Nguyên giám đốc Agribank Bến Thành tham ô hàng chục tỉ đồng
Trong thời gian làm giám đốc Agribank Bến Thành, Hoàng Oanh làm giả hồ sơ để vay tiền của ngân hàng nhằm mua nhà rồi cho ngân hàng thuê lại. Ngoài ra, nhiều cá nhân không đủ điều kiện nhưng Oanh duyệt hồ sơ cho vay hàng trăm tỉ đồng để ăn phần trăm.
Nữ giám đốc chiếm đoạt 26.600 chỉ vàng
Ngày 29/7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung và chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao để xử lý vụ án tham ô tài sản, đưa và nhận hối lộ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Bến Thành (AgriBank Bến Thành).
Bộ Công an đề nghị truy tố 11 bị can; trong đó, có 6 bị can từng giữ các chức vụ quan trọng tại AgriBank Bến Thành về tội tham ô tài sản.
Nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Bến Thành cùng đồng phạm.
Theo nội dung vụ án, năm 2008, Nguyễn Thị Hoàng Oanh được bổ nhiệm làm giám đốc Agribank Bến Thành. Từ khi được bổ nhiệm, Oanh đã câu kết với em rể là Trương Thế Thanh (nguyên trưởng phòng Kế hoạch – kinh doanh Agribank Bến Thành) thực hiện hàng loạt sai phạm để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
Cụ thể, Oanh đã dùng tên của 8 cá nhân, sau đó chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập khống các hồ sơ vay tiền, vàng của ngân hàng. Với thẩm quyền của mình, Oanh đã duyệt cho vay tổng cộng 26.600 chỉ vàng SJC (tương đương hơn 47 tỉ đồng, thời giá lúc xảy ra vụ án) của Agribank Bến Thành.
Số tiền vay được, Oanh dùng để sử dụng mục đích cá nhân và mua nhà tại quận 1, TPHCM. Sau đó, Oanh dùng chính căn nhà này cho ngân hàng thuê làm trụ sở với giá 5.800 USD/tháng. Tính đến tháng 4/2013, Agribank Bến Thành đã phải trả cho Oanh 5,6 tỉ đồng tiền thuê căn nhà mà Oanh dùng tiền vay ngân hàng để mua.
Khi đến hạn phải trả nợ số vàng trên, Oanh chỉ đạo em rể và cấp dưới dùng Công ty TNHH Liên Lục Địa cùng tên một số cá nhân, doanh nghiệp khác để lập các hợp đồng vay tiền, vàng của Agribank Bến Thành nhằm mục đích đảo nợ.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Hoàng Oanh khai đã sử dụng hết số tiền chiếm đoạt của ngân hàng mà không chia cho bất cứ người nào.
Cho vay sai quy đinh đê hương lơi
Năm 2009, Nguyễn Thị Hoàng Oanh còn ký duyệt cho Trương Thế Thanh vay 13 tỉ đồng mặc dù không hề có tài sản đảm bảo.
Toàn bộ số tiền này Thanh đều sử dụng vào mục đích cá nhân. Khi đến hạn trả nợ, Oanh ký tiếp các hồ sơ do Thanh lấy tên người khác vay tiền ngân hàng với mục đích đảo nợ.
Theo kết luận điều tra của Bộ công an cho thấy Trương Thế Thanh đã ký hợp lý hóa các hồ sơ khống giúp sức cho Oanh tham ô tài sản, đồng thời Thanh đã lấy tên người khác tham ô 13 tỉ đồng của ngân hàng. Tuy nhiên, Thanh đã chết vì bệnh nên Viện KSND tối cao đã đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can.
Cũng trong năm 2009, Lê Văn Tính (ngụ quận 3) đã nhờ người quen giới thiệu gặp mặt Oanh nhằm mục đích vay tiền.
Biết mình không đủ điều kiện vay vốn nên Tính đã chấp nhận điều kiện do Oanh đưa ra: ngân hàng cho Tính vay vàng nhưng thực tế Oanh sẽ lấy vàng, đưa lại tiền cho Tính. Mỗi lượng vàng có giá trị 21 triệu đồng nhưng Oanh chỉ đưa cho tính 19 triệu đồng. Phần chênh lệch Oanh được hưởng.
Tổng cộng Agribank Bến Thành cho Lê Văn Tính vay hơn 137 tỉ đồng nhưng Tính chỉ nhận được 112 tỷ đồng. Oanh chiếm hưởng 24 tỉ đồng còn lại. Hành vi này của Nguyễn Thị Hoàng Oanh bị truy tố về tội nhận hối lộ.
Số tiền vay được, Tính không sử dụng đúng mục đích mà dùng phần lớn cho người khác vay lại với lãi cao, mua bán bất động sản dẫn đến mất khả năng trả nợ. Khi đến hạn trả nợ, Oanh lại chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục ký tiếp các hợp đồng mới để Tính có tiền trả khoản nợ cũ.
Tính đến thời điểm khởi tố vụ án, tổng số tiền và vàng Lê Văn Tính nợ của Agribank Bến Thành là hơn 300 tỉ đồng. Trong khi đó, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay của Tính chỉ khoảng 88 tỉ đồng. Cơ quan điều tra xác định Lê Văn Tính hiện không có khả năng trả nợ, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Agribank.
Quá trình làm việc, bà Nguyễn Hồng Sâm (Phó trưởng Phòng Kiểm soát nội bộ Agribank Bến Thành) đã phát hiện nhiều sai phạm tín dụng của chi nhánh nên đã có văn bản gửi giám đốc chi nhánh và từng cán bộ để chấn chỉnh. Tuy nhiên, do sự thao túng của Hoàng Oanh, các yêu cầu của bà Sâm đều không thực hiện được. Sau đó, Oanh điều chuyển bà Sâm làm nhiệm vụ khác.
Xuân Duy
Theo Dantri
Nhà sư Thái Lan "tàng hình" giữa vòng vây 4.000 cảnh sát?
Cựu trụ trì ngôi chùa tai tiếng Wat Dhammakaya, người đang bị 4.000 cảnh sát truy nã gắt gao, có thể đã trốn ra nước ngoài, cảnh sát Thái Lan mới đây thừa nhận.
Nhà sư Phra Dhammachayo được cho là đã trốn thoát trước vòng vây của 4.000 cảnh sát Thái Lan.
Theo The Star, ngày 16.2, 4.000 cảnh sát Thái Lan bất ngờ bao vây ngôi chùa Wat Dhammakaya rộng gần 400ha ở ngoại ô Bangkok, nhằm bắt giữ cựu trụ trì Phra Dhammachayo.
Kể từ đó, cảnh sát đã phong tỏa ngôi chùa, ngăn không cho các nhà sư bên trong ra ngoài và phát hiệu nhiều bí mật bên trong chùa.
Cựu trụ trì Dhammachayo là người sáng lập chùa Wat Dhammakaya năm 1970 và ngày càng trở nên giàu có hơn nhờ vào tham ô, nhận 33 triệu USD không rõ nguồn gốc của một chủ ngân hàng, cảnh sát Thái Lan cho biết.
Suốt một tháng qua, không một ai nhìn thấy nhà sư bị truy nã gắt gao trong khi nỗ lực truy bắt của cảnh sát không mang lại kết quả. Mới đây nhất, cảnh sát Thái Lan thừa nhận, nhà sư Dhammachayo có thể đã bí mật rời chùa ngay từ những ngày đầu cảnh sát bao vây.
"Tôi tin rằng ông ta đã trốn thoát trong khoảng thời gian từ ngày 16-18.2", Paisit Wongmuang, Tổng Giám đốc Cục Điều tra Đặc biệt, tương đương FBI của Mỹ, nói với các phóng viên.
Chi phí xây dựng ngôi chùa Wat Dhammakaya quyền lực ở Thái Lan lên tới 1 tỉ USD.
"Chúng tôi tìm thấy những bức tường của chùa bị phá hủy... Có khả năng một nhóm người nào đó đã giúp ông ta (Dhammachayo) trốn ra ngoài", ông Wongmuang nói.
Do đó, cảnh sát Thái Lan đã ngừng bao vây chùa sẽ nhưng lực lượng an ninh còn tiếp tục tuần tra thường xuyên quanh khu vực.
Tướng Nathathorn Prousoontorn, người đứng đầu Cục Di trú Thái Lan cho biết, nhân viên của cục đang theo dõi tất cả các trạm kiểm soát nhưng chưa tìm thấy tung tích của nhà sư bị truy nã gắt gao.
Theo ông Nathathorn, hệ thống kiểm tra của Cục Di trú đảm bảo rằng nhà sư Dhammachayo không thể "qua mắt" cơ quan chức năng. Tuy vậy, Tướng Nathathorn không loại trừ khả năng nhà sư này đã trốn qua biên giới bằng giấy tờ giả.
Cục Di trú Thái Lan đang làm việc với các quốc gia khác và Interpol nhằm truy tìm nhà sư bị tố tham ô và rửa tiền.
Thái Lan và các quốc gia láng giềng đã ký kết các thỏa thuận dẫn độ. Do vậy, Bangkok có thể yêu cầu các quốc gia này dẫn độ cựu trụ trì Dhammachayo nếu phát hiện ra manh mối về nơi ẩn náu của nhà sư này.
Theo Danviet
Cuộc gặp kỳ lạ với nhà sư Thái Lan bị 4.000 cảnh sát vây Giáo sư người Mỹ mới đây đã kể lại những trải nghiệm lạ lùng khi gặp gỡ sư trụ trì chùa Wat Phra Dhammakaya, người đang bị 4.000 cảnh sát Thái Lan ráo riết truy bắt. Người sáng lập giáo phái Dhammakaya và ngôi chùa cùng tên, cựu trụ trì Phra Dhammachayo. Theo Bangkok Post, Giáo sư người Mỹ Stephen B Young là...