Nguyên nhân gây tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm
Ngoài những nguyên nhân hiển nhiên như do nhiệt độ phòng quá cao hay chăn quá dày, đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Thời kỳ mãn kinh: Mãn kinh sẽ gây tình trạng mất cân bằng hormone ở phụ nữ độ tuổi trung niên, mà một trong những triệu chứng phổ biến nhất là bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm.
Tác dụng phụ của dược phẩm: Một số loại dược phẩm, như thuốc chống trầm cảm ba vòng hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), có thể gây đổ mồ hôi vào ban đêm.
Bệnh lao: Bệnh lao phổi là bệnh dễ mắc bởi người có hệ miễn dịch yếu. Triệu chứng ban đầu của bệnh này có thể là cơn sốt đi kèm với tình trạng vã mồ hôi vào ban đêm.
Áp- xe: Áp-xe là một dạng nhiễm khuẩn nặng, hình thành túi dịch mủ cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh vụn. Áp-xe có thể gây đổ mồ hôi vào ban đêm, đi kèm với cơn sốt cao và cảm giác ớn lạnh.
HIV/AIDS: Những người nhiễm HIV có thể bị đổ mồ hôi đêm kinh niên. Đó là bởi HIV làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến người nhiễm HIV rất dễ mắc bệnh thứ phát. Đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu của bệnh thứ phát do HIV/AIDS.
Thuốc trị đau nửa đầu: Các loại thuốc trị đau nửa đầu không kê đơn có thể gây tác dụng phụ là đổ mồ hôi đêm. Tác dụng phụ khá phổ biến này có thể được khắc phục bằng cách giảm nhiệt độ phòng, đắp chăn mỏng hơn, hoặc đổi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số bệnh ung thư: Một số dạng ung thư, như ung thư hạch bạch huyết, có thể gây đổ mồ hôi đêm ở giai đoạn đầu. Các liệu pháp điều trị ung thư như liệu pháp hormone, hóa trị, xạ trị và một số loại thuốc giảm đau cũng có thể gây tác dụng phụ này.
Video đang HOT
Các vấn đề về thần kinh: Vã mồ hôi vào ban đêm có thể là triệu chứng ban đầu của đột quỵ, rối loạn thần kinh thực vật, hay bệnh Parkinson. Đây đều là các bệnh lý về thần kinh làm rối loạn phần não có chức năng điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Hội chứng tăng tiết mồ hôi: Hội chứng tăng tiết mồ hôi kinh niên gây đổ mồ hôi quá mức. Cách tốt nhất để đối phó với tình trạng này là mặc quần áo thoáng mát, đắp chăn mỏng và giảm nhiệt độ phòng.
Hạ đường huyết: Hạ đường huyết có thể gây các triệu chứng như đổ mồ hôi, mất ngủ và ác mộng vào ban đêm. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể bị hạ đường huyết đột ngột vào ban đêm, dẫn đến tình trạng vã mồ hôi khi ngủ./.
Ứng phó với các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm
Nhiều người bị bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Đây là những triệu chứng thật chẳng dễ chịu chút nào. Vậy có những cách nào có thể giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu này?
Nguyên nhân gây bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
Mãn kinh là một giai đoạn tất yếu trong cuộc đời người phụ nữ. Theo Viện Quốc gia về Lão hóa, mãn kinh tự nhiên xảy ra từ khoảng 45 đến 55 tuổi và kéo dài trong vòng 7 năm, nhưng có thể tiếp tục đến 14 năm. Một số ước tính cho thấy, sự xuất hiện của các cơn bốc hỏa có thể kéo dài trung bình 5,2 và chúng xảy ra càng sớm trong cuộc đời, thì khoảng thời gian chúng có thể tồn tại lâu hơn.
Cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm có thể xảy ra trước và trong thời kỳ mãn kinh do nồng độ hormone thay đổi, bao gồm estrogen và progesterone. Những thay đổi về mức độ hormone này ảnh hưởng đến hoạt động của các hormon khác chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Điều này gây ra cảm giác nóng đột ngột, đỏ bừng và đổ mồ hôi nhiều.
Tần suất bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm khác nhau giữa mọi người. Một số người chỉ thỉnh thoảng bị bốc hỏa trong khi đối với những người khác, các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Bốc hỏa là triệu chứng thường gặp trong giai đoạn mãn kinh.
Áp dụng các biện pháp không dùng thuốc
Theo các chuyên gia, nên áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống để kiểm soát các cơn bốc hỏa trước khi dùng thuốc như:
Tránh các tác nhân có thể kích hoạt tình trạng này như: Rượu, thực phẩm cay, cafein, hút thuốc...
Mặc quần áo nhẹ hoặc nhiều lớp để có thể cởi ra khi có cơn bốc hỏa.
Tắm nước mát vào ban ngày và trước khi đi ngủ.
Mở cửa sổ và sử dụng quạt hoặc máy điều hòa để hạ thấp nhiệt độ phòng và lưu thông không khí...
Cho nước mát chảy lên cổ tay: Do cổ tay có nhiều mạch máu và đây có thể là cách tốt để hạ nhiệt nhanh chóng.
Giữ cân nặng hợp lý: Những cơn bốc hỏa có thể xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì. Vì vậy, giữ cân nặng hợp lý bằng cách tập thể dục thường xuyên và có lối sống năng động.
Thư giãn và giảm căng thẳng: Thở chậm, sâu và thiền là những kỹ thuật có thể giúp giảm căng thẳng và giảm cơn bốc hỏa. Các liệu pháp hành vi (CBT) cũng cho thấy có tác dụng làm giảm mức độ bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.
Liệu pháp thảo dược
Một số người có thể thấy rằng các liệu pháp thảo dược có ích. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về hiệu quả của chúng và một số có thể tương tác với các loại thuốc khác hoặc có tác dụng phụ có hại. Tuy nhiên, nếu muốn thử các sản phẩm thảo dược có thể tham khảo ý kiến bác sĩ đối với các sản phẩm có chứa:
Phytoestrogen: Một đánh giá về các nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy phytoestrogen có thể làm giảm tần suất các cơn bốc hỏa mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Phytoestrogen là các hợp chất thực vật có một số đặc tính tương tự như estrogen.
Axit fukinolic: Đây là hoạt chất có trong cây Black cohosh (Cimicifuga racemosa). Một đánh giá năm 2010 về các nghiên cứu cho thấy rằng chất bổ sung này có thể làm giảm tần suất các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Axit fukinolic là một hoạt chất có đặc tính giống estrogen.
Biện pháp dùng thuốc
Trong trường hợp bị bốc hỏa hoặc/và đổ mồ hôi ban đêm nghiêm trọng làm ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống hàng ngày, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc sau:
Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) hay liệu pháp hormone, là dùng thuốc có chứa estrogen để điều chỉnh mức độ hormone. HRT có thể làm giảm nhiều triệu chứng mãn kinh, bao gồm bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.
Đối với những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung có thể dùng estrogen một mình. Đối với những phụ nữ vẫn còn tử cung nhưng có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung nên dùng thuốc có chứa cả estrogen và progesterone. Bằng cách kết hợp hai loại hormon này, có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung so với việc chỉ dùng estrogen.
Bác sĩ sẽ điều chỉnh các liệu pháp hormone cho từng người, tùy theo các yếu tố nguy cơ liên quan và sẽ kê đơn liều hormon hiệu quả thấp nhất để giảm tác dụng phụ tối đa có thể.
Các bác sĩ thường không khuyến nghị liệu pháp hormone cho những phụ nữ đã mắc một loại ung thư nhạy cảm với hormon, chẳng hạn như ung thư vú. Lý do là vì những khối ung thư này phát triển nhanh hơn khi có thêm các hormon. Tương tự, các bác sĩ không khuyến khích phương pháp điều trị này cho những phụ nữ đã có cục máu đông.
Chỉ dùng liệu pháp hormon theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm cũng có thể được sử dụng để giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, mặc dù chúng không hiệu quả bằng liệu pháp hormone. Đây là một lựa chọn tốt cho những phụ nữ không thể điều trị bằng hormone.
FDA chấp thuận việc sử dụng paroxetine, một loại thuốc chống trầm cảm, để điều trị chứng bốc hỏa. Các thuốc chống trầm cảm khác cũng có thể hữu ích, bao gồm venlafaxine và fluoxetine.
Chóng mặt, buồn nôn, khô miệng, tăng cân hoặc rối loạn chức năng tình dục là những tác dụng phụ có thể xảy ra của những loại thuốc này.
Thuốc chống trầm cảm có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các cơn bốc hỏa và có thể chỉ cần dùng trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh khi các triệu chứng đang xuất hiện.
Một đánh giá về các nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy phytoestrogen có thể làm giảm tần suất các cơn bốc hỏa mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Phytoestrogen là các hợp chất thực vật có một số đặc tính tương tự như estrogen.
Các thuốc khác
Các loại thuốc theo toa khác có thể được sử dụng để giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Tuy nhiên, đây là những sản phẩm không có nhãn nên không được chấp thuận cho việc sử dụng này và không nên dùng cho các triệu chứng mãn kinh trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Bao gồm thuốc chống tăng huyết áp như clonidine (có thể được dùng dưới dạng viên uống hoặc miếng dán ngoài da. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm táo bón, chóng mặt, khó ngủ và khô miệng); thuốc chống động kinh như gabapentin (các tác dụng phụ có thể xảy ra là khó ngủ, chóng mặt và nhức đầu)...
Vi khuẩn lao tồn tại trong không khí bao lâu? Vi khuẩn gây bệnh lao thuộc loại vi khuẩn ưa khí, không nuôi được ở môi trường thông thường mà cần môi trường giàu dinh dưỡng, phát triển chậm với thời gian phân chia khoảng 18 giờ/lần phân chia. Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm cao. Vi khuẩn lao có khả năng lây nhiễm từ người...