Nguyên giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Cần Thơ bị khởi tố
Cho vay sai diện ưu đãi, thông đồng nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên hàng trăm tỷ đồng, hai cựu lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp ở Cần Thơ bị khởi tố.
Tòa nhà siêu thị Citimart Cần Thơ trị giá 104 tỷ đồng nhưng được nâng khống lên 333 tỷ đồng để thế chấp vay ưu đãi gần 300 tỷ đồng. Ảnh: Cửu Long.
Ngày 8/3, Công an TP Cần Thơ khởi tố ông Lê Thanh Hải (53 tuổi) và Trần Huy Liệu (45 tuổi), nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triện Nông thôn – Chi nhánh Cần Thơ. Trong đó, ông Liệu bị bắt tạm giam; còn ông Hải được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Hai cựu lãnh đạo ngân hàng này bị cáo buộc khi còn đương chức đã có hành vi xét duyệt cho vay sai diện; thông đồng lập hồ sơ chứng từ khống trong cho vay tín dụng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Năm 2012, ông Hải và cấp dưới đã xét duyệt cho Công ty TNHH MTV nông thủy sản Tây Nam do Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân làm giám đốc vay 289 tỷ đồng, thuộc gói tín dụng ưu đãi (lãi suất hai năm đầu 0% và năm thứ 3 trở đi là 50% mỗi năm). Nhân dùng tòa nhà siêu thị Citimart Cần Thơ để thế chấp. Tòa nhà trị giá 104 tỷ đồng nhưng được nâng khống lên 333 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra xác định, Công ty nông thủy sản Tây Nam sử dụng tiền vay không đúng mục đích, không mua máy móc thiết bị và sử dụng vào việc khác. Phía ngân hàng phát vay sai diện ưu đãi, vì doanh nghiệp này không có ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân…
Từ năm 2012 đến 2014, giám đốc Nhân đã chiếm đoạt hơn 60 tỷ đồng tiền hỗ trợ lãi suất. Sau khi phát hiện sai phạm, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã yêu cầu Chi nhánh Cần Thơ thu hồi lại số tiền trên, đồng thời chuyển gói vay ưu đãi lãi suất 0% sang gói vay thương mại để khắc phục hậu quả. Đến nay, Nhân chỉ mới “khắc phục” được 2 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc, giữa năm 2016, Cơ quan điều tra lần lượt bắt tạm giam Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân cùng các đối tác là Phạm Tường Thi, Nguyễn Văn Đạt (Giám đốc và Phó giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến) và Bùi Tuấn Anh – Trưởng phòng Tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Cần Thơ.
Cửu Long
Theo VNE
OceanBank 'đi đêm' lãi suất với các khách hàng VIP
Thừa nhận việc chi tiền lãi ngoài khiến OceanBank thiệt hại cả nghìn tỷ đồng song ông Hà Văn Thắm giải thích việc này là "cực chẳng đã" để níu chân khách hàng không mang tiền sang ngân hàng khác gửi.
Hôm nay, TAND Hà Nội tiếp tục ngày làm việc thứ 8 vụ án sai phạm xảy ra tại OceanBank với phần xét hỏi 47 bị cáo cùng những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Các luật sư tập trung phần lớn thời lượng hỏi về việc ông Hà Văn Thắm ra chủ trương chi lãi suất ngoài hợp đồng để chăm sóc khách hàng khiến OceanBank thiệt hại gần 1.600 tỷ đồng.
Cựu tổng giám đốc OceanBank trước vành móng ngựa ngày 7/3.
Theo trình bày của bị cáo Nguyễn Minh Thu (cựu tổng giám đốc), cuối năm 2010, ông Nguyễn Xuân Sơn rời chức tổng giám đốc OceanBank nhưng vẫn giữ chức phó chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Khi nhận nhiệm vụ thay ông Sơn tại Oceanbank, bà Thu phụ trách khối kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp chăm sóc 3 khách hàng VIP là các công ty trong ngành dầu khí. "Chăm sóc khách hàng ở đây chính là quan hệ đối ngoại", bị cáo Thu giải thích.
Nói thêm về điều này, bị cáo Hà Văn Thắm (cựu chủ tịch HĐQT OceanBank) cho hay đã bàn bạc, nhất trí với ông Sơn về việc cần trả chênh lệch, chi tiền để hút khách hàng. "Dường như lúc đó thị trường tài chính khó khăn, họ gửi tiền kỳ hạn ngắn, nếu không có lãi cao là chuyển ngân hàng khác. Vì vậy cần có khoản tiền chăm sóc khách hàng", ông Thắm nói và thừa nhận đã chỉ ra chỉ đạo chi lãi suất vượt trần.
Theo cáo buộc, OceanBank đã chi khoản lãi ngoài gần 250 tỷ đồng cho ông Nguyễn Xuân Sơn với tư cách đại diện tập đoàn Dầu khí. Bà Nguyễn Minh Thu chi cho Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Liên doanh Dầu khí Vietsopetro hơn 48 tỷ đồng... Bà Nguyễn Thị Minh Phương (cựu phó tổng giám đốc) nhận hơn 260 tỷ đồng, trong đó chi cho Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (hơn 105 tỷ đồng), Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (hơn 76 tỷ đồng), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (hơn 35 tỷ đồng)
"Trong cáo trạng, bị cáo có chỉ đạo, cấp dưới tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh", luật sư hỏi. Ông Thắm thừa nhận ban đầu đã nói thống nhất với ông Sơn. Nếu không có khoản chăm sóc khách hàng thì OceanBank không thể huy động vốn vì họ sẽ mang tiền sang ngân hàng khác gửi.
Bà Lê Thị Thu Thủy (cựu phó tổng giám đốc) cho hay nếu không có khoản tiền chi lãi ngoài, OceanBank khó huy động được vốn cũng như chi cổ tức cho cổ đông, không tạo công ăn việc làm cho hơn 2.000 nhân viên. Với tư cách phụ trách kế toán, bị cáo nghĩ chủ tịch Thắm không bao giờ ra chính sách làm hại cho ngân hàng vì nắm giữ tới 63% cổ phần.
Trong khi đó, những người nhận tiền từ OceanBank phủ nhận việc ngân hàng này trả lãi ngoài hợp đồng. Các đối tác lớn gửi tiền vào OceanBank đều khai trước toà rằng "không nhận được một đồng nào" từ OceanBank.
Bị cáo Sơn sau khi về tập đoàn Dầu khí là người bị cáo buộc đứng ra nhận số tiền lớn nhất cũng không thừa nhận được em họ Nguyễn Xuân Thắng chuyển hơn 220 tỷ đồng cùng hơn 20 tỷ do nhân viên của OceanBank, Công ty BSC chuyển.
Ngày mai phiên tòa tiếp tục.
Việt Dũng
Theo VNE
Thương vụ 'đắng' đầu tư vào OceanBank Các đối tác chiến lược mất hàng trăm tỷ đồng đầu tư do hàng loạt sai phạm trong quản lý của lãnh đạo OceanBank. Hôm nay, ngày thứ 6 xét xử sơ thẩm sai phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương - OceanBank, TAND Hà Nội tập trung thẩm vấn các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về góp...