Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh bị đề nghị 4 -6 năm tù
Đại diện cơ quan công tố cho rằng, trong vụ án này, ông Tân là chủ mưu, phạm tội với lỗi cố ý, không thực hiện đúng các quy định, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Sáng 31/10, phiên tòa xét xử ông Phan Minh Tân (PGS.TS, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh) và các đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi. Ông Phan Minh Tân và đồng phạm bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến 2 dự án khoa học (gọi tắt Chip 1 và Chip 2).
Ngoài bị cáo Phan Minh Tân, các bị cáo nguyên là cán bộ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Hồ Chí Minh gồm Phan Thu Nga (nguyên Trưởng phòng Quản lý Khoa học), Võ Thuỳ Linh (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính), Khuất Duy Vĩnh Long (nguyên Trưởng phòng Quản lý Công nghệ), Nguyễn Quốc Thái (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý Công nghệ), Chu Bá Long (nguyên Cán bộ Phòng Quản lý Công nghệ). Trong số các bị cáo trên, Nguyễn Quốc Thái vắng mặt vì đang điều trị bệnh tại bệnh viện; bị cáo Khuất Duy Vĩnh Long đã bỏ trốn, cơ quan chức năng đã có lệnh truy nã đối tượng này.
Đại diện VKS cho rằng, Phan Minh Tân cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức trách và nhiệm vụ được giao, làm trái các quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công trong việc xét duyệt vay và hỗ trợ cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Huy Hoàng (Công ty Huy Hoàng do Nguyễn Trọng Vũ, Việt kiều Mỹ làm Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật) vay tiền khi không đủ điều kiện, gây thiệt hại tài sản Nhà nước 22,6 tỷ đồng.
Ông Phan Minh Tân và 4 đồng phạm (phía sau hàng thứ 2) tại tòa.
Theo đó, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Phan Minh Tân từ 4-6 năm tù; bị cáo Phan Thu Nga 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Võ Thùy Linh từ 3-5 năm tù; bị cáo Nguyễn Quốc Thái và Chu Bá Long cùng bị đề nghị 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Video đang HOT
Riêng đối với ông Khuất Duy Vĩnh Long đã bỏ trốn nên cơ quan chức năng ra quyết định truy nã. Theo đại diện VKS, ông này có thái độ ngoan cố, không chấp hành quy định pháp luật nên cần phải xử lý nghiêm, từ đó đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Long từ 10 – 12 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị bị cáo Tân và đồng phạm có trách nhiệm liên đới bồi thường.
Trả lời thẩm vấn của HĐXX, ông Tân cho rằng, việc cấp tiền cho Công ty Huy Hoàng không phải là cho vay, mà cấp kinh phí thực hiện dự án, đề tài khoa học, theo quy chế quản lý đề tài khoa học trên địa bàn thành phố.
Theo bị cáo, tiêu chí để được cấp kinh phí là đề tài khoa học phải thực sự cần thiết, cấp thiết; phải tạo ra sản phẩm, Công ty Huy Hoàng phải đáp ứng đủ các điều kiện và phải được UBND TP Hồ Chí Minh xem xét, phê duyệt theo đúng quy chế đã ban hành. Việc cấp kinh phí để Công ty Huy Hoàng bắt tay thực hiện các dự án Chi 1 và Chip 2 là đúng theo quy định, quy trình, không sai phạm.
Về cáo buộc phải chịu trách nhiệm đối với khoản thiệt hại hơn 22,6 tỷ đồng, ông Tân không đồng ý vì “Việc dự án không thành công gây thiệt hại cho Nhà nước là rủi ro, bị cáo hoàn toàn không hưởng lợi vật chất. Việc dự án không hoàn thành là trách nhiệm của Công ty Huy Hoàng”, ông Phan Minh Tân phân trần.
Liên quan vụ án, Nguyễn Trọng Vũ (Giám đốc Công ty Huy Hoàng đã về Mỹ ngày 24/5/2011). CQĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Vũ về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và ra quyết định truy nã. Đến tháng 4/2017, CQĐT tạm đình chỉ điều tra bị can, khi nào bắt được đối tượng này sẽ xử lý sau
Vinafood 2 đã 4 lần làm trái chỉ đạo của Chính phủ trong vụ chuyển nhượng đất "vàng"
Trước khi bị Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến sai phạm về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại khu đất có vị trí đắc địa ở số 33 Nguyễn Du và số 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, quận 1, TP Hồ Chí Minh do Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) quản lý sử dụng... lãnh đạo Vinafood 2 đã có một loạt sai phạm, bất chấp chỉ đạo của cấp trên để chuyển nhượng khu đất "vàng" này cho tư nhân.
Từ năm 2017 cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thanh tra về vụ việc, kết luận ngày 27/6/2017 đã khẳng định: "Việc thoả thuận, thống nhất với doanh nghiệp khác về đền bù giải phóng mặt bằng đối với 34 hộ dân đang sở hữu trên khu đất 33 Nguyễn Du, 34, 36 và 42 Chu Mạnh Trinh để thực hiện dự án bất động sản là sai với một số Nghị quyết của chính HĐTV Vinafood 2. Việc làm này cũng trái với chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, đặc biệt là trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản ngày 15/9/2015."
Một phía mặt tiền của khu đất.
Theo đó, khu đất tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh có diện tích gần 6.300 m2 trước đây do Bộ NN&PTNT quản lý, sau đó được giao cho Vinafood 2 quản lý, sử dụng. Vinafood 2 đã được UBND TP Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ ngày 11/9/2010 với mục đích là đất cơ sở sản xuất kinh doanh (khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại). Vinafood 2 đã phải đi vay của ngân hàng hơn 633 tỷ đồng nộp vào ngân sách Nhà nước để chuyển mục đích sử dụng đất khu đất trên. Tuy nhiên, trên khu đất vẫn còn 34 hộ dân đang sinh sống, chưa được đền bù giải toả nên chưa thể khai thác.
Theo báo cáo của Vinafood 2 với Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 30/5/2015 số lỗ luỹ kế của công ty đã lên đến gần 1.200 tỷ đồng, bao gồm cả số tiền đầu tư hơn 633 tỷ đồng vào khu đất. Mỗi năm Vinafood 2 phải chịu lãi ngân hàng do không khai thác vốn đã đầu tư vào khu đất khoảng 44 tỷ đồng.
Ngày 12/11/2015 Vinafood 2 đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty Việt Hân, sau đó hai bên góp vốn thành lập Công ty TNHH TM XD DV Việt Hân Sài Gòn để thực hiện dự án bất động sản tại đây. Trong đó Công ty Việt Hân góp 640 tỷ đồng vào Công ty Việt Hân Sài Gòn và nắm giữ 80% vốn, trong khi Vinafood 2 chỉ góp 20% vốn, tương đương với 160 tỷ đồng và bằng một phần giá trị quyền sử dụng đất. Thời điểm đó, đó tổng giá trị khu đất trên được 2 bên xác định chỉ là 730 tỷ đồng, Công ty Việt Hân Sài Gòn chuyển trả cho Vinafood 2 số tiền 570 tỷ đồng là khoản tiền giá trị khu đất còn lại sau khi góp vốn.
Trong khi đó, vào năm 2015, giá chuyển nhượng đất tại khu vực trên đang giao dịch ở mức từ 200 - 250 triệu đồng/m2. Thực tế cho thấy, tháng 12/2014 khi còn chưa nộp tiền sử dụng đất, Vinafood 2 đã thế chấp khu đất trên để vay ngân hàng số tiền 850 tỷ đồng và đã được giải ngân hơn 518 tỷ đồng. Để chuyển nhượng toàn bộ khu đất trên vào tay tư nhân, ngày 22/10/2015 Vinafood 2 đã có Nghị quyết về chuyển chủ đầu tư và chuyển quyền sử dụng đất. Trong đó giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất của khu đất trên vẫn được Vinafood 2 xác định là 730 tỷ đồng.
Trong khi Vinafood 2 đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp, tháng 12/2015 Bộ NN&PTNT tiếp tục có văn bản yêu cầu Vinafood 2 phải thực hiện việc thoái vốn tại Công ty Việt Hân Sài Gòn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ NN&PTNT. Việc thoái vốn phải đảm bảo chặt chẽ, không để thất thoát tài sản và phải gắn việc lành mạnh tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp có hiệu quả. Tuy nhiên Vinafood 2 đã không thực hiện chỉ đạo này!
Năm 2020, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và có Báo cáo Kết luận thanh tra về vụ việc. Theo Thanh tra Chính phủ, Công ty Vinafood 2 đã 4 lần làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Vinafood 2 đã không thực hiện lập lại phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất trên, không lựa chọn được đối tác bảo đảm đủ năng lực thực hiện dự án, thực hiện thoái vốn không chặt chẽ, không thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ di dời 34 hộ dân đang sinh sống trên khu đất.
Từ tháng 1/2016 đến sau này của Vinafood 2 như việc 4 lần chuyển nhượng vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn, một công ty con của Công ty Việt Hân. Đồng thời có hành vi lợi dụng Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của khu đất trên để vay vốn ngân hàng trái pháp luật.
Theo Thanh tra Chính phủ, Vinafood 2 không triển khai dự án mà sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 4 công ty thành viên vay ngân hàng; lập nhiều hồ sơ vay bằng dự án đầu tư khống trong khi thực tế không tồn tại dự án, không có thủ tục xin lập dự án, không được phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền.
Tháng 4/2016, ông Đinh Trường Chinh (người vừa bị khởi tố) đại diện pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn đã ký hợp đồng thế chấp với MSB chi nhánh TP Hồ Chí Minh để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty CP Bất động sản Mùa Đông, là doanh nghiệp đã mua 99% vốn góp của Công ty Việt Hân Sài Gòn và đã được MSB giải ngân 1.683 tỷ đồng.
Tháng 1/2017, khi Công ty CP Bất động sản Mùa Đông đã trả hết nợ gốc và lãi khoản vay trên, thì ngay sau đó, bà Trương Thị Cẩm Giang, Chủ tịch HĐTV Công ty Việt Hân Sài Gòn đã ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng TMCP Sài Gòn, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho 9 hồ sơ và đã được giải ngân hơn 5.801 tỷ đồng.
Tháng 8/2017, Công ty Việt Hân Sài Gòn trả hết nợ gốc và lãi vay của 7 hợp đồng và tháng 4/2018 tiếp tục trả hết gốc và lãi của 2 hợp đồng còn lại. Ngay sau đó, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục ký hợp đồng thế chấp tài sản để vay từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 7 hồ sơ khách hàng vay vốn và đã được giải ngân hơn 5.371 tỷ đồng.
Chưa dừng lại đó, sau khi trả hết khoản nợ trên, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ trên ký hợp đồng thế chấp vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và được giải ngân hơn 6.308 tỷ đồng. Số tiền này đã giải ngân trong cùng một ngày 28/8/2018 cho 7 hồ sơ vay. Tháng 4/2019, 7 công ty là 7 khách hàng vay trên đã dùng các bất động sản tại dự án khu dân thuộc khu chức năng số 9 đô thị mới Nam TP Hồ Chí Minh ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh để làm tài sản bảo đảm thay thế cho Giấy chứng nhận QSDĐ trên và sau đó ngân hàng đã thu hồi hết tiền cho vay.
Để thu hồi tài sản cho Nhà nước, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP Hồ Chí Minh giao Sở Tư pháp yêu cầu và giám sát Phòng Công chứng số 7 khởi kiện ra tòa đề nghị tuyên bố Văn bản công chứng Hợp đồng góp vốn và chuyển nhượng quyền sử dụng đất" giữa Vinafood 2 với Công ty Việt Hân Sài Gòn là vô hiệu.
Hiện, Công an TP Hồ Chí Minh đang tập trung điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý các đối tượng liên quan và thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Tạm đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến cựu Bí thư Bến Cát Sau 5 năm điều tra, đến nay Công an tỉnh Bình Dương đã tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra đối với tất cả bị can liên quan. Theo đó, ngày 4/10 vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương vừa có quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án "Vi phạm quy định quản...