Nguyên giám đốc chi nhánh ngân hàng nhận lót tay xe BMW ra tòa
Ông Hùng bị cho là đã nhận hối lộ chiếc xe BMW để duyệt vay hàng trăm tỷ đồng dù biết 2 nữ doanh nhân không có khả năng thanh toán nợ.
Sáng 11/3, TAND tỉnh Đăk Nông đưa ra xét xử vụ án tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB chi nhánh Đăk Lăk do Vũ Việt Hùng (57 tuổi, nguyên giám đốc chi nhánh VDB khu vực Đăk Lăk – Đăk Nông) cầm đầu.
Ông Hùng đến tòa với vẻ tiều tụy. Ảnh: Tây Nguyên.
Liên quan đến vụ án còn có 12 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tín dụng Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng TMCP Nam Á và giám đốc các doanh nghiệp tại khu vực Đăk Lắk bị truy tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Đưa hối lộ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Với số tiền cho vay trái quy định lên đến hàng nghìn tỷ đồng gây thất thoát lớn cho Nhà nước, đây là một trong 10 đại án được Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng đặc biệt quan tâm.
Theo cáo trạng là giám đốc công ty Minh Nhật, bà Cao Bạch Mai chuyên thu mua sơ chế, kinh doanh mủ cao su xuất khẩu sang Trung Quốc. Do làm ăn thua lỗ, cuối năm 2008 biết nhà nước có chính sách cho vay vốn tín dụng xuất khẩu lãi suất thấp với các mặt hàng nông sản cà phê, sắn lát, nhân hạt điều… bà Mai gặp Vũ Việt Hùng (lúc này là giám đốc chi nhánh VDB khu vực Đăk Lăk – Đăk Nông) đặt vấn đề vay vốn và được vị lãnh đạo này đồng ý.
Video đang HOT
Các bị cáo trong vụ đại án. Ảnh: Tây Nguyên.
Biết công ty Minh Nhật làm ăn thua lỗ nhưng giám đốc Hùng vẫn chỉ đạo cấp dưới sửa báo cáo tài chính thành kinh doanh lãi làm thủ tục để đủ điều kiện pháp lý cho vay. Ban đầu, giám đốc Hùng phê duyệt cho công ty này vay hai hợp đồng tín dụng xuất khẩu trị giá 20 tỷ đồng. Đến tháng 10/2008, bà Mai làm giả 6 hợp đồng kinh tế xuất khẩu và tiếp tục được ông Hùng duyệt cho vay 50 tỷ đồng. Nữ giám đốc sau đó còn làm giả thêm hàng chục hợp đồng kinh tế để vay vốn từ VDB và sử dụng sai mục đích.
Đầu năm 2009, bà Mai lại đặt vấn đề vay thêm vốn thì được giám đốc Hùng cho biết hạn mức vay trong quý II của công ty Nhật Minh là 350 tỷ đồng. Để tiếp tục được vay, bà Mai cùng giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ Nhật Tân Trần Thị Xuân mua chiếc BMW trị giá 3,2 tỷ đồng để “lót tay” vị giám đốc. Chiếc xe này được mua tại Sài Gòn, nhờ người đứng tên sau đó chuyển lên Đăk Lăk cho ông Hùng.
Kết quả điều tra xác định, tính đến năm 2010, ông Hùng đã “rót” cho nữ doanh nhân này 1.005 tỷ đồng thông qua qua 70 hợp đồng tín dụng xuất khẩu giả. Số tiền này, bà Mai khai đã sử dụng trả nợ đáo hạn vay hơn 760 tỷ đồng, chi phí cho việc làm khống hồ sơ vay vốn, tiêu xài cá nhân, trích phần trăm cho lãnh đạo ngân hàng và có 1,7 tỷ đồng góp với bà Xuân mua ôtô cho vị giám đốc.
Về phần bà Xuân, do cũng có phần trong chiếc xe sang biếu ông Hùng nên được giám đốc và các cán bộ Ngân hàng VDB “giúp” vay vốn tín dụng xuất khẩu tổng cộng 938,5 tỷ đồng. Khi sự việc đổ bể, bà Xuân khai đã dùng 658 tỷ đồng trả nợ đáo hạn vay, tiêu xài cá nhân và chi phí hối lộ cán bộ ngân hàng.
Bà Mai được đưa đến tòa. Ảnh: Tây Nguyên.
Cáo trạng cũng xác định, khi biết công ty của các “quý bà” dùng tiền vay sai mục đích, mất khả năng thanh toán, ông Hùng vì muốn giải quyết nợ xấu đã ký khống các hợp đồng tiền gửi trị giá hàng trăm tỷ tại ngân hàng này để giúp sức cho 5 nữ doanh nhân lừa vay của Ngân hàng TMCP Nam Á và Ngân hàng Phương Đông – OCB. Đến nay, các công ty này đều mất khả năng thanh toán.
Liên quan đến việc phê duyệt cho vay trái quy định, gây thất thoát số tiền lớn, các bị cáo Lâm Hữu Hạnh (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông), Võ Tiến Đạt (cựu giám đốc Ngân hàng OCB – Sở giao dịch TP HCM), Trương Đình Hải (nguyên giám đốc ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Hà Nội) cùng nhiều lãnh đạo các ngân hàng cũng bị truy tố về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Hải Duyên – Tây Nguyên
Theo VNE
Phát hiện sai phạm trên 718 tỷ đồng
Sáng 19-2, ông Nguyễn Thế Thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình 09 về "đẩy mạnh đấu tranh PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015" đã chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến vào dự thảo " Kết quả thực hiện chương trình 09- Ctr/TU (2011-2013). Đẩy mạnh đấu tranh PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015".
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, chương trình 09 của Thành ủy đã được các cấp, ngành, đoàn thể quán triệt nghiêm túc nội dung chương trình, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, qua đó đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sau 3 năm thực hiện, chương trình 09 đã phát huy hiệu quả tích cực đối với việc thực hiện công khai, minh bạch trong hệ thống chính trị; hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự được nâng lên rõ rệt; ngăn chặn và kiềm chế sự gia tăng của tội phạm; góp phần điều tra, truy tố, xét xử một số vụ an tham nhũng lớn, tạo niềm tin trong nhân dân...
Từ năm 2011 tới 2013, CATP Hà Nội đã khởi tố, điều tra 65 vụ, 150 bị can phạm tội về tham nhũng. Số vụ, bị can đã có kết luận điều tra, chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố là 46 vụ, 122 bị can. Cũng trong thời gian này, ngành tòa án Hà Nội đã thụ lý sơ thẩm 67 vụ - 169 bị cáo phạm các tội tham nhũng. Trong đó, riêng TAND TP Hà Nội thụ lý 47 vụ, 111 bị cáo. Đặc biệt, trong năm 2012 - 2013, Thành ủy đã chỉ đạo quyết liệt điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng lớn trên địa bàn như vụ án Dương Chí Dũng, cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế và chức vụ, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, tại Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam - Vinalines; vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Công ty phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam; Vụ án Đoàn Tiến Dũng, Giám đốc Chi nhánh BIDV Hải Phòng; vụ cán bộ Thanh tra xây dựng phường Hạ Đình nhận hối lộ...
"Đại án" Vinalines đã được xét xử tại TAND TP Hà Nội
Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra trong các hoạt động kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng và đẩy mạnh. Trong giai đoạn từ 2011-2013, toàn TP đã kết luận, giải quyết trên 14 nghìn vụ khiếu nại, tố cáo, đạt 83% tổng số vụ; tổ chức 295 cuộc thanh tra về phòng chống tham nhũng, qua đó phát hiện sai phạm với tổng giá trị tài sản trên 1,1 nghìn tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 14 đối tượng. Cũng qua công tác thanh, kiểm tra, các đơn vị đã phát hiện sai phạm trên 718 tỷ đồng và trên 967 ha đất, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách trên 678 tỷ đồng, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 77 tập thể, 101 cá nhân. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật trên 2,5 nghìn đảng viên và 52 tổ chức đảng.
Cùng ngày, Ban chỉ đạo đã công bố kiện toàn, điều chỉnh, bổ sung 21 nhân sự thành viên Ban chỉ đạo chương trình 09; quyết định Bổ sung 2 thành viên tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình " Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015".
Trước đó, ngày 25-1-2014, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4095-QĐ/TU về việc chuyển giao cơ quan thường trực chương trình 09-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội từ Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TP Hà Nội sang Ban Nội chính Thành ủy. Trong đó, Ban Nội chính Thành ủy là cơ quan trường trực giúp việc của Ban chỉ đạo.
Theo ANTD
Giám đốc lừa ngân hàng 120 tỷ bị đề nghị tăng án Nhận định mức án tòa tuyên với Nghĩa (nguyên giám đốc 2 công ty tư nhân) và đồng bọn về hành vi chiếm đoạt 120 tỷ đồng của Agribank là quá nhẹ, VKS vừa kháng nghị tăng hình phạt đối với các bị cáo này. Kháng nghị của VKSND TP HCM xác định, từ năm 2005 đến 2009, Trần Huỳnh Nghĩa (nguyên giám...