Nguyên nhân khiến khủng hoảng di cư trầm trọng ở biên giới Belarus-Ba Lan
Cuộc khủng hoảng di cư đang leo thang trầm trọng ở biên giới Belarus- Ba Lan, gây căng thẳng giữa Ba Lan và Belarus nói riêng và Belarus-EU nói chung.
Người di cư tại khu vực Grodno, biên giới Belarus – Ba Lan ngày 8/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi đề cập tới việc hàng nghìn người di cư đang tập trung ở biên giới Ba Lan, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định trên Twitter ngày 10/11: “Đây là cuộc tấn công kép. Không phải là khủng hoảng di cư”.
Theo tờ Foreign Policy, những gì đang diễn ra ở biên giới Belarus-Ba Lan là vừa là một cuộc tấn công, vừa là khủng hoảng di cư nhưng việc giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) từ chối công nhận thực tế này một phần là lý do khiến EU đang đối mặt với hỗn loạn ở biên giới.
Sáu năm sau khi cuộc khủng hoảng người tị nạn gần đây nhất ở châu Âu đạt đỉnh, người lớn và trẻ em từ vùng chiến sự và các quốc gia nghèo vẫn bị chèn ép giữa một bên là hàng rào dây thép gai, một bên là binh lính.
Người di cư tập trung tại vùng Grodno, khu vực biên giới giữa Belarus với Ba Lan, ngày 8/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ba Lan và EU cáo buộc Chính phủ Belarus đưa người di cư tới khu vực biên giới, tạo ra cuộc khủng hoảng này nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của EU. Cáo buộc này bị Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bác bỏ. Ủy ban Biên giới Nhà nước Belarus cho rằng người tị nạn không gây ra mối đe dọa và chỉ muốn xin tị nạn tại Ba Lan.
Điều khiến cuộc khủng hoảng di cư hiện nay thêm trầm trọng bắt nguồn từ cách tiếp cận cứng rắn của EU với di cư – một vấn đề lẽ ra có thể quản lý được. Thay vì quan tâm tới nguyên nhân những người di cư phải rời bỏ chỗ ở và bảo vệ họ, EU lại quá ám ảnh với việc tập trung vào quân sự hóa vấn đề nhân đạo và làm xói mòn khái niệm tị nạn, ảnh hưởng tới những nguyên tắc của EU.
Một số người di cư tại biên giới Belarus- Litva cho biết họ phản đối việc bị truyền thông coi là “quân bài chính trị”. Một người di cư Somali nói với Foreign Policy: “Tôi không biết về ông Lukhashenko. Mọi thứ tôi biết là Belarus đã mở cánh cửa, nhưng họ không bắt chúng tôi tới đây”.
Phản ứng với sức ép của người di cư ở biên giới, Litva, Ba Lan và 10 quốc gia EU đã kêu gọi EU thay đổi khung pháp lý hiện có cho phù hợp với thực tế mới. Lời kêu gọi này thực ra là lời kêu gọi phớt lờ Công ước Geneva về người tị nạn, hợp pháp hóa việc từ chối những người tị nạn yếu thế, đẩy họ trở lại tình huống nguy hiểm.
Video đang HOT
Máy bay tuần tra khi người di cư tập trung tại vùng Grodno, khu vực biên giới giữa Belarus với Ba Lan, ngày 8/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ba Lan trước đây từng ngăn người dân đến từ Chechnya hay Tajikistan, nhưng Ba Lan lại cùng với Litva sắp xếp thị thực nhân đạo, thậm chí lập hành lang nhân đạo cho người bất đồng chính kiến Belarus. Cách đối xử này lại hiếm khi được áp dụng với người tị nạn từ Afghanistan, Syria hay Somalia.
Trong khi EU luôn đổ lỗi cho Belarus và Nga nhưng chính chính sách tị nạn yếu của EU cũng là nguyên nhân.
Quốc gia thành viên EU đầu tiên chịu trách nhiệm đánh giá đơn xin tị nạn thường là quốc gia mà người tị nạn đặt chân đến đầu tiên. Điều này buộc những người này phải vào những quốc gia mà họ không có ý định xin tị nạn ngay từ đầu.
Hệ thống này do các nước giàu có ở Bắc Âu thiết kế để chuyển quy trình bảo vệ người tị nạn phức tạp sang cho các nước EU nghèo hơn ở biên giới (như Địa Trung Hải, Đông Âu) xử lý. Điều này cho phép các nước EU giàu duy trì được vẻ ngoài tự do, công khai nói về nhân quyền, trong khi đẩy những việc tiêu cực như lập hàng rào biên giới hay đối phó với người di cư cho các nước nghèo ở vòng ngoài EU.
Hồi tháng 10, Ủy viên phụ trách vấn đề nội vụ EU Ylva Joh nói EU “nhân đạo, không thô bạo”, nhưng một số quốc gia EU lại bị cáo buộc đối xử thô bạo có hệ thống với người di cư.
Tháng trước, các nhà báo đã phanh phui vụ các đơn vị bảo vệ bờ biển Hy Lạp bắt cóc người di cư khi họ vào đảo Aegean và bỏ rơi họ trên biển. Các nhà báo này cũng đã ghi hình lực lượng biên phòng Croatia đánh đập người di cư khi trục xuất họ qua sông vào Bosnia-Herzegovina. Người xin tị nạn vượt khu vực miền trung Địa Trung Hải bị EU giám sát từ trên không, báo cho các nhóm tay súng Libya để kéo họ trở lại các trung tâm giam giữ ở Libya, nơi họ bị đánh đập, hành hạ. Các trung tâm và các tay súng này đều dựa vào nguồn tài chính, hỗ trợ của EU.
Người di cư tại khu vực Grodno, biên giới Belarus – Ba Lan ngày 10/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Năm 2020, các nước EU đã cấp quy chế bảo vệ cho khoảng 280.000 người nhưng họ phải tới lãnh thổ EU trước. Tuy nhiên, số người được tái định cư ở châu Âu lại rất thấp. Năm 2020, có khoảng 8.700 người. Ngay cả trước đại dịch COVID-19, châu Âu chỉ cho 21.000 người vào tị nạn. Nếu châu Âu từ chối nhận những người tị nạn tới bằng thuyền và mòn mỏi chờ đợi ở sau hàng rào dây thép gai ở biên giới, châu Âu cần tăng cấp 10 lần số người được phép tị nạn.
Tình trạng buôn lậu người làm lợi cho những mạng lưới tội phạm. CH Síp hiếm khi cho phép người xin tị nạn mang theo gia đình hợp pháp. Việc này là để ngăn họ vào Síp, nhưng hậu quả là người tị nạn chấp nhận trả tiền cho bọn buôn người và liều mạng vượt biên bằng mọi cách.
Theo tờ Foreign Policy, áp lực di cư xuất phát từ Belarus ngày hôm nay nhưng có thể xuất phát từ bên trong EU vào ngày mai. Cách đây vài ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cảnh báo EU rằng nếu EU không hoàn lại số tiền mà Hungary đã chi để xây tường biên giới ngăn người di cư thì ông “sẵn sàng mở hành lang cho người di cư hành quân tới Áo, Đức và Thụy Điển”.
Nếu tiền thuế của người dân EU được dùng để chi cho các trung tâm xử lý đơn xin tị nạn trên các tuyến đường di cư chính và cho phép người di cư đoàn tụ an toàn với gia đình ở bên kia biên giới thì sẽ không có cảnh hỗn loạn ở đây.
Theo tờ Foreign Policy, EU cần có giải pháp nhân đạo và hợp pháp để giải quyết khủng hoảng di cư, thay vì bình thường hóa tình trạng bạo lực với người di cư ở biên giới.
Cảnh 'màn trời chiếu đất' của những người di cư ở biên giới Ba Lan - Belarus
Hàng nghìn người nhập cư đã đổ về biên giới Belarus với Ba Lan với hy vọng có thể sang được khu vực Tây Âu.
Nhiều người trong số họ đang bị kẹt lại ở khu vực này và buộc phải sống trong tình cảnh lạnh giá, không có đồ ăn, nước uống, trong khi lực lượng an ninh Ba Lan đang nỗ lực ngăn không cho họ vào.
Cuộc khủng hoảng người di cư diễn ra ở biên giới Ba Lan và Belarus sau khi các quan chức Ba Lan cáo buộc Belarus giúp người di cư di chuyển về phía biên giới, đồng thời cảnh báo sẽ huy động thêm hàng nghìn binh lính để đề phòng. Trong ảnh là cảnh hàng trăm người di cư dựng trại ở biên giới Belarus với Ba Lan hôm 10/11.
Những người di cư quấn chăn của Hội Chữ thập đỏ ngồi dưới đất trong một khu rừng gần biên giới Ba Lan-Belarus. Nhóm người di cư này sau đó được lính biên phòng Ba Lan hướng dẫn ra khỏi rừng và đưa đến khu trại tạm.
Một cậu bé trong nhóm người di cư tập trung trong một khu trại gần biên giới Belarus-Ba Lan hôm 10/11.
Lãnh đạo lực lượng biên phòng Ba Lan Ewelina Szczepańska cho biết tình hình ở biên giới vô cùng khó khăn. Ngày càng nhiều nhóm người di cư tới biên giới. Họ nỗ lực để vượt biên. Trong ảnh là cảnh những người di cư đốt củi sưởi ấm.
Một đứa trẻ trong đoàn người di cư nhìn qua cửa sổ của một chiếc xe trong khu rừng gần biên giới Ba Lan-Belarus.
Đồ dùng của người di cư để lại sau khi họ rời khu trại tạm để ở qua đêm. Theo giới chức, hiện có 4.500 nhân viên biên phòng và 9.500 binh lính Ba Lan tại biên giới khi vài nghìn người di cư đang đi về phía biên giới Ba Lan.
Họ nhận được viện trợ nhân đạo do các thành viên của Hội Chữ thập đỏ Belarus và Hội đồng Cộng hòa Belarus cung cấp.
Những người di cư đốt lửa sưởi ấm ở vùng Grodno, Belarus gần biên giới. Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từng bị Thủ tướng Ba Lan, Latvia và Lithuania cáo buộc gây ra khủng hoảng di cư ở biên giới, khiến Ba Lan thông qua một dự luật hồi tháng 10 để xây tường biên giới với Belarus. Song Chính phủ của Tổng thống Lukashenko liên tục bác bỏ cáo buộc này.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) Michelle Bachelet đã kêu gọi các nước liên quan xuống thang và giải quyết cuộc khủng hoảng "không thể dung thứ" này. "Hàng trăm đàn ông, phụ nữ và trẻ em này không thể phải trải qua một đêm nữa trong thời tiết lạnh giá mà không có nơi trú ẩn, thức ăn, nước uống và dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ", bà nói.
Những người đàn ông đi kiếm củi để sưởi ấm.
Những di cư ở biên giới Belarus - Ba Lan lo lắng họ có thể phải bỏ mạng ở khu vực biên giới sau khi không có đồ ăn và nước uống, cũng như phải chịu cảnh giá rét trong nhiều ngày.
Có cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh trong số những người mắc kẹt ở biên giới.
Youssef Atallah, một người tị nạn Syria, nói rằng anh đang bị rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan khi không thể đi sang Ba Lan và cũng bị lực lượng an ninh Belarus chặn lại không cho về thủ đô Minsk.
Tháng 9 vừa qua, Ba Lan đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp tại vùng biên giới để tăng cường biện pháp ngăn chặn người di cư. Nước này cũng dự kiến sẽ tăng số lượng binh lính triển khai tại biên giới với Belarus lên 10.000 người, để đảm bảo an ninh biên phòng.
Nga điều máy bay ném bom hỗ trợ Belarus giữa khủng hoảng di cư Nga vừa có hành động hiếm thấy khi điều 2 máy bay ném bom hạt nhân sang tuần tra trong không phận Belarus nhằm thể hiện sự ủng hộ đồng minh, vào thời điểm quốc gia này đang có mâu thuẫn nghiêm trọng với Liên minh châu Âu (EU) vì vấn đề người di cư. Lính Ba Lan chăng dây thép gai ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn toà tháp hình tam giác tại 'Khu vực 51' của Không quân Mỹ

Vấn đề chống khủng bố: Hy Lạp điều tra vụ đánh bom tại Athens

Malaysia tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm địa phương bên lề AFMGM-12

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu
Có thể bạn quan tâm

Vân Hugo giàu có thế nào?
Sao việt
06:10:28 15/04/2025
3 món hấp nên ăn nhiều vào tháng 4: Vừa tiết kiệm thời gian lẫn công sức lại thơm ngon, được cả nhà yêu thích
Ẩm thực
06:06:17 15/04/2025
10 mỹ nhân 9X đẹp nhất Trung Quốc: Địch Lệ Nhiệt Ba xếp sau Triệu Lộ Tư, hạng 1 nghe tên ai cũng sốc
Hậu trường phim
05:53:50 15/04/2025
Ngọc Anh 3A: Lúc mới quen chồng Tây, tôi không dám nắm tay
Tv show
05:50:09 15/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025