quen chăm sóc lốp như ở các nước phát triển.
Cũng có khi thường xuyên bơm căng quá mức hoặc bơm không đủ áp suất, gai mòn không đều, xe chở quá tải chạy tốc độ cao, lốp quá niên hạn sử dụng hoặc sử dụng không phù hợp với thông số kỹ thuật cho phép in bên thành lốp…
Việc nổ lốp khi di chuyển thường xảy ra với những dòng xe cũ ít được chủ xe quan tâm đến lốp
Ngoài ra, nguyên nhân của việc này một phần đến từ hạ tầng giao thông. Trước đây Việt Nam chưa có những đường cao tốc chạy ở tốc độ cao nhiều giờ, vì thế chỉ quanh quẩn trên đường quốc lộ thì chưa bộc lộ hết các mối nguy hiểm của lốp kém chất lượng. Sự chủ quan của lái xe, chưa có thói quen chăm sóc lốp xe khiến tình trạng nổ lốp diễn ra thường xuyên.
Khi xe ô tô bị nổ lốp để an toàn người lái hãy xử lý theo các bước sau:
Cách xử lý khi xe bị nổ lốp ô tô đầu tiên là giữ chặt vô lăng và hướng cho xe đi thẳng. Khi ô tô bất ngờ bị nổ lốp, xe sẽ rất chao đảo. Do đó người lái cần giữ chặt vô lăng cho xe tiếp tục đi thẳng. Nếu xe bị lệch, kéo sang một bên hãy bẻ lái hướng ngược lại để xe đi đúng vào làn đường của mình, hạn chế tình trạng xe lao ra dải phân cách hay lấn sang làn xe khác.
Video đang HOT
Cách xử lý khi xe bị nổ lốp ô tô đầu tiên là giữ chặt vô lăng và hướng cho xe đi thẳng Từ từ giảm nhẹ chân ga
Khi ô tô bị nổ lốp xe sẽ bị xóc rất mạnh. Do đó cần phải kiểm soát tốc độ xe. Bước xử lý khi xe bị nổ lốp tiếp theo là giảm nhẹ chân ga. Tuyệt đối không lập tức nhả chân ga mà hãy nhả từ từ.
Sau khi từ từ nhả nhẹ chân ga, tốc độ giảm hãy bắt đầu rà phanh để giảm tốc độ.
Quan sát và tấp vào lề
Khi đã kiểm soát được tình hình hãy bật đèn khẩn cấp để báo hiệu các xe phía sau. Tiếp đến quan sát rồi cho xe tấp vào lề, dừng đỗ ở vị trí an toàn. Tuyệt đối không dừng xe giữa đường nếu xe có thể di chuyển được.
Thay lốp hoặc gọi cứu hộ
Khi xe đã dừng đỗ vào nơi an toàn, nếu có sẵn lốp dự phòng thì tiến hành thay lốp dự phòng. Trong trường hợp không có thì hãy gọi dịch vụ cứu hộ để kéo xe về.
5 bộ phận trên ô tô cần kiểm tra khi bước vào mùa mưa
Dành ít thời gian để kiểm tra tình trạng lốp xe, cần gạt mưa, đèn xe hay hệ thống phanh... sẽ góp phần giúp chiếc xe vận hành ổn định, an toàn khi bước vào mùa mưa.
Người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra tình trạng hoạt động một số bộ phận cần thiết trên xe để góp phần đảm bảo an toàn
Thời tiết tại Việt Nam đang bước vào mùa mưa, việc điều khiển ô tô theo đó cũng gặp một số bất tiện và tiềm ẩn nguy cơ bất an toàn. Vì vậy, ngoài việc trang bị các kỹ năng khi lái xe trong điều kiện đường trơn trượt, lái xe qua các đoạn đường ngập nước... Người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra tình trạng hoạt động một số bộ phận cần thiết trên xe để góp phần đảm bảo an toàn, ổn định trên mọi hành trình.
Dưới đây là 5 bộ phận cần kiểm tra trên ô tô khi bước vào mùa mưa
Kiểm tra tình trạng lốp xe
Lốp xe là bộ phận duy nhất trên ô tô tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Nếu để lốp xe quá mòn, các gai lốp, rãnh thoát nước trên lốp xe bị bào mòn gần hết sẽ tạo ra một lớp nước giữa vỏ xe và mặt đường còn được gọi là hydroplaning (Hydroplaning) - ngăn sự tiếp xúc giữa lốp ô tô và mặt đường khiến xe dễ bị trơn trượt, dẫn đến tai nạn. Theo Cơ quan Quản lý đường cao tốc Liên bang Mỹ, 75% các vụ va chạm xe liên quan đến thời tiết xảy ra trên mặt đường ướt, 47% trong số đó xảy ra khi trời mưa.
Vì vậy, khi bước vào mùa mưa, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra tình trạng lốp xe. Phải luôn đảm bảo gai lốp, rảnh thoát nước phải có độ sâu ít nhất 3 mm. Bên cạnh đó, nên kiểm tra tình trạng của cao su lốp. Nếu phát hiện lốp quá mòn hoặc có vết nứt, phồng, rách... nên thay thế.
Kiểm tra tình trạng các cánh gạt mưa
Bên cạnh lốp xe, cần gạt mưa kính lái, kính hậu cũng là chi tiết quan trọng góp phần giúp người lái đảm bảo tầm quan sát khi lái xe trong điều kiện trời mưa. Vì vậy, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra chi tiết này. Nên bật thử các cần gạt mưa, nếu phát hiện lưỡi gạt nước vẫn còn để lại những bệt nước nhỏ trên kính lái bạn nên kiểm tra chất lượng lưỡi gạt nước. Nếu chi tiết này quá mòn, hay lớp cao su bị chai cứng... nên thay thế. Ngoài ra, nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính, nếu mức nước quá cạn nên châm thêm.
Kiểm tra hệ thống đèn xe
Hệ thống đèn trên ô tô cũng là một trong những chi tiết quan trọng giúp bạn phát tín hiệu và để các phương tiện khác nhận biết xe của bạn khi lưu thông trong thời tiết trời mưa, tầm nhìn hạn chế. Do đó nên kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống đèn xe, gồm các loại như đèn pha, xi nhan, đèn hậu, đèn phanh, đèn lùi, đèn sương mù, cũng như đèn chiếu sáng ban ngày (Daytime Running Light). Đảm bảo chắc chắn không có một bóng đèn nào bị hỏng hoặc tắt.
Kiểm tra tình trạng của hệ thống phanh, phanh ABS
Đây là mộ trong những bộ phận quan trọng nhất trên ô tô, góp phần hỗ trợ người lại trong các tình huống giao thông. Vì vậy, trước mọi chuyến đi, nên chú ý kiểm tra hệ thống phanh. Nếu phát hiện có tiếng kêu phát ra mỗi khi đạp phanh, có thể do má phanh bị mòn hoặc đĩa phanh không đều... Trường hợp này nên mang xe vào gara, trung tâm dịch vụ chăm sóc ô tô để kiểm tra, thay thế má phanh.
Ngoài ra, hiện này hầu hết các mẫu ô tô đều có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, giúp bánh xe không bị bó cứng khi phanh gấp. Đây là một chức năng quan trọng giúp cải thiện độ an toàn trên đường ướt. Người dùng cũng nên kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống phanh ABS. Khi đạp phanh gấp ở tốc độ trên 20km/giờ, nếu đèn ABS bật sáng cùng với cảm giác rung bàn đạp phanh... chứng tỏ hệ thống chống bó cứng phanh ABS vẫn hoạt động ổn định. Trường hợp khi thắng gấp phát hiện tiếng kêu chúng tỏ hệ thống chống bó cứng phanh ABS đang gặp vấn đề. Nên mang xe vào gara, trung tâm dịch vụ chăm sóc ô tô để kiểm tra.
Chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết
Ngoài việc kiểm tra các bộ phận quan trọng, người dùng ô tô cũng nên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết trên xe như ô dù, khăn giấy, nước sạch (trường hợp cần thiết châm thêm nước rửa kính) cũng như các giấy tờ cần thiết như hợp đồng bảo hiểm... khi sử dụng ô tô trong mùa mưa bão.
Đổ đèo như thế nào để xe không bị cháy phanh? Nếu bạn thường xuyên phải lái xe đường dài tại vùng đồi núi thì việc phanh càng lúc càng mòn do đổ đèo nhiều là điều không thể tránh khỏi. Vậy phải làm thế nào để giảm bớt độ mòn cho phanh nhất. Thực tế, nhiều tài xế thiếu kinh nghiệm lái xe ô tô thường có thói quen đạp phanh liên tục...