Nguyên nhân khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp 3 lần
Chỉ cần uống 3 lon đồ uống có ga mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên gấp 3 lần.
Một nghiên cứu vừa tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hàm lượng calo mỗi ngày trong các thực phẩm chứa nhiều đường với tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch. Do đó, chỉ cần uống 3 lon đồ uống có ga mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên gấp 3 lần.
Tại Anh, theo Trung tâm Thông tin Y tế và Chăm sóc xã hội, 1 người bình thường trong độ tuổi từ 19 đến 65, hấp thụ 1.882 lượng calo mỗi ngày. Do đó, các hướng dẫn về chế độ ăn uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên rằng lượng đường mỗi ngày không nên vượt quá 10% tổng lượng calo, bao gồm cả các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống được đóng gói với đường. Tuy nhiên, 3 lon nước ngọt có ga, mỗi lon chứa 140 calo, chiếm khoảng 1/4 tổng lượng calo.
Video đang HOT
Chỉ cần uống 3 lon đồ uống có ga mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên gấp 3 lần. Ảnh minh họa
Chính vì điều này, đối với những người tiêu thụ 1/4 (tương đương 25%) lượng calo mỗi ngày từ các loại đường phổ biến trong nhiều đồ uống, bánh kẹo và món tráng miệng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người tiêu thụ lượng đường ít hơn 10%.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Internal Medicine (Mỹ) đã sử dụng số liệu của cuộc điều tra y tế quốc gia tại Mỹ để xác định lượng đường mà người dân đang tiêu thụ. Cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, từ năm 2005 đến năm 2010, hơn 70% dân số Mỹ đã tiêu thụ ít nhất 10% calo và chỉ có khoảng 0,1% số người tiêu thụ 25% hoặc nhiều hơn lượng calo từ đường. Kết quả nghiên cứu cũng được đưa ra so sánh với tỷ lệ tử vong do bệnh tim trong vòng 14,6 năm. Tổng cộng 831 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch đã được ghi lại trong thời gian này.
Giáo sư Naveed Satta đến từ Trung tâm nghiên cứu tim mạch Glasgow, Quỹ Tim mạch Anh, tại Đại học Glasgow cho biết: “Trong nhiều năm qua, chúng ta đã biết đến mối nguy hiểm của việc dư thừa lượng chất béo bão hòa. Cuộc thăm dò này đã khiến cho ngành công nghiệp thực phẩm phải thay thế những chất béo có hại bằng các loại đường tốt cho sức khỏe trong nhiều thực phẩm. Đường không có hại – chúng ta cần nó để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể- nhưng khi tiêu thụ vượt quá mức cho phép, đường sẽ khiến chúng ta tăng cân và đặc biệt là tăng nguy cơ mắc bệnh tim”.
Theo VNE
Lo lắng làm tăng nguy cơ đột quỵ
Bạn hãy tập thói quen quẳng gánh lo mà vui sống vì nghiên cứu mới cho thấy càng lo lắng, nguy cơ bị đột quỵ càng tăng cao.
Ảnh minh họa
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu liên kết mối lo lắng với đột quỵ mà không phụ thuộc các yếu tố khác như trầm cảm.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) khảo sát ở 6.019 người từ 25 - 74 tuổi trong 22 năm, theo hãng tin ANI. Những người tham gia trải qua một cuộc phỏng vấn và lấy xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe và hoàn thành bảng câu hỏi tâm lý để đánh giá mức độ lo lắng cũng như trầm cảm.
Kết quả cho thấy cho dù chỉ hơi lo lắng cũng liên quan với nguy cơ đột quỵ gia tăng. Những người thuộc nhóm lo âu nhiều có nguy cơ đột quỵ cao hơn 33% so với những người ít lo âu.
Theo TNO
Cảnh báo tăng nguy cơ đột quỵ do trời rét TS-BS Đỗ Doãn Lợi, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ngày 18.12, cho biết thời tiết rét đậm ảnh hưởng nhiều đến các bệnh nhân có bệnh về huyết áp, tim mạch. Số người đến khám, cấp cứu do bệnh lý tim mạch tăng khoảng 10 - 15% những ngày gần đây. Tư vấn, khám cho bệnh nhân bị tăng huyết áp...