Nguyên nhân khiến gội đầu nhưng vẫn còn gàu
Có nhiều trường hợp gội đầu mà vẫn còn gàu khiến bạn mất tự tin, tuy nhiên vẫn có những cách khắc phục thích hợp.
Gàu là triệu chứng của bệnh trên da đầu. Tình trạng này xuất hiện khi da đầu sản xuất và rụng các tế bào da với tốc độ nhanh bất thường. Việc này dẫn đến da đầu bị khô, bong tróc thành từng mảng hoặc lấm tấm nhỏ màu trắng.
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần gội đầu thì sạch gàu, nhưng thực tế cho thấy nhiều trường hợp gội đầu xong vẫn có gàu. Có một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho đầu vẫn còn gầu dù đã gội đầu nhiều lần.
Có nhiều nguyên nhân khiến gội đầu vẫn còn gàu.
Gội đầu bằng nước nóng
Gội đầu bằng nước quá nóng là nguyên nhân khiến gàu dễ xuất hiện do da đầu bị khô nên tạo thành vảy gàu trắng trên tóc. Ngoài ra khi gội bằng nước nóng, tóc dễ khô xơ và gia tăng tình trạng gãy, rụng tóc. Bạn nên gội đầu bằng nước ấm vừa phải, như vậy sẽ giảm gàu nhanh chóng.
Gãi da đầu quá mạnh khi gội
Thói quen gãi mạnh khi gội đầu không chỉ gây hại cho chân tóc mà còn không tốt cho da đầu. Hành động gãi mạnh khiến cấu trúc da dễ bị bong tróc và tổn thương. Đây cũng là nguyên nhân làm xuất hiện vảy gàu ngay cả khi vừa gội đầu. Tốt nhất bạn nên massage da đầu nhẹ nhàng khi gội, giúp hạn chế tình trạng tóc dễ gãy, rụng hiệu quả.
Xả tóc không sạch
Xả tóc không kỹ sau khi gội khiến cho những lớp bọt dầu gội vẫn còn tồn đọng ở mang tai hay sau gáy. Do vậy, bạn nên chú ý xả bằng nước thật kỹ toàn bộ vùng đầu, tránh để sót bọt dầu gội sẽ gây ngứa ngáy hoặc hình thành nấm da đầu.
Video đang HOT
Xả tóc không sạch cũng là nguyên nhân khiến đầu bị gàu.
Thay đổi dầu gội liên tục
Sản phẩm làm sạch tóc mà bạn đang sử dụng có thể làm gàu xuất hiện sau khi gội. Việc liên tục thay đổi nhiều loại dầu gội có thể gây kích ứng da đầu, dẫn đến tình trạng bị bong tróc và tạo thành gàu. Bạn nên lựa chọn dầu gội phù hợp với loại tóc của bạn để không phải thay đổi quá thường xuyên. Để làm sạch tóc an toàn, bạn cũng có thể dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ bưởi, quả bồ kết hay lá trà.
Sấy tóc sai cách
Nguyên nhân khiến da đầu bị khô là thường xuyên sấy tóc quá nóng hay sấy quá lâu, làm bong da đầu, tạo gàu, gây ngứa da đầu. Sau khi sấy quá nóng, tóc xuất hiện nhiều vảy gàu. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ của máy sấy, ưu tiên chế độ sấy ở nhiệt độ thấp. Nếu không cần thiết, bạn cũng đừng sấy tóc quá lâu và tốt nhất nên để tóc khô tự nhiên.
Đi ngủ khi còn ướt
Nếu bạn thắc mắc tại sao gội đầu xong vẫn có gàu thì nguyên nhân có thể là do bạn nằm lên gối và ngủ khi tóc vẫn còn ẩm ướt. Điều này sẽ khiến tóc dễ gãy rụng và xuất hiện gàu, thậm chí là nấm da đầu. Vì vậy, bạn nên làm tóc khô hoàn toàn trước khi đi ngủ.
Gội đầu quá thường xuyên
Rất nhiều người bị gàu có suy nghĩ nếu gội đầu thường xuyên sẽ giúp tóc sạch gàu. Tuy nhiên, thực tế nó chỉ giúp da đầu có hiệu quả sạch “tức thời”, bớt ngứa ngáy khó chịu.
Nhưng chỉ gội đầu không thể chữa tận gốc tình trạng gàu cũng như nguyên nhân gây ra gàu vẫn không thể trị dứt. Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên khiến da đầu mất đi lớp nhờn sẵn có để nuôi dưỡng da đầu, càng dễ sinh ra nấm và gàu hơn.
Tự nhuộm tóc tại nhà an toàn, lên màu đẹp với những mẹo sau
Hiện nay rất nhiều bạn trẻ đã không còn cần phải ra tiệm để nhuộm tóc, thay vào đó sẽ tự nhuộm tại nhà với những loại thuốc bán sẵn trên các sàn thương mại. Để tự nhuộm an toàn cần chú ý những điều này.
Những năm gần đây, ngoài việc đến các tiệm làm tóc để tẩy và nhuộm tóc thì ngày càng có nhiều người lựa chọn cách tẩy và nhuộm tóc tại nhà, dù nhuộm tóc bằng cách nào thì bạn cũng nên chú ý những lưu ý sau.
1. Kiểm tra độ nhạy cảm trước khi nhuộm tóc
Thuốc nhuộm tóc chứa rất nhiều thành phần hóa học nên nếu bạn có da đầu nhạy cảm thì nên kiểm tra độ nhạy cảm trước sẽ an toàn hơn. Trước khi nhuộm, hãy thử bôi một ít thuốc nhuộm tóc lên phía sau tai và đợi nửa giờ nếu không có gì bất thường trước khi bắt đầu nhuộm. Ngoài ra, nếu bạn có thể bắt đầu đắp mặt nạ tóc trước khi nhuộm một tuần thì tóc sẽ dễ lên màu hơn.
2. Không gội đầu một ngày trước khi nhuộm
Nhiều người tin rằng trước khi nhuộm tóc cần phải chăm sóc tóc kỹ lưỡng và gội sạch, nhưng thực tế đây là một sai lầm. Không nên gội đầu hai ngày trước khi nhuộm vì dầu tự nhiên từ da đầu có thể tạo ra một lớp màng bảo vệ tự nhiên, giúp giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa thuốc nhuộm và da đầu, giảm nguy cơ kích ứng và ngứa từ việc nhuộm tóc. Hơn nữa, không nên gội và chải tóc quá mạnh, và khi phát hiện vết thương trên da đầu, bạn không nên nhuộm tóc cho đến khi vết thương hoàn toàn lành lại.
3. Dụng cụ nhuộm tóc bằng nhựa
Khi nhuộm tóc tại nhà, không nên trộn thuốc nhuộm tóc trong hộp kim loại vì kim loại sẽ làm oxy hóa thuốc nhuộm và làm thay đổi màu ban đầu, tốt nhất bạn nên trộn thuốc nhuộm tóc trong hộp nhựa .
4. Trình tự nhuộm
Trước khi bắt đầu, hãy chải tóc kỹ để đảm bảo không có sợi tóc nào bị rối. Nếu muốn, bạn có thể chia tóc thành các phần nhỏ bằng cách sử dụng kẹp tóc. Đeo găng tay bảo vệ và bắt đầu áp dụng thuốc nhuộm lên tóc bằng cọ nhuộm. Bắt đầu thoa thuốc nhuộm cách chân tóc khoảng 1cm và thoa đều lên từng phần tóc. Sau khi thoa đều 1 lượt tóc rồi bắt đầu quay trở lại thoa tiếp phần gần chân tóc, làm như vậy màu tóc sẽ lên đều hơn. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn có thể bọc bằng giấy thiếc hoặc bằng màng bọc thực phẩm có thể làm tăng nhiệt độ da đầu, điều này cũng giúp màu dễ lên hơn.
5. Gội đầu bằng nước ấm và nước lạnh
Không dùng nước quá nóng khi xả thuốc nhuộm tóc, vì nước nóng sẽ làm bong vảy trên bề mặt tóc và màu có thể bị trôi đi quá mức. Ngoài ra, sau khi xả bạn phải dùng dầu xả, bước này không chỉ giúp tóc nhuộm mềm hơn mà quan trọng hơn là giúp bề mặt vảy trở về trạng thái khép kín, từ đó ổn định màu sắc.
6. Ba ngày sau khi nhuộm mới gội đầu
Sau khi xả, nhớ đợi ba ngày rồi mới gội đầu bình thường, vì màu sau khi nhuộm không ổn định, đợi ba ngày có thể khiến các hạt màu ổn định hơn, đồng thời sử dụng dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc bảo vệ màu để tự nhiên làm cho màu tóc của bạn ổn định hơn, lâu trôi hơn. Ngoài ra, ánh nắng và nhiệt độ cao có thể khiến màu tóc bị phai, do đó, nhiệt độ nước khi gội đầu không nên quá nóng, xịt tóc bằng xịt chống nắng có thể làm giảm khả năng tiếp xúc với tia cực tím có thể khiến màu tóc bị phai.
7. Dùng Vaseline hoặc dầu xả để làm dịu da
Một trong những vấn đề phổ biến nhất khi nhuộm tóc tại nhà là sau khi nhuộm, thuốc có thể lem ra các vùng như trán, tai và sau gáy, và rất khó gội sạch. Một giải pháp là trước khi nhuộm, bạn có thể thoa một lớp kem dưỡng da, dầu xả và vaseline lên da đầu và các vùng xung quanh đầu. Vì những sản phẩm này có thể tạo ra một lớp bảo vệ trên da, ngăn thuốc nhuộm tiếp xúc trực tiếp với da. Ngay cả khi thuốc nhuộm dính vào da, lớp bảo vệ này cũng giúp thuốc dễ dàng được lau sạch, đồng thời cũng làm giảm tình trạng đau rát trên da khi thuốc nhuộm dính vào.
8. Sau khi gội đầu sấy tóc càng sớm càng tốt
Sau khi gội đầu, chúng ta nên sấy khô tóc càng sớm càng tốt. Bởi nếu để tóc khô tự nhiên, lớp biểu bì tóc sẽ ở trạng thái mở, khiến độ ẩm bị mất đi và tóc dễ bị khô. Ngoài ra, khi sấy tóc, hãy sử dụng nhiệt độ vừa phải hướng xuống để giúp đóng biểu bì tóc và giữ lại độ ẩm cần thiết cho tóc như vậy tóc mới mềm mại và bóng mượt.
9. Chú ý chăm sóc sau tẩy/nhuộm
Sau khi tẩy tóc, bạn cũng nên chú ý chăm sóc, nên chọn loại dầu gội phục hồi tóc đã tẩy và nhuộm để giúp phục hồi tóc hư tổn. Ngoài ra, sau khi tẩy và nhuộm, bạn cũng có thể mua mặt nạ tóc chăm sóc sâu để khắc phục tình trạng tóc gãy rụng và bổ sung độ ẩm giúp củng cố cấu trúc tóc.
Gội đầu 'đúng kỹ thuật' để hạn chế tóc bết trong tiết trời nồm ẩm Thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao là một trong những nguyên nhân khiến tóc nhanh xẹp, bết. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này khi điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi? Độ ẩm không khí cao không chỉ mang lại nhiều bất tiện cho cuộc sống hằng ngày mà còn tạo điều kiện thuận...