Nguyên nhân bất ngờ Việt Nam mua thêm chiến hạm Gepard
Theo TASS, việc Việt Nam đàm phám với Nga mua thêm cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ ba cho thấy gói thầu mua chiến hạm Sigma đã dừng lại.
Việt Nam dừng mua Sigma?
Quyết định về việc có tiếp tục mua thêm một cặp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ ba sẽ được Hải quân Việt Nam đưa ra sau khi cặp tàu Gepard thứ hai được bàn giao vào khoảng năm 2017, TASS dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết.
“Vấn đề này sẽ được quyết định sau khi bàn giao cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai được hoàn thành vào năm 2017 cùng với việc chuyển giao chiếc tàu thứ tư”, nguồn tin cho biết đồng thời nhấn mạnh hiện nay Việt Nam vẫn chưa ký hợp đồng mua các tàu chiến lớp Sigma của Hà Lan.
“Điều đó cho chúng ta một sự lạc quan”, nguồn tin nói và bày tỏ hy vọng sẽ vượt mặt được nhà thầu Damen của Hà Lan để tiếp tục cung cấp cho Hải quân Việt Nam một cặp tàu Gepard 3.9 thứ ba. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu Việt Nam mua tàu chiến Sigma của Hà Lan thì sẽ không mua thêm Gepard 3.9 của Nga và ngược lại.
Thông tin của TASS cùng với những chỉ dấu gần đây cho thấy Việt Nam gần như chắc chắn sẽ mua thêm hộ vệ hạm Gepard 3.9 của Nga. Theo truyền thông Nga, Việt Nam đang đàm phán với nhà sản xuất Nga để đóng tiếp cặp tàu hộ vệ tên lửa tàng hình thứ 3 thuộc lớp Gepard-3.9, kết hợp với những thông tin trên càng khiến triển vọng của lớp tàu này tại Việt Nam trở nên tươi sáng hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Ba Son mới đang được triển khai với cường độ cao để đến năm 2018 có thể bắt đầu đi vào sản xuất và đóng những tàu chiến, tàu tên lửa hiện đại có lượng choán nước lên tới 2.000 tấn.
Về năng lực đóng mới tàu quân sự, Ba Son hoàn toàn có thể nhận chuyển giao công nghệ để đóng hàng loạt tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 hoặc những gam tàu chiến hiện đại khác mà Nga đã và đang đóng cho Hải quân của mình.
Video đang HOT
Hạ thủy tàu Gepard thứ 3 của Hải quân Việt Nam hôm 27/4.
Vũ khí hoàn toàn mới
Vậy cặp tàu Gepard-3.9 thứ 3 của Việt Nam sẽ có gì khác biệt với 2 cặp trước đó? Ở cặp tàu đầu tiên, Gepard-3.9 được trang bị 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, 2 bệ pháo phòng thủ tầm gần 7 nòng 30mm AK-630, một pháo hạm 76mm AK-176 và một hệ thống phòng không tầm thấp CIWS Palma (2 pháo cao tốc AO-18KD 30mm và 8 tên lửa phòng không 9M311).
Trong khi đó, ngoài các hệ thống vũ khí cơ bản như 2 chiếc đầu tiên, cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 2 của Việt Nam đang được đóng tại Nga được trang bị hệ thống vũ khí tăng cường khả năng chống ngầm nhờ hệ thống dò tìm sóng âm và các ống phóng ngư lôi mới.
Sau khi 2 tàu Gepard 3.9 này được bàn giao và đưa vào phục vụ, Hải quân Việt Nam sẽ có 4 tàu hộ vệ tên lửa với 2 chiếc chuyên chống hạm và 2 chiếc còn lại có thêm khả năng chống ngầm.
Tuy nhiên, các tàu tên lửa này chỉ có khả năng phòng không điểm với phạm vi tác chiến vẻn vẹn tầm 10km, không có khả năng phòng không tầm trung và tạo ra một lỗ hổng tác chiến đáng ngại khi phải đối đầu với các máy bay chiến đấu mang tên lửa chống hạm tầm xa của đối phương.
Do đó, trong khi cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai (đặt riêng phiên bản chống ngầm) đang được lắp đặt vũ khí tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Hải quân Việt Nam và Nga tiếp tục đàm phán để mua thêm tàu tên lửa Gepard 3.9 nâng cấp với hệ thống tên lửa hiện đại hơn.
Mặc dù đại diện nhà máy đóng tàu Zelenodolsk không tiết lộ cụ thể về loại tên lửa sẽ được trang bị trong các tàu tiếp theo, nhưng giới chuyên gia dự đoán đó sẽ là một loại tên lửa chống hạm mới kiểu Kh-35UE, có tầm bắn xa hơn và mạnh hơn tên lửa Kh-35E mà Việt Nam đang sử dụng (tầm phóng 260/130km).
Ngoài ra, tàu cũng có thể được nâng cấp sử dụng hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NK (phiên bản trên tàu nổi) như các tàu Gepard của Nga và hệ thống tên lửa phòng không trên hạm Shtil-1 (biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1).
Việc tiến hành đàm phán để mua thêm tàu tên lửa Gepard 3.9, được trang bị các hệ thống vũ khí, tên lửa hiện đại hơn cũng cho thấy, trong tương lai gần, Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng qui mô hạm đội và nâng cao sức mạnh chiến đấu của mình.
Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ lấy nền tảng là lớp tàu chiến Gepard 3.9 của Nga, có khả năng tác chiến đa năng như chống tàu nổi, chống tàu ngầm và phòng không hạm đội, làm lực lượng nòng cốt. Sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp sức mạnh với những thế hệ chiến hạm mới hiện đại hơn.
Theo Đất Việt
Biển Đông: "Mỹ chẳng có ý định chiếm đảo, mà chỉ muốn làm 2 điều"
Đó là phát biểu của trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, ông Daniel Russel, về tình hình Biển Đông, trong buổi họp báo diễn ra sáng nay (10/5) tại Hà Nội.
Biển Đông: "Mỹ chẳng có ý định chiếm đảo, mà chỉ muốn làm 2 điều"
Nhận định về tình hình Biển Đông, ông Russel nhấn mạnh, việc đảo này thuộc sở hữu của bên A hay bên B có thể là tranh chấp nội bộ giữa hai bên, nhưng hành xử trên vùng biển quốc tế là vấn đề liên quan đến lợi ích chung của toàn thế giới.
Theo trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, rất nhiều nước đã thể hiện sự lo ngại sâu sắc đối với một số hành vi của Trung Quốc, như cải tạo đất, xây dựng, và quân sự hóa trái phép trên các đảo đá trên Biển Đông.
"Mỹ không đứng về phía bên này hay bên kia trong các tranh chấp, mà chúng tôi đứng về phía luật pháp quốc tế, cụ thể là luật biển" - ông Russel cho biết.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh cam kết của Washington nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại trên các vùng biển quốc tế, và ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này là một khu vực châu Á-Thái Bình Dương bình ổn, phát triển, phục vụ lợi ích của tất cả các bên liên quan
"Dù Mỹ là quốc gia mạnh nhất thế giới, và tàu thuyền, máy bay của chúng tôi có thể tới bất kì nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép, nhưng chúng tôi sẽ chưa thể hài lòng chừng nào tất cả các nước, kể cả những nước nhỏ, còn chưa được thực thi quyền ấy" - ông phát biểu.
Ông Russel nhấn mạnh, Mỹ không có tuyên bố chủ quyền, cũng như không có ý định chiếm đảo của ai cả, mà chỉ muốn làm 2 điều: đó là đảm bảo quyền tự do đi lại cho tất cả các bên liên quan, và đảm bảo quyền và luật pháp quốc tế không bị "xói mòn".
Nhà ngoại giao kì cựu này cũng khẳng định, các đợt tuần tra của Mỹ không nhằm mục đích khiêu khích, gây hấn, mà đơn giản chỉ là thực thi quyền công dân toàn cầu.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama
Ông Russel cho biết, thời điểm diễn ra chuyến công du của ông Obama sẽ được Nhà Trắng công bố trong tương lai gần. Tại Việt Nam, ông Obama dự kiến sẽ hội đàm với các quan chức chính phủ, gặp gỡ các doanh nhân, thế hệ trẻ...
Theo trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, một số trọng tâm trong chuyến thăm của ông Obama có thể kể đến: Mở rộng hợp tác an ninh song phương, hợp tác và giao lưu giữa nhân dân hai nước; tăng cường đầu tư vào thế hệ trẻ Việt Nam, hợp tác hướng tới trật tự dựa trên nguyên tắc, giảm căng thẳng Biển Đông, đảm bảo luật pháp quốc tế được tôn trọng, cùng nhau giải quyết những vấn đề chiến tranh để lại...
Về vấn đề Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, ông Russel cho biết hiện quyết định chính thức vẫn chưa được đưa ra, song đây là một chủ đề đã, đang, và sẽ thường xuyên được thảo luận trong nội các Mỹ.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, việc Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận nói trên vào năm 2014 đã thể hiện những tiến bộ trong hợp tác chiến lược an ninh quốc phòng giữa hai nước, và cho thấy Mỹ ủng hộ Việt Nam trong vấn đề đảm bảo an ninh hàng hải và bảo vệ chủ quyền trên biển.
Theo Trí Thức Trẻ
Báo Nga lo ngại Việt Nam sẽ thay dần vũ khí Nga Truyền thông Nga lo ngại sự tăng cường hợp tác với Washington sẽ khiến Việt Nam sẽ dần dần thay thế các thiết bị quân sự của Nga bằng của Mỹ. Truyền thông Nga gần đây đã bày tỏ lo ngại rằng thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật mới giữa Mỹ và Việt Nam có thể dẫn tới hệ...