Nguyên nghị sĩ ủng hộ ông Yanukovych bị bắn chết
Bộ Nội vụ Ukraine thông báo lúc 19 giờ 20 ngày 15-4 ( giờ địa phương) tại Kiev, thi thể của ông Oleg Kalashnikov đã được tìm thấy tại nhà riêng với nhiều vết thương do đạn bắn.
Ông Oleg Kalashnikov (ảnh), nguyên nghị sĩ Đảng Các khu vực (đối lập), là người thân cận với Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych. Ông là một trong những người đã tổ chức phong trào phản đối biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Yanukovych trước đảo chính tháng 2-2014. Ông đã nhiều lần bị đe dọa sát hại.
Bộ Nội vụ Ukraine cho biết đã khởi tố vụ án theo điều 115 Bộ luật Hình sự (tội giết người). Bộ Nội vụ đang theo nhiều hướng: Hoạt động chính trị của nạn nhân (ủng hộ Tổng thống Yanukovych), vấn đề tài chính (nợ nần), quan hệ cá nhân, bị cướp sát hại…
Hãng tin Sputnik (Nga) đưa tin vào ngày bị bắn chết, nạn nhân có gửi thư điện tử cho một người bạn với nội dung tố cáo chính quyền gây áp lực với những người đối lập. Họ bị dọa giết và nhục mạ vì kêu gọi tổ chức mừng lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Sau khi Tổng thống Yanukovych bị phế truất, Đảng Các khu vực xem như biến mất khỏi vũ đài chính trị Ukraine. Trước vụ ông Oleg Kalashnikov bị bắn đã xảy ra nhiều cái chết bí ẩn đối với những người thân cận của Tổng thống Yanukovych.
- Ngày 29-1, Alexey Kolesnik, nguyên chủ tịch vùng Kharkov và là người của Đảng Các khu vực, đã chết trong tư thế treo cổ.
- Ngày 24-2, Stanislav Melnyk, nguyên nghị sĩ Đảng Các khu vực, đã dùng súng tự sát tại nhà.
- Cuối tháng 2, MikhailChechetov, nguyên giám đốc Quỹ Tài sản công Ukraine và là người của Đảng Các khu vực, đã nhảy qua cửa sổ tầng thứ 17.
Ngoài ra còn có Alexander Peklushenko, nguyên tỉnh trưởng vùng Zaporizhi, đã tự sát bằng súng trong khi chờ tòa xét xử vì giải tán những người biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Yanukovych.
H.DUY
Video đang HOT
Theo_PLO
Hai chiến dịch then chốt trong Chiến tranh vùng Vịnh
Quân đội Mỹ và liên quân 34 nước đã đánh bại hoàn toàn Quân đội Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh bằng 2 chiến dịch then chốt.
Với "Bão táp sa mạc" và "Thanh kiếm sa mạc", Quân đội Mỹ và liên quân 34 nước đã đánh bại hoàn toàn Quân đội Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh.
Chỉ trong hơn 1 tháng, các lực lượng Mỹ và đồng minh đã gây thiệt hại nặng nề cho Quân đội Iraq và đất nước Iraq thông qua 2 chiến dịch then chốt ở trên không và trên không.
"Bão táp sa mạc"
Cuộc chiến vùng Vịnh mở màn vào mờ sáng ngày 17/1/1991, tên lửa hành trình của Mỹ từ các tàu chiến phóng vào các mục tiêu quân sự của Iraq và máy bay tàng hình ném bom điều khiển trúng vào tòa nhà Thông tin ở Thủ đô Bagdad, mở đầu cho chiến dịch "Bão táp sa mạc".
Tiếp đó, 400 máy bay chiến đấu của Mỹ, Anh, Ả Rập Saudi và Kuwait đã đánh trúng các đầu mối thông tin, căn cứ không quân, trận địa tên lửa, các nhà máy nguyên tử và hóa học, các tòa nhà của chính phủ và các trận địa tên lửa tại khu vực phía tây Iraq.
Trong chiến dịch không tập này, Mỹ và liên quân đã sử dụng trên 20 loại máy bay của 44 đời khác nhau với tổng cộng hơn 3.800 lượt cất cánh cùng 7/14 tàu sân bay của Mỹ cũng như các loại vệ tinh và tên lửa hành trình Tomahawk. Các loại máy bay chiến đấu, ném bom, vũ khí, các phương tiện bảo đảm thông tin chỉ huy, điều khiển đều thuộc thế hệ mới nhất, có uy lực mạnh và độ chính xác cao.
Máy bay cường kích A-10 của Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh.
Với thủ đoạn tổ chức "chiến tranh từ xa", với ưu thế áp đảo về tác chiến điện tử và các loại vũ khí công nghệ cao, các nước đồng minh đứng đầu là Mỹ đã "làm mềm chiến trường", khiến đội quân Iraq suy sụp ý chí nhanh chóng thông qua cách đánh nhanh, liên tục, kéo dài, cường độ cao.
Ngay từ đầu cuộc chiến, Mỹ và các nước đồng minh đã làm cho toàn bộ hệ thống truyền thông, thông tin, radar, các lực lượng phòng không, không quân của Iraq hầu như bị tê liệt, không có thời gian củng cố và tổ chức đánh trả. Hiệu quả của chiến dịch không quân là 10% trong toàn bộ lực lượng quân sự Iraq được triển khai trên sa mạc bị thiệt hại.
Theo thống kê, sau 38 ngày đêm không kích, Mỹ và liên quân đã phá hủy 1.685/5.500 xe tăng, 1.400/3.500 khẩu pháo, 97 máy bay chiến đấu của Iraq. Hệ thống cầu cống, đường giao thông, các cơ sở kinh tế, quốc phòng chủ yếu... bị đánh phá dữ dội. Chiến dịch này cũng ngăn chặn một cách có hiệu quả việc tiếp tế của Iraq cho những đơn vị đồn trú chiến đấu phía trước và khiến 450.000 người không thể tập trung phát huy sức mạnh.
Phòng không - Không quân bị áp chế, xe tăng Iraq chịu thảm cảnh trước các vũ khí chống tăng đường không của Mỹ.
Điểm nổi bật nhất trong chiến dịch này là Mỹ và các nước đồng minh đã áp đảo Iraq bằng tác chiến điện tử (TCĐT). Trước khi oanh kích, Mỹ đã dùng tổ hợp các phương tiện nhiễu vô tuyến điện, các mục tiêu giả (tên lửa giả mục tiêu, dây kim loại...), tên lửa tự dẫn chống radar, thiết bị phát hiện và điều khiển phương tiện TCĐT, ngoài ra còn sử dụng máy bay trinh sát và máy bay chiến đấu vào TCĐT.
Chính tác dụng của tác chiến điện tử đã làm tê liệt hệ thống truyền thông, thông tin chỉ huy, làm cho quân đội Iraq không thể chỉ huy, đánh trả các đợt oanh kích từ trên không của Mỹ và đồng minh. Mỹ đã làm mưa làm gió trên bầu trời Iraq, mặc sức đánh bom, bắn tên lửa vào các trung tâm thông tin, truyền thông cũng như các cơ sở khác nhằm chia cắt quân ở trong lãnh thổ Kuwait.
"Thanh kiếm sa mạc"
Sau khi đã "làm mềm chiến trường", phá hủy đa số trận địa hỏa lực, bãi vật cản, công sự trận địa..., làm nản lòng binh sĩ Iraq bằng lượng bom đạn khổng lồ, đúng 1 giờ (GMT) ngày 24/2/1991, liên quân tiến hành cuộc tiến công trên bộ với mật danh "Thanh kiếm sa mạc".
Lực lượng tham gia chiến dịch này gồm có: 16 sư đoàn, 6 lữ đoàn (Mỹ có 10 sư đoàn và 2 lữ đoàn) thuộc các đơn vị bộ binh, đổ bộ đường không, thiết giáp, lính thuỷ đánh bộ... được yểm trợ tối đa của không quân, tên lửa, pháo binh và hải quân.
Mở đầu, Mỹ và liên quân sử dụng 2 lữ đoàn đổ bộ nghi binh lên bờ biển Đông Kuwait; lực lượng chủ yếu (10 sư đoàn) vượt biên giới Ả Rập Saudi, hình thành nhiều mũi đột phá chiến tuyến phía Tây Nam rồi thọc sâu đánh vào lực lượng tinh nhuệ nhất của Iraq (7 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 Vệ binh Cộng hoà) ở Tây Nam Basra, đồng thời sử dụng 300 máy bay trực thăng đổ bộ một lữ đoàn vào sâu Iraq hơn 80km. Tiếp đó các hướng, các mũi nhanh chóng phát triển, tiến vào thủ đô Kuwait, thọc sâu tới thung lũng sông Tigre và Euphrate. Sau 4 ngày tiến công, chiếm toàn bộ Kuwait và đột nhập sâu vào Nam Iraq gần 400km.
Trên đường rút chạy, các đoàn xe Quân đội Iraq liên tục bị không kích tạo nên những "xa lộ chết".
Điều đáng chú ý, trong chiến dịch này Mỹ và đồng minh đã lừa được Iraq. Quân đội Iraq tin chắc khi Mỹ và đồng minh tấn công trên bộ, sẽ đột phá vào từ hướng Đông của Kuwait nên đã dàn quân bảo vệ bờ biển này. Thế nhưng, Mỹ và đồng minh chỉ sử dụng hai lữ đoàn để nghi binh ở đây đã khiến Iraq bị bất ngờ. Lực lượng chủ yếu gồm 10 sư đoàn đã vượt biên giới Ả Rập Saudi, chia thành nhiều hướng mũi thọc sâu, chia cắt, tiêu diệt quân Iraq. Cùng thời điểm trên, đồng minh lại cho trực thăng đổ bộ quân, chia cắt đường tiếp viện từ Iraq sang và đường rút từ Kuwait về.
Kết quả, Mỹ và đồng minh đã loại khỏi chiến đấu 29 sư đoàn quân Iraq (có 5 sư đoàn thiết giáp), bắt hơn 50.000 tù binh. Phía liên quân có hơn 4.000 chết và bị thương (riêng Mỹ có hơn 600).
Thắng lợi chớp nhoáng, dễ dàng của Mỹ và liên quân trong chiến dịch "Thanh kiếm Sa mạc" là nhờ có ưu thế áp đảo về vũ khí, trang bị kỹ thuật, tận dụng được yếu tố bất ngờ, giải quyết thành công một số vấn đề về cơ động, hiệp đồng, phương pháp tác chiến...
Quân đội Iraq đốt giếng dầu trước khi rút lui khỏi Kuwait.
Còn đối với quân đội Iraq, trước chiến tranh vùng Vịnh cũng được coi là lực lượng mạnh với hệ thống phòng thủ khá kiên cố. Nhưng sau 38 ngày đêm bị oanh kích, các công trình phòng thủ như bãi mìn, hầm ngầm, vật cản... bị phá hủy nghiêm trọng. Người và vũ khí bị tiêu hao nhiều, hệ thống thông tin chỉ huy bị tê liệt, sức chiến đấu sa sút, tinh thần hoang mang. Vì vậy, quân đội Iraq không thể chống chọi trước sức tấn công ào ạt của lực lượng liên quân; rồi bị bao vây, chia cắt và cuối cùng là bị tiêu diệt, bị bắt, bị tan rã từng mảng lớn nhanh chóng.
Ngày 26/2, quân đội Iraq bắt đầu rút khỏi Kuwait, đốt cháy các giếng dầu. Một đoàn quân Iraq dài dằng dặc rút lui dọc theo đường cao tốc Iraq-Kuwait, nhưng bị liên quân tấn công liên tục khiến nhiều phương tiện bị hủy hoại và nhiều binh sĩ thiệt mạng tới mức nó được gọi là "xa lộ chết".
Điểm nổi bật là trong chiến dịch này, tỷ lệ thương vong của liên quân rất thấp. Lý do là vì quân đội Iraq không thể tìm ra một biện pháp phản công thích hợp đối với những ống nhòm hồng ngoại và loại đạn năng lượng động lực từ các xe tăng M1 Abrams của Mỹ và liên quân. Phương tiện này cho phép tiêu diệt hiệu quả các xe tăng Iraq từ khoảng cách xa gấp ba lần xe tăng Iraq. Với các loại khí tài hồng ngoại, Mỹ và liên quân đã biến chiến trường thành trong suốt, không còn khái niệm đêm, ngày. Từ đây, khả năng đánh đêm của Mỹ và đồng minh được khẳng định, hiệu quả hơn cả ban ngày.
Đến ngày 28/2, chiến tranh Vùng Vịnh chấm dứt sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố tạm ngừng các cuộc tấn công (5 giờ - GMT) và Kuwait được giải phóng. Chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc sau 38 ngày đêm chiến đấu trên không và 4 ngày chiến đấu trên bộ. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về Mỹ và liên quân.
Đại Dương
Theo_Kiến Thức
Nữ nghị sĩ Nhật bị khai trừ đảng vì bỏ họp đi du lịch Một nữ hạ nghị Nhật Bản bi khai trừ khoi đảng vì không tới một phiên họp với lý do sức khỏe nhưng sau đó bị phát hiện đã đi du lịch. Nữ nghị sĩ Sayuri Uenishi. Ảnh: Huffington Post Ông Toru Hashimoto, thị trưởng vùng Osaka, Nhật Bản, hôm qua quyết định sẽ khai trừ nữ nghị sĩ Sayuri Uenishi, 31 tuổi,...