Nguyên nhân gây viêm tụy mạn
Viêm tụy mạn nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Viêm tụy mạn do đâu?
Viêm tụy mạn tính là bệnh lý do viêm kéo dài dẫn đến sự xơ hóa từ từ của nhu mô tụy. Các tuyến tụy không còn khả năng tạo enzyme tiêu hóa. Tình trạng này dẫn tới sự mất khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất béo ( suy tụy ngoại tiết). Đồng thời xơ hóa lâu ngày của nhu mô tụy dẫn tới suy giảm sản xuất hormone insulin ( suy tụy nội tiết). Lúc này, bệnh nhân sẽ bị suy giảm hoặc mất chức năng tuyến tụy.
Nếu có triệu chứng viêm tụy mạn tính, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và chỉ định điều trị bệnh triệt để.
Nguyên nhân gây viêm tụy mạn trước hết là viêm tụy cấp, không được điều trị triệt, điều trị không đúng, người bệnh ngừng dùng thuốc, …
Các nguyên nhân khác dẫn đến viêm tụy mạn:
Lạm dụng rượu: Đây là nguyên nhân chính gây viêm tụy và chiếm khoảng 80-90% các trường hợp. Rượu làm tổn thương các tế bào của tuyến tụy và gây xơ hóa, dẫn đến viêm tụy mạn tính.
Bệnh nhân bị sỏi tụy: 80-90% trường hợp bị sỏi tụy dẫn đến viêm tụy mạn.
Do rối loạn chuyển hóa: Viêm tụy mạn có thể do rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là thiếu hụt 1-antitrypsin, gây ứ đọng, nhiễm trùng… dẫn đến tuyến tụy tự hủy gây viêm tụy mạn.
Hóa chất: Hóa chất từ thuốc lá hoặc môi trường sống, thuốc uống… cũng là nguyên nhân gây ra viêm tụy mạn.
Ăn quá nhiều chất sắt: Những người ăn quá nhiều chất sắt có nguy cơ mắc bệnh viêm tụy mạn tính cao hơn.
Do yếu tố di truyền: Viêm tụy là do yếu tố di truyền, thường khởi phát ở trẻ em nhưng có thể không được phát hiện trong nhiều năm.
Video đang HOT
Xơ nang: Bệnh cũng có thể do xơ nang gây ra.
Tăng nồng độ canxi trong máu (tăng canxi máu).
Nguyên nhân khác…
Nhiều trường hợp viêm tụy mạn tính là biến chứng của dị tật di truyền hoặc bệnh lý tự miễn và có trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Viêm tụy mạn là bệnh không lây nhiễm. Dạng viêm tụy này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 40. Tuy nhiên, khoảng 40% trường hợp viêm tụy mạn tính không rõ nguyên nhân.
Các triệu chứng của viêm tụy mạn
Viêm tụy mạn thường gây ra những cơn đau bụng vùng thượng vị dai dẳng không dứt lan ra sau lưng đặc biệt là phía bên trái. Cơn đau thường tăng lên rõ rệt vào mỗi bữa ăn hoặc khi có uống rượu. Ngoài ra, người bệnh có thể bắt gặp thêm một số triệu chứng về tiêu hóa như: chán ăn, buồn, nôn, táo bón, đầy hơi, sụt cân,… do các chức năng của tụy bị suy giảm.
Những cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đồng hồ đến vài tuần. Ở giai đoạn nặng của bệnh, các cơn đau thường xuyên và kéo dài không dứt. Người bệnh đi ngoài ra phân mỡ,…
Bệnh viêm tụy mạn là sự phá hủy, xơ hóa nhu mô tụy, tổn thương lan tỏa hoặc khu trú thành từng ổ. Có thể gây canxi hóa lan tỏa hoặc canxi hóa khu trú ở ống tụy làm hẹp lòng ống tụy và suy giảm chức năng nội tiết và ngoại tiết của tụy.
Do đó, khi bị tổn thương viêm tụy mạn, chức năng không còn được đảm bảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm của viêm tụy mạn phải kể đến đầu tiên đó là đái tháo đường. Người bệnh không sử dụng được phân tử đường trong chuyển hóa tế bào nên bị tăng đường huyết. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng từ thức ăn cũng không được phân giải và hấp thụ nên bệnh nhân nhanh chóng sụt cân, suy kiệt.
Ngoài ra, viêm tụy mạn còn có thể gây ra các biến chứng như nang giả tụy kích thước lớn, không tự thoái lui. Khi bị rò dịch tụy có thể gây ra báng bụng, dễ tạo thành huyết khối trong tĩnh mạch, lách,…
Đặc biệt, khi viêm tụy mạn kéo dài còn có nguy cơ gây ung thư tuyến tụy đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Hàng ngày cần ăn nhiều rau, ăn thêm trái cây và uống đủ lượng nước cần thiết để phòng bệnh.
Điều trị viêm tụy mạn tính như thế nào?
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị hoàn chỉnh cho bệnh viêm tụy mạn tính. Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm mục đích giảm đau, kiểm soát các triệu chứng và biến chứng. Đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị viêm tụy mạn hiện nay bao gồm:
Điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa trong trường hợp bệnh nặng hoặc nguy cơ biến chứng cao.
Chế độ ăn của bệnh nhân viêm tụy mạn cần được điều chỉnh theo chế độ ăn bằng cách chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ và hạn chế hàm lượng chất béo. Bệnh nhân không được phép uống rượu và bị hạn chế sử dụng thuốc và chất kích thích như caffeine. Hàng ngày cần ăn nhiều rau, ăn thêm trái cây và uống đủ lượng nước cần thiết.
Nếu có triệu chứng viêm tụy mạn tính, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và chỉ định điều trị bệnh triệt để, tránh những biến chứng không mong muốn.
Việc cần làm để bệnh quai bị nhanh khỏi
Tôi cứ tưởng chỉ trẻ con mới bị quai bị, không ngờ người lớn như tôi mà còn mắc bệnh này.
Xin hỏi bác sĩ tôi nên chú ý những gì để bệnh nhanh khỏi?
Tôi cứ tưởng chỉ trẻ con mới bị quai bị, không ngờ người lớn như tôi mà còn mắc bệnh này. Xin hỏi bác sĩ tôi nên chú ý những gì để bệnh nhanh khỏi?
Bác sĩ Nguyễn Trí Thức, khoa Bệnh lây tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên, ít gặp hơn ở người lớn.
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Quai bị có thể gây nhiều biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não - màng não, viêm tụy, điếc tai.
Tuy nhiên, điều trị kịp thời và đúng cách sẽ chữa khỏi bệnh nhanh chóng và hạn chế được các biến chứng.
Khi mắc quai bị, người bệnh cần chú ý những điều sau:
Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động
Khi sốt cao dùng khăn ấm lau người, không nên tắm
Cần đeo khẩu tang trong giai đoạn bị bệnh và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác tránh lây bệnh
Chế độ ăn: Ăn lỏng, thức ăn dễ nuốt, tránh ăn các loại quả có múi và axit xitric (những loại quả này khiến cho triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng). Bổ sung thêm rau xanh, dưa đỏ và xoài, tránh những thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ
Bệnh nhân nên uống nhiều nước, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng khoa phòng, tận dụng ánh sáng mặt trời
Không nên tự ý bôi, đắp các loại thuốc lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc
Bất kỳ lứa tuổi nào nếu chưa được tiêm phòng đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị. Do vậy, cách để phòng bệnh quai bị tốt nhất đó chính là tiêm phòng vaccine. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus quai bị.
Độc giả Thiên Đăng
Đau bụng dữ dội, coi chừng viêm tụy cấp Viêm tụy thường dẫn đến cảm giác đau đớn và khó chịu dữ dội. Cơn đau này sẽ bắt đầu ở vùng bụng trên, sau đó lan ra lưng. Người bệnh cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Tuyến tụy nằm trong khoang bụng ở giữa dạ dày và cột sống. Chức năng chính của tuyến tụy là tiết các enzyme...