Nguyên nhân gây bệnh vàng da
Bệnh vàng da là biểu hiện của khá nhiều nguyên nhân. Nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng
Nguyên nhân gây vàng da
Vàng da sinh lý: vàng da sinh lý thường chỉ gặp ở một số trẻ sau khi sinh ra da bị vàng (ước tính khoảng 1/3 số trẻ sơ sinh). Thông thường vàng da sinh lý kéo dài khoảng một đến vài tuần rồi tự hết không để lại biến chứng gì vì trẻ sơ sinh có đời sống hồng cầu ngắn hơn ở người lớn. Do đó lượng hồng cầu bị hủy nhanh làm tăng lượng bilirubin trong máu. Đồng thời gan của trẻ sơ sinh cũng chưa hoàn chỉnh chức năng đủ để loại trừ nhanh lượng bilirubin trong máu.
Vàng da do viêm đường dẫn mật: Viêm đường dẫn mật hoặc viêm túi mật đều làm cho hiện tượng ứ mật hoặc tắc mật làm xuất hiện hiện tượng vàng da. Trong những trường hợp này thường có sốt cao, rét run và có thể có đau vùng túi mật (hạ sườn phải). Triệu chứng đau thường xuất hiện trước triệu chứng sốt và vàng da, có trường hợp kèm theo ngứa.
Vàng da do sỏi đường dẫn mật. Sỏi đường dẫn mật có thể là sỏi đường dẫn mật trong gan hay ngoài gan. Sỏi ở ống mật chủ, ở ngã ba ống mật chủ – túi mật, ở cổ túi mật hoặc sỏi ở túi mật. Triệu chứng là đau quặn hay xuất hiện sau bữa ăn, đau lan ra sau lưng, lan sang trái, đôi khi túi mật căng phồng có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy. Sau đau là sốt và vàng da. Triệu chứng của sỏi đường dẫn mật hay xuất hiện từng đợt. Hậu quả xấu nhất là có thể gây thấm mật phúc mạc rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hoặc làm tổn thương tế bào gan.
Vàng da do bệnh của tụy tạng như viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính, đặc biệt là ung thư đầu tụy. Ung thư đầu tụy da càng ngày càng vàng đậm.
Vàng da do các bệnh về máu như bệnh huyết tán.
Vàng da do viêm gan (viêm gan A,B,C,D,E). Dù là viêm gan do virut viêm gan nào cũng đều gây vàng da, vàng mắt trong giai đoạn toàn phát của bệnh. Sau thời kỳ ủ bệnh là đến giai đoạn khởi phát, sau đó là toàn phát. Trong các thể loại viêm gan gây vàng da cần lưu ý thể viêm gan cấp tính hoặc thể viêm gan thể teo gan, vàng cấp là rất nguy hiểm. Đối với trẻ sơ sinh vàng da kéo dài hơn 14 ngày sau sinh là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan nặng tiềm ẩn. Bệnh gan ít gặp ở trẻ nhỏ nhưng không phải là không có.
Điều trị vàng da
Video đang HOT
Điều trị bệnh vàng da cần tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trường hợp bệnh nhân bị vàng da do tắc nghẽn đường mật thì việc điều trị có thể tiến hành bằng phương pháp ngoại khoa. Nếu vàng da do các nguyên nhân khác thì việc điều trị chủ yếu là nội khoa.
Một số xét nghiệm khác có thể được sử dụng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như: xét nghiệm viêm gan siêu vi, xét nghiệm chức năng gan, chụp CT bụng, siêu âm bụng, sinh thiết gan, nội soi…
Trong trường hợp bệnh nhân bị vàng da do các bệnh lý về gan có thể điều trị bằng nhiều phương pháp tiên tiến như phương pháp xung tần số thấp, điều trị tách lọc virus bằng kỹ thuật CIL hay liệu pháp truyền máu ozone…
Để được kiểm tra và điều trị tốt nhất khi có các vấn đề về vàng da, bệnh nhân có thể đến với phòng khám Đa khoa Hồng Phong để được tư vấn và thăm khám kỹ càng hơn
Theo www.phunutoday.vn
4 dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị lồng ruột, cha mẹ cần lưu ý
Bệnh lồng ruột ở trẻ em là một căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý những triệu chứng của bé dưới đây.
Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới hoặc có thể ngược lại. Điều này làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột rất nguy hiểm.
Lồng ruột là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo các thống kê cho thấy có tới 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt là các bé trai bụ bẫm. Trong đó, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi.
Hầu hết các trường hợp bị bệnh lồng ruột đều không xác định được nguyên nhân. Có nhiều ý kiến cho rằng trẻ bị lồng ruột là do bé chuyển từ thời kì bú sữa mẹ sang ăn dặm nên ruột dễ co bóp bất thường. Đồng thời, do kích thước của các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột. Lồng ruột có thể liên quan đến các dấu hiệu bất thường như u bướu, polype trong lòng ruột hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột.
Khi trẻ bị lồng ruột thường có một số triệu chứng cụ thể như:
Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng cơn, biểu hiện bằng cơn khóc thétxuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú.
Nôn: Nôn ra thức ăn ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng.
Đại tiện ra máu: Trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, đại tiện ra máu có thể xuất hiện sớm ngay sau cơn đau hoặc xuất hiện muộn sau 24h. Xuất hiện 95 % ở trẻ còn bú.
Đại tiện máu cùng với nôn và thoát dịch vào lòng ruột là các yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thể tích tuần hoàn.
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân tháo lồng bằng hơi tại bệnh viện
Với bệnh lồng ruột, siêu âm là phương pháp tin cậy. Với trẻ được chỉ định tháo lồng bằng hơi tại bệnh viện, trẻ có chẩn đoán xác định lồng ruột, dưới 2 tuổi và phải được phát hiện bệnh sớm trước 72h. Trẻ chưa có dấu hiệu thủng ruột.
Tùy tình trạng của bệnh nhân bác sĩ có chỉ định tiền mê hoặc không. Trẻ được nằm ngửa đầu nghiêng sang một bên, chân duỗi thẳng. Điều dưỡng sẽ đặt một ống thông vào hậu môn và nối ống thông với máy tháo lồng có van điều khiển áp lực. Điều dưỡng giữ hai chân bệnh nhân duỗi thẳng, khép kín.
Bác sĩ tiến hành bơm hơi vào đại tràng qua ống thông. Kỹ thuật viên điện quang sẽ chụp phim khi thấy hình ảnh khối lồng, bác sĩ tiếp tục bơm khí vào đại tràng, khối lồng dần di chuyển đến khi thấy hơi đột ngột trào sang ruột non ào ạt là lúc khối lồng được tháo.
Kỹ thuật viên điện quang chụp phim thứ hai sau khi tháo được khối lồng. Lúc này điều dưỡng sẽ tiến hành tháo ống thông ra khỏi máy cho hơi trong lòng ruột thoát ra gần hết rồi rút ống thông ra khỏi hậu môn.
Trẻ sau tháo lồng có hiệu quả thường hết đau, ngủ yên, ỉa máu vẫn có thể có nhưng sẽ giảm dần, phân chuyển màu vàng, tính chất phân có thể lỏng do khi lồng ruột nước bị hấp thu vào lòng ruột nhiều.
Trẻ được truyền dịch: giải mê (nếu có tiêm tiền mê), bồi phụ nước và điện giải theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ được theo dõi khoảng 12- 24h sau đó được xuất viện.
Đa số các trường hợp tháo lồng bằng hơi khá nhanh và hiệu quả sau khoảng 5-10 phút, nhưng một số trường hợp trẻ đến muộn, ỉa máu nhiều, khối lồng chặt khó tháo có thể không tháo được ngay, bác sỹ sẽ có chỉ định truyền dịch bồi phụ nước và điện giải, tiêm kháng sinh và tháo lồng lại sau khoảng 1h.
Chăm sóc trẻ sau tháo lồng bằng hơi tại nhà
Lồng ruột sau khi tháo vẫn có thể bị tái lại ngay sau 1 vài giờ hoặc sau đó nhiều ngày. Vì vậy cha mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng để đưa trẻ quay lại viện kịp thời. Những trẻ đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần hai.
Không nên cho trẻ nhún nhảy quá nhiều sau tháo lồng, cho trẻ ăn ít một, uống thuốc theo đơn bác sĩ, theo dõi thêm các dấu hiệu lồng ruột tái phát: đau bụng đột ngột, xoắn vặn, khóc thét, nôn thức ăn... cần đưa trẻ đến viện khám ngay.
Trong trường hợp trẻ bị lồng ruột tái lại nhiều lần trẻ sẽ được chỉ định xét nghiệm kiểm tra xem có nguyên nhân thực thể: polyp, u hồi tràng, đại tràng. Nếu có nguyên nhân thực thể trẻ sẽ được phẫu thuật điều trị nguyên nhân.
Giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế viêm đường hô hấp vào mùa đông xuân, ăn uống vệ sinh tránh viêm hạch mạc treo dẫn đến lồng ruột.
Theo www.phunutoday.vn
Viêm đài bể thận là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết viêm đài bể thận? Viêm đài bể thận thường được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng. Với những biểu hiện sau đây bạn có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Viêm đài bể thận là gì? Viêm đài bể thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận, do vi khuẩn gây ra. Ở giai đoạn cấp, bệnh có thể chữa khỏi...