Nguyên nhân hư hỏng đèn phanh ôtô và cách sửa chữa
Đèn phanh ôtô có chức năng báo hiệu cho các phương tiện phía sau biết xe đi trước đang giảm tốc độ hoặc dừng lại, qua đó chủ động điều chỉnh vận tốc hoặc chuyển hướng để tránh va chạm.
Nắm rõ nguyên nhân gây hư hỏng đèn phanh ôtô giúp chủ xe có phương hướng xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn.
Nguyên nhân hư hỏng đèn phanh ôtô
Có một số nguyên nhân dẫn tới hư hỏng đèn phanh ôtô phổ biến như cháy bóng, công tắc hoặc cầu chì hỏng, chưa kéo hết phanh tay…
Bóng đèn phanh bị hỏng
Trường hợp bóng đèn bị hỏng, cháy sẽ dẫn đến đèn phanh ôtô không sáng khi giảm tốc độ, dừng xe. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho người lái mà còn ảnh hưởng tới những phương tiện cùng tham gia giao thông.
Để xác định tình trạng hiện tại của đèn phanh ôtô, người lái có thể nhờ người xung quanh quan sát khi thực hiện đạp chân phanh.
Công tắc bàn đạp phanh kém
Công tắc này là một nút bấm nằm dọc theo trục của bàn đạp phanh, ngay phía trên pedal. Khi người lái đạp phanh, nút bấm sẽ được kích hoạt và làm cho đèn báo phanh bật sáng.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, công tắc bàn đạp thường bị cháy hoặc mòn lớp đồng, dẫn tới tình trạng đèn phanh ôtô không tắt.
Bên cạnh đó, quá trình đạp phanh liên tục của người điều khiển sẽ khiến cho tấm chắn bị mài mòn, dẫn tới hiện tượng rơi, thủng hoặc vỡ và để lại lỗ hổng trên cần của bàn đạp phanh.
Khi đó, nút bật/tắt sẽ xuyên qua vị trí khuyết và mở kết nối giữa ECU pin với ắc quy, cung cấp điện liên tục khiến đèn báo phanh không thể tắt.
Đèn phanh ôtô sáng liên tục là dấu hiệu cho thấy hệ thống đèn báo bị hỏng. Ảnh: Trần Hoành
Chưa kéo hết phanh tay
Video đang HOT
Chưa nhả hết phanh tay là nguyên nhân phổ biến khiến đèn báo phanh sáng liên tục. Khi gặp phải tình trạng này, người dùng không nên tiếp tục điều khiển phương tiện, tránh dẫn tới hiện tượng trơn trượt, mất lái.
Hệ thống bó cứng phanh ABS gặp vấn đề
Hầu hết các mẫu ôtô hiện nay đều được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Trong điều kiện bình thường, khi người lái khởi động ôtô, đèn báo phanh sẽ sáng và tắt ngay sau đó.
Tuy nhiên, nếu đèn vẫn trong tình trạng sáng khi xe vận hành, điều này có nghĩa là hệ thống phanh ABS đang gặp vấn đề. Phần lớn lỗi sẽ tới từ bộ cảm biến, do đó người lái nên mang xe đến xưởng sửa chữa để được kiểm tra chính xác nguyên nhân.
Cách sửa chữa đèn phanh ôtô bị hỏng
Thay bóng đèn phanh
Nếu bóng đèn phanh bị hư hỏng, người lái có thể chủ động thay mới theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chủ xe tiến hành tháo các ốc vít bằng thiết bị chuyên dụng. Người dùng lưu ý nên đặt gọn các chi tiết vào một vị trí để tránh bị thất lạc trong quá trình sửa chữa.
Bước 2: Chủ xe tiến hành mở nắp bộ phận đặt đèn báo phanh.
Bước 3: Chủ xe cần xác định vị trí của đèn phanh và tháo bộ phận này ra khỏi ổ cắm. Theo đó, người dùng nên thực hiện thao tác xoay và kéo để lấy đèn ra ngoài nhanh hơn. Đồng thời, thao tác này cũng tránh làm các bộ phận xung quanh bị ảnh hưởng.
Bước 4: Sau khi đã hoàn tất thao tác tháo bóng đèn, chủ xe nên kiểm tra tình trạng của vị trí nối điện xem có bị hư hỏng hay không.
Bước 5: Chủ xe thực hiện lắp bóng đèn mới, đồng thời gắn lại bộ phận đèn phanh trở về vị trí ban đầu. Sau khi đóng nắp, người dùng nên siết chặt ốc vít để đảm bảo sự chắc chắn khi vận hành.
Thay thế công tắc đèn phanh mới
Bước 1: Tháo giắc cắm trên công tắc
Trước khi tháo công tắc đèn phanh cũ, người dùng cần thực hiện rút giắc cắm. Trong trường hợp giắc cắm bị hỏng, chủ xe nên tiến hành thay thế sớm để đảm bảo hiệu suất hoạt động của bộ phận.
Bước 2: Tháo công tắc đèn phanh cũ
Công tắc phanh thường được cố định bởi 1 hoặc 2 bulông nhỏ. Do đó, chủ xe cần nới lỏng các bulông này để có thể tháo được công tắc bàn đạp và thực hiện bước tiếp theo.
Bước 3: Người dùng tiến hành lắp công tắc đèn phanh mới
Bước 4: Gắn lại giắc cắm vào công tắc
Thay thế cầu chì bị cháy
Bước 1: Xác định vị trí đặt hộp cầu chì
Hầu hết trên các mẫu xe ôtô hiện nay đều được trang bị tối thiểu 2 hộp cầu chì, một hộp ở khoang động cơ và một hộp trong cabin, phía dưới taplo. Dựa vào vị trí này, chủ xe có thể thực hiện kiểm tra cầu chì dễ dàng.
Bước 2: Xác định vị trí của cầu chì đèn phanh
Để biết được vị trí của cầu chì đèn phanh, người dùng có thể xem sơ đồ trên nắp hộp cầu chì. Khi cầu chì bị cháy có thể khiến đèn phanh không sáng hoặc sáng liên tục.
Bước 3: Tháo cầu chì và kiểm tra
Chủ xe có thể dùng dụng cụ chuyên dụng như kìm để tháo cầu chì. Nếu quan sát thấy thanh kim loại bị chảy hoặc đứt, người dùng cần tiến hành thay mới.
Bước 4: Thay thế cầu chì mới có cường độ dòng điện tương đương cầu chì cũ
Lý do khiến ô tô điện vẫn không thể thiếu ắc-quy
Một chiếc ô tô điện với dàn pin lithium cỡ lớn có thể tạo ra nguồn điện từ 400-800V nhưng vẫn không thể thiếu bình ắc-quy axit chì 12V thông thường như trên xe động cơ đốt trong.
Dự trữ và khởi động hệ thống điện
Trước khi có bình ắc quy 12V như bây giờ, những chiếc ô tô điện đầu tiên chỉ có 1 bộ pin chính là pin Lithium-ion. Tuy Lithium-ion là công nghệ pin tiên tiến, có thể sạc được, nhưng nếu không sử dụng xe trong một thời gian, bộ pin Lithium-ion sẽ hư hỏng hoàn toàn, và nếu thay mới thì chi phí cũng rất tốn kém.
Từ đó, xe ô tô điện được nghiên cứu lắp thêm bình ắc quy 12V như ô tô xăng với vai trò chính là dự trữ và khởi động hệ thống điện, giúp máy xe được kích hoạt sau thời gian dài không sử dụng mà không cần phải thay mới.
Xe ô tô điện được nghiên cứu lắp thêm bình ắc quy 12V như ô tô xăng với vai trò chính là dự trữ và khởi động hệ thống điện
Hỗ trợ phụ tải và giúp bộ pin chính an toàn hơn
Bên cạnh giá thành đắt đỏ, pin Lithium-ion còn có điện áp rất cao, đây vừa là một điểm mạnh mà cũng là điểm yếu. Để có thể khởi động và vận hành một chiếc ô tô điện hoạt động trơn tru, pin Lithium-ion cần dự trữ rất nhiều năng lượng. Nhưng nếu không cẩn thận, điện áp từ pin Lithium-ion có thể gây ảnh hưởng đến an toàn người sử dụng. Ngoài ra, nếu xảy ra tai nạn, bộ pin chính sẽ tự động tắt nhằm tránh hỏa hoạn, khiến chiếc xe rơi vào tình trạng "chết máy".
Để giải quyết yếu điểm trên, cần có một bộ pin phụ tải "gánh" giúp bộ pin chính.
Việc lắp thêm bình ắc quy 12V là cần thiết để ô tô điện có thể chạy tốt ở cả những khu vực giá lạnh
Bình ắc quy ô tô 12V xưa nay đã được chuẩn hóa trong ngành công nghiệp xe hơi, vậy nên có rất nhiều bộ phận phụ trong xe hơi như hệ thống đèn, hệ thống cửa tự động, cần gạt nước,... vận hành mượt mà với ắc quy 12V. Đây là lúc bình ắc quy 12V có thể giải quyết được vấn đề - vừa giúp ô tô điện hoạt động tốt hơn, vừa giúp tránh các trường hợp xấu xảy ra nếu chỉ có một bộ pin có điện áp cao.
Khả năng chịu nhiệt tốt
Nếu pin Lithium-ion có thể sạc, độ bền cao, điện áp "khủng" và chống thấm nước thì bình ắc quy 12V lại có khả năng tồn tại ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng.
Cụ thể, nhiệt độ lý tưởng cho pin Lithium-ion là 15⁰C đến 35⁰C, khi xả có thể chịu nhiệt -20⁰C đến 60⁰C, nhưng chỉ trên 0⁰C mới có thể sạc. Còn ắc quy 12V có giới hạn chịu nhiệt xuống tới -90⁰F (tương ứng -67.78⁰C). Vậy nên việc lắp thêm bình ắc quy 12V là cần thiết để ô tô điện có thể chạy tốt ở cả những khu vực giá lạnh.
Ô tô điện có cần phải bảo dưỡng định kỳ hay không? So với ôtô dùng động cơ đốt trong, xe điện có ít hạng mục bảo dưỡng hơn, giúp giảm chi phí sử dụng. So với ô tô chạy bằng nhiên liệu là xăng dầu, việc bảo dưỡng ô tô điện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Dù vậy nhưng vẫn có những bộ phận cơ khí và chất lỏng cần bảo dưỡng chẳng...