Nguyên nhân khiến Indonesia không kiểm soát được dịch Covid-19
Tỷ lệ xét nghiệm thấp, truy vết tiếp xúc ở mức tối thiểu, hạn chế phong toả và kiểu chữa trị không khoa học khiến Indonesia bị virus corona lấn lướt.
Mới chỉ tuần trước, Bộ trưởng Hàng hải Indonesia Luhut Pandjaitan đồng thời là người thân thiết với Tổng thống Indonesia còn ca ngợi nước măng cụt thảo dược là một phương thuốc trị Covid-19.
Những gì quan chức này nói tới là cách mới nhất trong một loạt kiểu chữa trị không chính thống được nội các của Tổng thống Indonesia đưa ra trong 6 tháng qua, từ cầu nguyện tới cơm gói trong lá chuối, hay đeo vòng cổ làm từ cây bạch đàn. Những kiểu chữa trị đó phản ánh hướng đi thiếu khoa học trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Indonesia.
Hiện tỷ lệ làm xét nghiệm phát hiện virus corona tại Indonesia thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Việc truy vết tiếp xúc cũng ở mức tối thiểu và nhà chức trách phản đối phong toả ngay cả khi các ca nhiễm tăng vọt.
Theo Reuters, không có dấu hiệu nào cho thấy Indonesia kiểm soát được dịch. Hiện tỷ lệ lây nhiễm ở nước này là nhanh nhất ở Đông Á, với 17% số người làm xét nghiệm cho kết quả dương tính, và gần 25% với khu vực ngoại ô thủ đô Jakarta. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 5% đã được coi là dịch chưa được kiểm soát.
Video đang HOT
“Virus đã lan khắp Indonesia. Những gì chúng tôi làm hiện giờ chỉ là miễn dịch cộng đồng”, Prijo Sidipratomo, Trưởng khoa Nội thuộc Bệnh viện Phát triển quốc gia tại Jakarta nói.
Miễn dịch cộng đồng được mô tả là một kịch bản mà ở đó phần đông dân số nhiễm virus, rồi sau đó miễn dịch rộng khắp sẽ ngăn bệnh dịch lây lan.
Phát ngôn viên Chính phủ Indonesia Adisasmito không trả lời các câu hỏi chi tiết của Reuters. Quan chức này cho hay, số ca nhiễm virus là “lời cảnh báo với Indonesia để tiếp tục tăng cường các nỗ lực đối phó” và các ca dương tính theo đầu người ở Indonesia thấp hơn hầu hết các quốc gia khác.
Indonesia hiện có 144.945 ca nhiễm virus đã được xác nhận trong tổng dân số 270 triệu người, ít hơn so với Mỹ, Brazil và Ấn Độ cũng như nước láng giềng Philippines. Tuy nhiên, quy mô thực sự của dịch ở Indonesia vẫn còn chưa bộc lộ. Bởi lẽ so với Indonesia, Ấn Độ và Philippines tiến hành lượt xét nghiệm cao gấp 4 lần theo đầu người, còn Mỹ cao hơn 30 lần.
Thống kê theo chương trình Our World của dự án nghiên cứu Data cho thấy, Indonesia xếp thứ 83 trong số 86 quốc gia được khảo sát về số ca xét nghiệm tính theo đầu người.
“Lo lắng của chúng tôi là dịch vẫn chưa đạt đỉnh, tới tháng 10 có lẽ mới tới và đến hết năm, dịch vẫn chưa lùi bước”, Iwan Ariawan, một nhà dịch tễ học tại Đại học Indonesia cho hay. “Ngay lúc này, chúng tôi không thể nói dịch đã được kiểm soát”.
Ngay từ khi dịch Covid-19 bắt đầu, Chính phủ Indonesia được cho là phản ứng khá chậm và còn ngần ngại tiết lộ cho công chúng. Bất chấp việc số ca nhiễm ở các nước láng giềng tăng vọt và có tới 3.000 bộ xét nghiệm được cấp vào đầu tháng 2, Chính phủ Indonesia nói cho tới 2/3, chỉ có chưa đầy 160 xét nghiệm được tiến hành.
Ngày 13/3, Tổng thống Indonesia Widodo tuyên bố, chính phủ nước này rút lại thông tin để không gây hoảng loạn. Trong hai tuần đầu tiên của tháng 3, Chính phủ Indonesia không công bố ít nhất nửa số ca nhiễm hàng ngày mà họ biết, Reuters dẫn lời hai người được tiếp cận với dữ liệu các ca nhiễm. Hai nhân vật này sau đó bị cấm xem dữ liệu gốc.
Indonesia kêu gọi Mỹ và Trung Quốc tránh gây căng thẳng trên Biển Đông
Ngày 10/7, chính phủ Indonesia lên tiếng kêu gọi Mỹ và Trung Quốc ngừng các hành động gia tăng căng thẳng và gây bất ổn định trên Biển Đông.
Lời kêu gọi được chính phủ Indonesia đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở vùng Biển Đông giàu tài nguyên đầu tháng 7 vừa qua.
Tàu hải cảnh của Indonesia bảo vệ vùng biển Natuna. Nguồn: Riau Pos
Trong cuộc họp báo ngày 10/7, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi đã nêu quan điểm về việc Trung Quốc tổ chức tập trận trên vùng Biển Đông: "ASEAN rất kiên định với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 như một cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hòa bình ở Biển Đông. Và tất cả các bên tham gia công ước bao gồm cả Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc được nêu Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982".
Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các quốc gia góp phần duy trì sự ổn định trên Biển Đông, đặc biệt là vào thời điểm cả thế giới đang vật lộn chống lại đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Indonesia khẳng định sẽ không đứng về bên nào nếu chiến tranh xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Indonesia, ông Dahnil Anzar Simajuntak cho biết, Indonesia không tham gia bất kì Hiệp ước phòng thủ nào và luôn duy trì khoảng cách như nhau với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ông nhấn mạnh, Indonesia đủ "tỉnh táo" để lường trước các xung đột xảy ra và bảo vệ sự ổn định cho đất nước.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Indonesia cho biết, liên quan đến các căng thẳng trên Biển Đông, Indonesia sẽ bảo vệ chủ quyền khu vực Biển Natuna bằng cả hải quân và không quân. Song đó là một sự phòng ngừa xung đột. Indonesia luôn đóng vai trò là nhà kiến tạo hòa bình.
Tuần vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, ông Michiwo Subianto cũng tích cực liên lạc với các Bộ trưởng Quốc phòng các nước trong khu vực như Philippines, Malaysia và Australia, đồng thời ông cũng liên lạc với Bộ trưởng Mỹ, Nhật Bản và Nga để kêu gọi duy trì hòa bình trong giai đoạn dịch Covid-19.
Đầu tháng 7 vừa qua, Hải quân Mỹ đã điều động hai tàu sân bay tới Biển Đông để tiến hành tập trận trong bối cảnh Trung Quốc đang tổ chức diễn tập trên vùng biển chiến lược này.
Trong bối cảnh cả thế giới đang phải đối phó với đại dịch toàn cầu, Trung Quốc đã liên tục có các hành động để khẳng định "yêu sách lịch sử" đối với vùng Biển Đông. Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động của tàu cá và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, gần khu vực biển Natuna của nước này khiến Indonesia đã hai lần đệ đơn lên Liên Hợp Quốc trong hai tháng qua để phản đối yêu sách về "đường chín đoạn" của Trung Quốc.
Tình báo Indonesia xuất đầu lộ diện trong cuộc chiến chống Covid-19 Cơ quan Tình báo Quốc gia (BIN) của Indonesia là cơ quan mật nhưng trong cuộc chiến khốc liệt chống Covid-19 ở nước này, họ đã xuất đầu lộ diện. Khi Indonesia đối mặt với đại dịch Covid-19, hầu hết tất các các cơ quan an ninh quốc gia của quốc gia vạn đảo này đều tham gia sâu vào việc khống chế...