Nguyên nhân gây ra viêm họng cấp
Viêm họng xung huyết là tên gọi khác của bệnh viêm họng cấp, xảy ra khi niêm mạc họng bị virus hoặc vi khuẩn tấn công gây xung huyết, sưng tấy, đau rát, phù nề.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viên An Việt, viêm họng cấp là một bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em, nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi, bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc xuất hiện đồng thời với viêm mũi xoang, viêm VA, viêm mũi, viêm amidan,…
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng xung huyết là do vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công niêm mạc họng. Các vi khuẩn, virus này có nguồn gốc từ không khí, thức ăn hoặc có thể liên quan đến các bệnh thủy đậu, cảm lạnh, cúm, bạch hầu, quai bị,…
Các virus gây bệnh thường gặp là: Adenovirus, Virus cúm, Virus para- influenzae, Virus Coxsakie,…
Ảnh minh họa
Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Liên cầu bêta tan huyết nhóm A, B, C, G; Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis, các vi khuẩn kị khí,..
Ngoài ra, những người mắc bệnh trào ngược acid dạ dày, dịch dạ dày trào ngược tấn công vòng họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Hệ miễn dịch bệnh nhân suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công.
Video đang HOT
PGS An cho rằng môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, các hóa chất độc hại, khói thuốc lá. Cơ thể thích ứng không kịp với sự thay đổi thất thường của thời tiết, sức đề kháng suy giảm, đường hô hấp dễ bị thương tổn.
Sử dụng các thức ăn cay nóng, uống nhiều nước lạnh làm tổn thương niêm mạc họng.
Những người có nghề nghiệp đòi hỏi phải nói thường xuyên, nói to, nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình,…dễ có nguy cơ tổn thương niêm mạc vùng họng.
Khi bị viêm họng, nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus, bệnh thường tự khỏi sau 3-5 ngày, các triệu chứng sẽ giảm dần. Nếu nguyên nhân bệnh do vi khuẩn, các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài ngày hơn.
Viêm họng cấp thường xảy ra đột ngột, bệnh nhân sốt vừa từ 38-39 độ hoặc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, chán ăn. Đau họng khi nuốt, đặc biệt nuốt chất lỏng cũng đau. Cảm giác đau nhói lên tai khi nuốt, ho, nói. Bệnh nhân ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm.
Nhiều trường hợp bệnh nhân còn ngạt mũi, khó thở, có thể có ra máu mũi. Khi khám bác sĩ sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Các tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng, mao mạch nổi rõ. Hạch góc hàm sưng nhẹ, hơi đau.
4 ổ bệnh sốt xuất huyết tấn công Sài Gòn giữa mùa dịch Covid-19
Trong lúc ngành y tế đang căng mình chống dịch Covid-19 thì sốt xuất huyết, tay chân miệng bắt đầu gia tăng. Tuần qua, trên địa bàn TPHCM liên tiếp ghi nhận 4 ổ bệnh sốt xuất huyết.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TPHCM cho biết, nỗ lực của ngành y tế thành phố đang kiểm soát tốt dịch Covid-19 khi chưa để xảy ra trường hợp tử vong, số ca bệnh giảm nhanh. Tuy nhiên, trong lúc ngành y tế dồn sức chống dịch Covid-19 thì các dịch bệnh khác đang quay trở lại tạo yếu tố nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Theo đó, trong tuần qua, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận 16 trường hợp mắc tay chân miệng gồm 3 ca nội trú và 13 ca ngoại trú. Số trường hợp mắc tay chân miệng trong tuần 17 cao hơn so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số trường hợp mắc bệnh trên toàn địa bàn từ đầu năm đến nay là 1.259 ca.
Nguy hiểm hơn là những diễn tiến bệnh sốt xuất huyết, trong tuần 17 ghi nhận có 121 trường hợp nhiễm. Số ca mắc trong tuần tăng so với trung bình 4 tuần trước (116 ca). Tổng số trường hợp mắc bệnh từ đầu năm đến nay là 6.394 ca. Sốt xuất huyết đã tạo ra 4 ổ bệnh tại 3 quận huyện của thành phố. Dự báo, thời gian tới khi mùa mưa bắt đầu, số ca bệnh có nguy cơ tăng nhanh trong cộng đồng.
Giải pháp đơn giản được khuyến cáo để phòng sốt xuất huyết.
Để chủ động ngăn chặn nguy cơ dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp bùng phát giữa mùa dịch Covid-19, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố đang điều tra ca bệnh, xác định ổ dịch sốt xuất huyết hàng ngày, giám sát, xử lý điểm nguy cơ sốt xuất huyết. Sở Y tế yêu cầu các quận huyện lên kế hoạch rà soát và xử lý các điểm nguy cơ sốt xuất huyết trên địa bàn, thực hiện các hoạt động truyền thông lồng ghép phòng chống sốt xuất huyết và Covid-19.
Bên cạnh đó, với các bệnh lây qua tiếp xúc như: tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, cúm... ngành y tế sẽ phối hợp với ngành giáo dục giám sát phát hiện sớm các chùm ca bệnh trong trường học; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, kế hoạch tổ chức tiêm chủng an toàn trong tình hình dịch Covid-19.
Cộng đồng tăng cường các giải pháp phòng chống dịch bệnh sẽ giảm áp lực cho ngành y tế
Để chủ động kìm hãm sự gia tăng của sốt xuất huyết trong thời gian tới, tránh nguy cơ dịch chồng dịch, ngành y tế kêu gọi người dân tập trung triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, che kín hoặc lật úp các vật dụng có thể chứa nước, thực hiện các giải pháp diệt muỗi bằng hóa chất, ngủ mùng thường xuyên để tránh nguy cơ bị muỗi đốt, đồng thuận và hỗ trợ cho chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi triển khai tại địa phương.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 đến 40 độ C, tình trạng sốt kéo dài 2 tới 7 ngày, khó hạ sốt. Bệnh nhân sẽ đối mặt với đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban ngoài da. Ở thể bệnh nặng bệnh nhân sẽ bị ra máu mũi, ra máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp).
Sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng
Để tránh biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được khám, điều trị. Gia đình có người mắc bệnh cần thông báo cho trạm y tế địa phương để có giải pháp khoanh vùng, xử lý không để bệnh lây lan trên diện rộng.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp người bệnh và thân nhân khi tới bệnh viện cần chủ động mang khẩu trang, thực hiện các biện pháp phòng dịch theo yêu cầu của nhân viên y tế. Hiện, ngành y tế đã thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc tiếp nhận, điều trị, tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho cộng đồng vì vậy người dân khi có biểu hiện của các bệnh lý khác không nên quá lo lắng về nguy cơ bị dịch Covid-19 tấn công, cần kịp thời đến bệnh viện để được khám, điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Vân Sơn
Vaccine phòng thủy đậu hiệu quả hơn 90% Trẻ em, người lớn nên chủ động tiêm vaccine thủy đậu để phòng bệnh, hiệu quả của vaccine có thể đạt hơn 90%. Theo Cục Y tế Dự phòng, số ca bệnh thủy đậu có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2018, các bệnh viện đã tiếp nhận hàng nghìn trẻ đến thăm khám và chữa trị. Năm 2017, gần 40.000...