Nguyên nhân đau lòng khiến người đàn ông chỉ được ăn một bữa mỗi ngày
Ông Paul không thể hấp thụ thức ăn nếu thiếu thuốc Creon nhưng loại thuốc này luôn trong tình trạng khan hiếm suốt 6 tháng qua.
Paul Elcombe, 62 tuổi, phải dùng thuốc Creon ba lần một ngày để tiêu hóa thức ăn sau khi phẫu thuật Whipple cắt khối tá tụy hai năm trước.
Người đàn ông hiện sống ở Kent (Anh) chia sẻ câu chuyện của mình trong nỗ lực tuyệt vọng để có được loại thuốc này. Kể từ Giáng sinh năm ngoái, ông Elcombe đã phải vật lộn để mua được thuốc.
“Nếu không có thuốc Creon, tôi không thể ăn được. Tôi sẽ gầy đi và cuối cùng sẽ chết”, ông Paul tâm sự.
Paul Elcombe, 62 tuổi, sụt nhiều cân do không được ăn đủ bữa. Ảnh: PE
Trong tháng 5, nghị sĩ Andrew Stephenson cho biết Chính phủ Anh đã nhận thức được về tình trạng khan hiếm thuốc Creon và đang tìm cách để giải quyết vấn đề này. Kể từ đó, Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội đã khởi xướng quy trình thiếu hụt nghiêm trọng (SSP) đối với Creon.
Theo The Sun, sau ca phẫu thuật tuyến tụy năm 2022, cơ thể của ông Paul không còn khả năng tạo ra các enzyme giúp hấp thụ thức ăn trong dạ dày nữa. “Nếu không uống Creon khi ăn, tôi sẽ không nhận được bất kỳ chất dinh dưỡng nào”, ông Paul giải thích.
Hiện tại, ông Paul sử dụng nguồn thuốc do một bệnh nhân khác chia sẻ. Ông quen người bệnh này qua Facebook. Trên hộp thuốc – món quà đặc biệt từ mạng xã hội có dòng chữ: “Chào Paul, bây giờ ông có thể thưởng thức bữa ăn”.
Trong 6 tháng qua, ông Paul đã tới một số hiệu thuốc khác nhau nhưng không thể kiếm thêm Creon cho mình.
Thay vào đó, ông chỉ ănmột bữa mỗi ngày (bữa tối) để cố gắng kéo dài thời gian dùng thuốc. “Tôi rất sợ hãi mỗi khi uống một viên thuốc vì tôi biết mình đang tiến gần hơn đến việc hết thuốc. Đó thực sự là một cơn ác mộng”, ông bày tỏ.
Trong hơn 1 tháng nữa, ông Paul sẽ không còn nguồn cung cấp thuốc từ người quen trên mạng. “Tôi lo sợ cho con cháu tôi. Tôi không muốn chúng mất tôi”, người đàn ông đã có 2 cháu tâm sự.
Kể từ khi cắt giảm bữa ăn, Paul sụt cân và thường xuyên cảm thấy không khỏe. “Tôi suy sụp và cảm thấy như mình bị cúm liên tục. Tôi chóng mặt và yếu ớt, khiến công việc trở nên rất khó khăn”, ông kể.
Alfie Bailey-Bearfield, đại diện Viện Ung thư tuyến tụy Vương quốc Anh, cho biết: “Chúng tôi thực sự lo lắng về tình trạng thiếu hụt Liệu pháp Thay thế Enzyme Tuyến tụy (PERT). PERT rất cần thiết cho những người mắc ung thư tuyến tụy. Họ dựa vào giải pháp quan trọng này để tiêu hóa thức ăn, duy trì cân nặng hợp lý, cuối cùng là sống tốt và đủ khỏe để được điều trị. Thiếu thuốc có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc kiểm soát triệu chứng và chất lượng cuộc sống của mọi người”.
Video đang HOT
Tình trạng thiếu thuốc ở Anh đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt với thuốc trị liệu thay thế hormone, thuốc ADHD, thuốc chống trầm cảm và gần đây nhất là insulin.
Một báo cáo cho thấy tình trạng thiếu thuốc nghiêm trọng đang khiến sức khỏe của người Anh gặp nguy hiểm. Nhiều bệnh nhân buộc phải tham gia thử vận may khi đi khắp nơi để mua thuốc theo đơn.
Janet Morrison, Giám đốc điều hành của một tổ chức hỗ trợ nhà thuốc ở Anh, người công bố báo cáo trên, cho biết: “Những thách thức về cung cấp thuốc mà các hiệu thuốc cộng đồng phải đối mặt vô cùng nghiêm trọng. Việc bệnh nhân không được tiếp cận các loại thuốc họ cần có thể dẫn đến hậu quả nặng nề, thậm chí khiến họ phải đi cấp cứu”.
“Các hiệu thuốc đang làm mọi điều có thể để tìm ra giải pháp cho tất cả bệnh nhân của họ, nhưng bất lực trong việc giải quyết các vấn đề cung cấp quốc gia và toàn cầu”, vị giám đốc nói.
Vì sao ăn dứa giúp tiêu hóa tốt?
Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà quả dứa còn chứa một loại enzyme đặc biệt. Loại enzyme này có tác dụng gì? Vì sao khi bị đầy bụng, khó tiêu bạn nên ăn dứa?
1. Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa
Dứa là loại trái cây mùa hè thơm ngọt và có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất như: vitamin A, B6, C, K, mangan, thiamine, choline, canxi, phốt pho, kẽm...
Về thành phần dinh dưỡng, trong một cốc dứa (khoảng 165g) chứa khoảng:
82,5 calo
21,6g carbohydrate
0,9g protein
2,3g chất xơ
0,2g chất béo
78,9 mg vitamin C
0,2 mg vitamin B6
29,7 microgam folate
19,8 mg magie
180 mg kali
0,1 mg thiamine
0,2 mg đồng
1,5 mg mangan
Hàm lượng vitamin C cao trong dứa có vai trò duy trì sức khỏe của các mô liên kết và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Nước ép dứa cũng là nguồn cung cấp beta-carotene và vitamin A tuyệt vời. Những chất chống oxy hóa này thúc đẩy làn da khỏe mạnh, giúp chữa lành vết thương và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da sớm.
Dứa chứa enzyme bromelain có lợi cho tiêu hóa.
2. Dứa hỗ trợ tiêu hóa như thế nào?
Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất, trong quả dứa còn chứa một loại enzyme đặc biệt có lợi cho sức khỏe tiêu hóa, đó là bromelain. Bromelain là một loại enzyme đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều loại bệnh. Trong lịch sử, người bản địa ở Trung và Nam Mỹ đã sử dụng dứa để chữa bệnh như rối loạn tiêu hóa. Nghiên cứu hiện đại cũng đã nghiên cứu tác dụng của bromelain trong dứa đối với sức khỏe con người.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bromelain là một loại enzyme được gọi là enzyme phân giải protein. Nó được tìm thấy trong nước ép dứa và trong thân dứa.
Bromelain khiến cơ thể tạo ra các chất chống đau và sưng tấy. Bromelain cũng chứa các hóa chất dường như can thiệp vào tế bào khối u và làm chậm quá trình đông máu. Người ta sử dụng bromelain để điều trị đau nhức cơ, bỏng, sỏi thận và một số tình trạng sức khỏe khác.
Do enzyme bromelain trong dứa giúp phân hủy protein trong ruột nên nó có thể giúp giảm táo bón, đầy hơi và khó tiêu. Bromelain cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ đường ruột khỏi vi khuẩn gây tiêu chảy như như E.coli và giảm viêm ruột.
Hơn nữa, bromelain có tác dụng phá vỡ các protein cứng của thịt. Đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng làm chất làm mềm thịt trong các sản phẩm thương mại.
Khi nấu ăn, nhiều người cũng thường kết hợp dứa nấu với thịt, hoặc ướp dứa với thịt trước khi chế biến, sẽ làm cho thịt mềm, nấu ngon hơn và ăn dễ tiêu hơn. Dùng dứa tráng miệng sau bữa ăn cũng mang lại cảm giác tiêu hóa dễ chịu.
Nên uống nước ép dứa vừa phải để tránh tác dụng phụ về đường tiêu hóa.
3. Cách ăn dứa an toàn tốt cho tiêu hóa
Bạn nên ăn dứa chín, chọn quả tươi còn nguyên vẹn, gọt bỏ sạch vỏ và mắt. Không nên ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều nước ép dứa để tránh tiêu thụ nhiều đường. Chỉ nên uống một ly nước ép dứa mỗi ngày là vừa đủ và không thêm đường.
Cần lưu ý, ngoài các phản ứng dị ứng, bromelain có thể gây ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa ở một số người như tiêu chảy và đau bụng. Những tác dụng phụ này là do không dung nạp thực phẩm chứ không phải dị ứng thực phẩm.
Một số tác dụng phụ của bromelain đã được báo cáo trong các nghiên cứu. Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất là khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở những người nhạy cảm hoặc dị ứng với dứa hoặc những người bị dị ứng khác. Ngoài ra, bromelain có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh amoxicillin.
Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelain tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.
Đối với người có vấn đề về dạ dày, tiêu thụ nhiều dứa có thể gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc ợ chua. Tính acid của dứa cũng có thể làm tăng triệu chứng ợ nóng ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành...