Nguyên nhân gây sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ sâu răng rất nhiều và đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ mà các mẹ nên tham khảo để có thể phòng tránh cho bé một cách tốt nhất.
1. Sâu răng sữa
Sâu răng là do vi khuẩn ăn mòn men răng, gây sâu răng. Dần dần lỗ này sẽ ngày càng lớn hơn và sâu hơn. Đừng bỏ qua các lỗ sâu răng, dù rất nhỏ bởi vì răng sữa có vai trò rất quan trọng, chúng giúp giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Đồng thời, vi khuẩn từ răng sữa sâu có thể đi xuống các mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Nếu mẹ thấy răng bé có điểm trắng đục hoặc vàng nâu, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ. Nếu đây đúng là lỗ sâu, nha sĩ sẽ trám lại cho bé. Còn nếu bé nhà bạn than bị đau răng, hãy nhanh chóng đi kiểm tra ngay vì đây có thể là dấu hiệu răng đã bị sâu tới lớp ngà, cần sự can thiệp của nha sĩ sâu hơn. Nếu răng trẻ bị sâu nghiêm trọng, có thể sẽ phải xử lý nội nha (chữa tủy).
2. Sâu răng do bú bình
Trẻ liên tục nhấm nháp sữa hoặc nước trái cây trong bình là một nguy cơ rất lớn dẫn đến răng bị sâu do đường trong các loại nước này sẽ bao lấy răng trẻ, làm cho chúng dễ bị hư dưới tác động của acid và vi khuẩn. Hàm răng trên rất dễ thương của trẻ lại chính là những chiếc răng dễ bị sâu nhất. Vì vậy, ba mẹ phải thường xuyên chú ý xem có vết trắng đục như phấn hay vết vàng trên răng bé hay không. Bất kỳ khi nào mẹ thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu trên thì ngay lập tức cần đưa bé đến gặp nha sĩ ngay.
3. Viêm nướu
Sâu răng không phải là vấn đề răng miệng duy nhất ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ bị viêm nướu – giai đoạn đầu của bệnh nướu răng – do thường xuyên ăn vặt và không đánh răng trước khi đi ngủ. Nếu nướu răng của bé nhà bạn sưng phồng lên, đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, bé nhà bạn đã bị viêm nướu. Nguyên nhân là do nhiều mảng bám kèm với vi khuẩn phát triển trên đó đã bám vào răng lâu dài mà không được đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch. Điều này sẽ dẫn đến sâu răng một cách nhanh chóng.
4. Sâu răng do thức ăn
Video đang HOT
Khi các bé ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất đường mà không vệ sinh răng sạch sẽ, chỉ 15 phút sau khi ăn, các vi sinh vật này sẽ hấp thu và tiêu hóa chất đường, biến đường thành axit hữu cơ làm mất khoáng men răng dẫn đến sâu răng. Một số loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể kể đến như:
- Thức ăn ngọt : kẹo trái cây, kẹo bông gòn, “si rô đá bào”, các loại trà sữa, nước ngọt…, các thực phẩm này chủ yếu được chế biến từ đường (đường saccarose, loại đường gây sâu răng nhiều nhất), hương liệu, phẩm màu… là những loại thức ăn được trẻ ưa thích nhất. Ngoài ra, trong nước ngọt có gas còn có chứa hàm lượng lớn axit gây bào mòn men răng.
- Thức ăn có chất dính : khoai lang, khoai tây, thức ăn được chế biến từ nếp và các loại bột (xôi, bánh trung thu, bánh cốm…), bánh snack…Các thực phẩm này, ngoài đường còn có chứa nhiều tinh bột – một loại đa đường cũng có khả năng gây sâu răng, ngoài ra nó tạo những mảng bám rất khó làm sạch, giúp các vi khuẩn gây sâu răng như streptococcus mutans, lactobacillus acidophillus… phát triển thuận lợi.
- Thức ăn đường phố : cóc ngâm, xoài dầm chua, me ngào, mứt chùm ruột, cà na… là loại thức ăn đường phố được nhiều trẻ ưa thích, bên cạnh lượng đường cho vào khi chế biến dễ gây sâu răng, bản thân các loại trái cây chua có chứa nhiều axit gây mòn men răng.
phunutoday
Giải mã bệnh qua ngoại hình
Một vẻ ngoài tươi tắn, trẻ trung phản ánh tình trạng sức khỏe tốt. Vì vậy, những biểu hiện như nếp nhăn, móng tay xấu xí, rụng tóc... đều có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.
Tiến sĩ Molly M. Roberts, Viện Sức khỏe và Dưỡng sinh ở San Francisco (Mỹ) kiêm Chủ tịch Hiệp hội y khoa thẩm mỹ, tư vấn về cách chẩn đoán bệnh qua ngoại hình.
Nếp nhăn
Mặc dù nếp nhăn là điều không thể tránh khỏi khi có tuổi nhưng có thể đây là dấu hiệu của bệnh loãng xương, mãn kinh sớm. Nghiên cứu mới đây cho thấy mối liên hệ giữa các nếp nhăn và vấn đề về xương ở phụ nữ mãn kinh sớm, đặc biệt là các "vết chân chim" ở đuôi mắt và khóe miệng.
Nếp nhăn càng nhiều, nguy cơ loãng xương càng cao. Hầu hết các nếp nhăn đều bắt nguồn từ tuổi tác nhưng tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá và ánh nắng mặt trời cũng làm quá trình này diễn ra nhanh chóng.
Bàn chân sưng húp
Nguyên nhân khiến bàn chân sưng húp có thể do bong gân, trật khớp hoặc nhiễm trùng. Chân sưng húp thường gặp ở các đối tượng như phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường hoặc người đang dùng các loại thuốc giữ nước.
Ngoài ra, suy tim có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu trong cơ thể khiến mu bàn chân, mắt cá chân giữ nước, sưng húp.
"Dấu chân chim" có thể là dấu hiệu của loãng xương, mãn kinh sớm. Ảnh: Health.com
Móng tay biến dạng, đổi màu
Móng tay, chân mỏng hoặc dày bất thường, biến dạng hoặc đổi màu... có thể phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe, đa số là các bệnh như vẩy nến, viêm da mạn tính, viêm khớp vẩy nến (còn có biểu hiện là rụng tóc từng vùng).
Bề mặt móng tay lồi lõm còn là biểu hiện của hội chứng Reiter (viêm khớp phản ứng) và bệnh da di truyền incontinentia pigmenti.
Bàn chân, bàn tay to bất thường
Nếu bạn có các dấu hiệu như quai hàm bạnh quá to, trán dô cao, chân tay to bất thường thì đó có thể là bệnh to cực - chứng rối loạn hormone thường gặp ở người lớn khi hormone trong cơ thể được sản xuất ra quá nhiều.
Hôi miệng
Sâu răng, viêm lợi không chỉ gây ra các bệnh về nha chu mà còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Một nghiên cứu năm 2010 của các nhà nghiên cứu Scotland đăng trên Tạp chí Dược Anh cho thấy chải răng thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Những người chải răng ít hơn 2 lần/ngày dễ mắc các bệnh tim mạch và chết vì trụy tim mạch hơn 70% so với người chải răng thường xuyên. Răng rụng còn có thể là dấu hiệu bệnh loãng xương.
Sâu răng, viêm lợi không chỉ gây ra các bệnh về nha chu mà còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch
Mặt tấy đỏ
Khuôn mặt đỏ ửng, lấm tấm mụn là triệu chứng phổ biến của mụn trứng cá, một căn bệnh về da mãn tính. Mặc dù nguyên nhân chính của mụn trứng cá chưa xác định rõ nhưng người bị mụn có biểu hiện mặt đỏ tấy, sưng phồng do mạch máu mở rộng. Theo thời gian, vết sưng và mụn nhỏ được hình thành, mũi phình to, gây đau nhức và để lại sẹo.
Màu da lốm đốm
Nếu vùng da tại các nếp gấp, nếp nhăn ở cổ, nách có dấu hiệu tối màu, dày, mượt như nhung, có thể bạn đã bị bệnh về da acanthosis nigricans.
Ngoài ra, những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc thậm chí ung thư cũng có những vùng da đổi sắc. Mặc dù đây không phải là dấu hiệu chắc chắn nhận biết bệnh tiểu đường nhưng theo chuyên giada liễu Heather Jones tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon - Phần Lan, "nó có thể khiến bạn suy nghĩ lại lần nữa và đi xét nghiệm tiểu đường".
Theo Lê Thoa (Người lao động)
Rụng tóc ở trẻ nhỏ không hẳn do còi xương Với các bé dưới 6 tháng tuổi, rụng tóc có thể là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Không nên chỉ thấy bé rụng tóc hoặc có những mảng hói nhỏ trên đầu mà vội kết luận bé bị còi xương. Bệnh còi xương thường có nhiều biểu hiện bệnh lý khác, ví dụ bé kích thích, quấy khóc, ngủ không...