Nguyên nhân khiến cho áp suất nhớt tăng cao
Áp suất nhớt tăng cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành và tuổi thọ của động cơ ô tô. Nếu không phát hiện và khắc phục có thể để lại hậu quả khôn lường.
Dầu nhớt đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với động cơ ô tô, không chỉ đóng vai trò bôi trơn, bảo vệ các chi tiết mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành và tuổi thọ động cơ.
Hiện tượng áp suất nhớt tăng cao là gì?
Dầu nhớt ở trong động cơ luôn được bơm tuần hoàn đi đến các chi tiết, các bề mặt ma sát để bôi trơn và bảo vệ, vì thế dầu bên trong động cơ luôn được duy trì ở một khoảng áp suất nhất định.
Khi động cơ đang lạnh thì áp suất nhớt trên đồng hồ sẽ ở mức cao còn khi động cơ đã hoạt động thì áp suất nhớt sẽ giảm xuống. Nếu như đồng hồ không thay đổi khi động cơ đã hoạt động thì theo kinh nghiệm là đang có vấn đề xảy ra với động cơ xe của bạn.
.Đồng hồ báo áp suất nhớt động cơ
Nguyên nhân gây hiện tượng áp suất nhớt tăng cao
1. Cảm biến áp suất nhớt bị hỏng
Để kiểm tra nguyên nhân gây nên hiện tượng đó, chúng ta sẽ kiểm tra cảm biến áp suất nhớt ở gần bộ lọc nhớt. Cảm biến này sẽ cung cấp thông tin về cho đồng hồ cũng như hệ thống điều khiển trung tâm. Nếu cảm biến có vấn đề thì đôi khi tín hiệu gửi về đồng hồ sẽ bị sai lệch.
2. Van an toàn trong lọc nhớt hỏng hóc
Van an toàn có nhiệm vụ giảm áp suất trong hệ thống bôi trơn khi áp suất tăng cao. Nếu van này bị kẹt có thể nó sẽ khiến bơm phải hoạt động dưới áp lực cao, dẫn đến hư hỏng.
Khi áp suất nhớt cao thì bạn nên chú ý kiểm tra các chi tiết đã được nêu ở bên trên. Vấn đề này cần được sửa chữa kịp thời để tránh gây hư hỏng cho các chi tiết như bơm nhớt, lọc nhớt.
Video đang HOT
Hãy thường xuyên chăm sóc bảo dưỡng chiếc xe của bạn để phát hiện các nguy cơ hỏng hóc và khắc phục kịp thời.
Cháy nổ ô tô, nguyên nhân đến từ đâu?
Theo các chuyên gia kỹ thuật về xe hơi, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho ô tô gặp cháy nổ khi di chuyển trên đường.
Khi trời nắng, nhất là vào mùa hè, tài xế hãy tìm một bóng râm để cho chiếc xe của mình được đậu ở đó
Để xe ngoài trời nắng
Nhiệt độ tăng cao cũng là một nguyên nhân gây cháy nổ. Nếu đậu xe lâu dưới trời nắng nóng gay gắt, nhiệt độ bên trong ôtô có thể lên đến 70 độ C. Do đó, cần hạn chế đậu xe lâu dưới trời nắng gắt.
Ngoài ra, nên trang bị thêm các biện pháp bảo vệ, chống nóng cho ô tô như dán phim cách nhiệt hay phủ bạt che nắng.
Nước uống tăng lực hay bật lửa là những đồ dùng gây ra cháy nổ hàng đầu nếu để trong ô tô
Để những đồ dễ cháy nổ trên xe
Nhiều chủ xe thường có thói quen lưu giữ rất nhiều vật dụng dễ gây cháy nổ như: sạc sự phòng, điện thoại, nước hoa, nước uống có ga, bình CO2, đèn pin,... bên trong xe.
Tuy nhiên, thói quen này vô tình tiếp tay cho hỏa hoạn khi gặp môi trường nắng nóng hoặc một nguyên nhân khách quan nào đó.
Tài xế nên chọn những cây xăng có uy tín để đảm bảo cho chiếc xe của mình
Nhiên liệu có chất lượng không đảm bảo
Xăng bị pha thêm các tạp chất như: ethanol, acetone, methanol... sẽ rất dễ phát tán, bay hơi nhanh. Điều này khiến động cơ nhanh bị hỏng.
Nếu nhiên liệu bị rò rỉ tại những chỗ tiếp xúc ống dẫn kim loại đã bị mòn lâu ngày, thì khi gặp nhiệt độ cao có thể gây nguy cơ cháy nổ.
Khi hệ thống lái gặp phải sự cố, dầu trợ lực sẽ bị bắn ra tung tóe
Dầu của trợ lực vô lăng bị rò rỉ
Khi hệ thống lái gặp phải sự cố, dầu trợ lực sẽ bị bắn ra tung tóe. Do đó, nếu gặp phải hơi nóng ở cổ ống xả đang có nhiệt độ khoảng 600-700 độ C có thể gây bốc hỏa. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho xe bị cháy nổ.
Lắp thêm những thiết bị điện cho ô tô dẫn đến tình trạng hệ thống điện bị quá tải
Lắp thêm phụ kiện cho xe
Nhiều chủ xe tự ý lắp đặt thêm một số phụ kiện trên ô tô như: quạt, tivi, tủ lạnh mini, dàn karaoke, loa sub,... Việc lắp thêm phụ kiện này làm thay đổi thiết kế của nhà sản xuất, dẫn đến tình trạng hệ thống điện bị quá tải.
Trong khi đó, các chủ xe lại sử dụng dây điện không chuyên dụng, những mối nối điện không kín, nên rất dễ gây ra cháy nổ.
Tai nạn giao thông
Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng, một vụ va chạm giao thông có thể gây nên một vụ cháy. Hầu hết khu vực bảo vệ như cản trước, cản sau được thiết kế khá chắc chắn để bảo vệ các bộ phận bên trong như động cơ, ắc quy hay bình xăng.
Tuy nhiên, với những cú tông mạnh, chất lỏng rất dễ bị rò rỉ, bên cạnh hơi nóng và khói là điều kiện dễ gây cháy xe. Cách tốt nhất trong trường hợp này người lái nên tránh xa chiếc xe bị hư hại càng nhanh càng tốt.
Lỗi thiết kế của nhà sản xuất
Một đầu nối ống dẫn bị hở, một con ốc vặn không chặt, nắp bình xăng đóng không kín,... cũng khiến nhiên liệu, các loại chất lỏng rò rỉ kết hợp với tia lửa điện xuất phát từ hệ thống dây dẫn bị mòn lớp vỏ cách điện có thể gây nên thảm họa.
Bảo dưỡng xe định kỳ là một thói quen tốt giúp cho xe tránh được những vụ hỏa hoạn không mong muốn
Không bảo dưỡng định kỳ
Nếu chủ xe chăm sóc tốt, chịu khó vệ sinh sạch sẽ và bảo dưỡng đúng định kỳ thì sẽ hoạt động tốt. Ngược lại, nếu việc bảo dưỡng không đều đặn có thể khiến phương tiện gặp trục trặc hoặc gây cháy nổ.
Tia lửa điện cũng có thể xuất hiện nếu đường dây dẫn đã quá mòn, ống dẫn nhiên liệu bị hở,...
Theo Báo Giao thông
Thời điểm bảo dưỡng một số bộ phận quan trọng trên xe ô tô Dưới đây là thời điểm bảo dưỡng một số bộ phận quan trọng trên xe ô tô mà bất cứ người sử dụng xe hơi nào cũng cần ghi nhớ để có thể chăm sóc xế cưng một cách tốt nhất. 1. Thời điểm cần bảo dưỡng động cơ ô tô Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, đối...