Nguyên nhân dẫn đến khô miệng
Khô miệng là tình trạng không có đủ nước bọt để giữ miệng ẩm ướt. Khô miệng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng…. Ngoài ra khô miệng còn đẩy nhanh sự thoái hoá răng sẽ dẫn tới chứng hôi miệng, sâu răng hoặc các chứng viêm nhiễm trong miệng.
Tuổi tác
Theo thống kê có khoảng 20-25% người cao tuổi bị mắc chứng bệnh khô miệng. Ở người cao tuổi, lượng nước bọt tiết ra ngày càng ít dần, người bệnh khó nhai, khó nuốt thức ăn khô. Các rối loạn do khô miệng nặng dần theo lứa tuổi, nước bọt quánh đặc, ít hơn, niêm mạc miệng trở nên đỏ, khô, lưỡi bóng, gây đau đớn khi ăn. Tình trạng khô miệng khiến người bệnh phải uống nước liên tục trong ngày, nhấp nước khi nói, thậm chí thức giấc chỉ để uống. Khô miệng ở người cao tuổi sẽ gây hậu quả là suy dinh dưỡng, mất ngủ ban đêm, tăng suy nhược cơ thể.
Ngạt mũi là một trong những nguyên nhân thường gặp gây khô miệng. Điều này bắt nguồn từ thành vách ngăn mũi bị lệch hoặc do không khí lạnh, do viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến tình trạng chất nhầy đóng trong mũi quá nhiều, làm nghẽn đường lưu thông của không khí vào cơ thể mũi dẫn đến bị khô miệng.
Thuốc
Có rất nhiều loại thuốc dẫn đến khô miệng, theo thống kê có khoảng 400 loại thuốc thường dùng có thể gây ra khô miệng, như các thuốc chống tăng huyết áp, trầm cảm, thuốc giảm đau, an thần, lợi tiểu, kháng histamine. Các thuốc có hoạt tính anticholinergic thường gây khô miệng do ức chế hoạt động của thần kinh bài tiết. Thuốc điều trị chứng mất ngủ, cũng có khi làm cơ thể bị mất nước và khiến bạn có cảm giác miệng bị khô nẻ vào buổi sáng.
Video đang HOT
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây khô miệng như: Uống quá nhiều rượu vào buổi tối cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước và gây nên cảm giác khô nẻ ở miệng vào buổi sang; tư thế nằm ngủ; thở bằng miệng khi ngủ; Một số bệnh lý như bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, bệnh Alzheimer, trầm cảm, … có thể là lý do dẫn đến chứng khô miệng.
Làm gì để phòng tránh?
Nếu khô miệng do tuổi tác, có thể phòng tránh chứng khô miệng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng: Dùng kem đánh răng có chứa fluoride, súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày. Uống nước thường xuyên để giữ ẩm miệng.
Nếu khô miệng do dùng thuốc cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Nếu khô miệng do mắc một số bệnh lý đòi hỏi người bệnh cần phải thay đổi lối sống và đến bác sĩ khám thường xuyên để áp dụng liệu pháp điều trị chuyên biệt.
Ngoài ra cần tránh các tác nhân gây khô miệng: Các nước uống và thực phẩm có hàm lượng đường cao; không uống rượu, không hút thuốc.
Theo PNO
Dị ứng da thời tiết: Một số bệnh dị ứng thường gặp
Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... rất dễ gây viêm mũi dị ứng và bệnh đau đầu.
Ảnh minh họa
Viêm mũi dị ứng: Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... rất dễ gây viêm mũi dị ứng và bệnh đau đầu. Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng là hắt hơi hàng tràng, sổ mũi, mắt đỏ và ngứa, khô họng, ngạt mũi. Nếu bị nặng có thể lên cơn khó thở, khò khè. Các biểu hiện này tồn tại trong vòng 15-20 phút, sau đó giảm dần. Số cơn xuất hiện trong ngày tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Còn nếu bệnh trở thành mạn tính thì chỉ cần thay đổi thời tiết là xuất hiện, bất kể mùa đông hay mùa hè.
Để phòng chống các cơn viêm mũi dị ứng, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Cũng nên dự trữ sẵn các thuốc chống dị ứng phòng khi thời tiết thay đổi và uống thuốc ngay từ khi có biểu hiện nhẹ.
Đau đầu: Thời tiết thay đổi làm cho mạch máu não giãn ra là một nguyên nhân gây đau nhức đầu. Uống thuốc giảm đau lúc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, mà chỉ nên uống thuốc khi quá đau, thấy không thể chịu đựng hơn được nữa.
Để phòng những cơn đau đầu dị ứng thời tiết, nên ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitaminC. Cũng có thể uống các loại thuốc bổ B1, B6, B12... Tránh làm việc dưới trời nóng gắt. Về mùa đông, nên mặc ấm và giữ ấm đầu.
Chàm bội nhiễm (Eczema): Các nốt dị ứng thường mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay. Nếu không may là "nạn nhân" của chứng chàm bội nhiễm bạn cần tránh để cơ thể tiết ra mồ hôi, hay tránh thời tiết khô hanh.
Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên, tình trạng của bạn sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do chủ yếu gây nên chứng Eczema là do bị dị ứng với những loại thực phẩm như bột mỳ, trứng, sữa và cá.
Rắc rối ở hệ tiêu hoá: Những biểu hiện như tiêu chảy, nổn mửa hay táo bón cũng có thể là biểu hiện của chứng dị ứng thực phẩm. Nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của phản ứng cơ thể với những loại thực phẩm được "thu nạp" vào.
Nếu không chắc chắn nguyên nhân gây ra những biểu hiện bất thường trên, bạn có thể gặp bác sĩ để được thăm khám và có kết luận chính xác.
Nổi mề đay cấp tính: Nhiều người cứ đến mùa đông, ra gió lạnh hay ngồi quạt... là bị ban mề đay. Ở mức độ nhẹ, trên da xuất hiện một vài chấm nốt, chỉ trong một thời gian ngắn từ 1 đến vài tiếng rồi lại mất. Nặng hơn là các đám nhỏ, lớn với hình thù tròn, bầu dục, hình bản đồ... Có trường hợp, ban mề đay làm tổn thương niêm mạc ruột gây đi ngoài, nôn, thậm chí gây phù nề thanh phế quản làm suy thở cấp có thể gây tử vong ngay.
Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, nhưng điều đáng mừng là triệu chứng này cũng là biểu hiện ít gặp nhất của chứng dị ứng. Nên nhớ khi bị nổi mề đay cấp tính cần được nhanh chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.
Á sừng: Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam và thường ở những người có cơ địa mẫn cảm với thời tiết. Thông thường, bệnh nặng về mùa đông, nhưng ở một số người, bệnh lại nặng về mùa hè. Biểu hiện của á sừng là các vết nứt làm da hằn sâu, thậm chí nứt xuống, bong vẩy để lại một nền da đỏ, bóng. Người bị á sừng thường rất ngứa, đau.
Để phòng bệnh, cần phải hạn chế tiếp xúc với nước, kiêng xà phòng, nước rửa bát, dầu gội đầu, các chất tẩy rửa tuyệt đối.
Các thông tin chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn bị dị ứng thời tiết, tốt nhất là đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị.
Thu Hương
Theo Gia đình
7 bí quyết bảo vệ dạ dày Hậu quả của việc ăn uống không theo chuẩn mực sẽ khiến bạn mắc chứng khó tiêu. Nhưng tin tốt là bạn có thể thực hiện vài bước đơn giản dưới đây để tiêu hóa tốt hơn. Không có gì đáng cười khi nói rằng cần cân nhắc trước khi thưởng thức một bữa ăn ngon, vì nếu không bạn sẽ hối tiếc...