Nguyên giám đốc Agribank Bến Thành bị đề nghị mức án tử hình
Nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Bến Thành bị đề nghị mức án tử hình về các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ngày 11/12, TAND TPHCM tiếp tục xét xử vụ thất thoát hàng trăm tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Bến Thành. Sau phần xét hỏi, đại diện Viện KSND TPHCM phát biểu quan điểm vụ án và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.
Theo đó, bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (nguyên giám đốc Agribank Bến Thành) bị đề nghị mức án tử hình về tội tham ô tài sản, tù chung thân về tội nhận hối lộ và 12-14 năm tù về tội, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh bị đề nghị mức án tử hình.
Bị cáo Lê Văn Tính (giám đốc công ty Kim Gia Thuận, Kim Gia Thảo) bị đề nghị mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 14-16 năm tù về tội đưa hối lộ, tổng hợp hình phạt là chung thân.
Các bị cáo còn lại trong vụ án bị đề nghị mức án từ 4 -30 năm tù về các tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tham ô tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Cáo trạng xác định Oanh đã chỉ đạo cấp dưới cho Tính vay vàng của ngân hàng để hưởng tiền chênh lệch. Với mỗi lượng vàng Tính vay được, Oanh được hưởng chênh lệch 2 triệu đồng. Tổng cộng Agribank Bến Thành cho Tính vay hơn 137 tỉ đồng nhưng Tính chỉ nhận được hơn 112 tỉ đồng, Oanh chiếm hưởng hơn 24 tỉ đồng.
Tại phiên tòa, cả Tính và Oanh đều cho rằng việc truy tố là không có căn cứ.
Theo Tính, việc bị cáo vay tiền của ngân hàng là do hai bên thỏa thuận với nhau. Khi hạn mức vay tiền sắp hết, Oanh bảo Tính muốn vay được tiền thì phải mở thêm công ty, sẽ vay thêm được.
Còn bị cáo Oanh thì đổ lỗi vì Tính là người nhà của “sếp” nên bị cáo chỉ du di, tạo điều kiện cho Tính vay tiền. Còn việc Oanh hưởng chênh lệch giá vàng là vì… Tính không chịu lấy khi giá vàng tăng.
Oanh khai tại tòa: “Bị cáo Tính là người nhà của sếp ở Ngân hàng Nhà nước nên bị cáo quá chủ quan, quá tin tưởng mà cho vay. Tính vay vàng sau đó bán để lấy tiền mua bất động sản. Bị cáo hỏi: “Hay anh lấy tiền được không”, Tính đồng ý. Lúc vay thì giá vàng 19 triệu đồng/lượng. Lúc chuyển tiền cho Tính thì giá vàng tăng vọt, Tính không yêu cầu lấy tiền chênh lệch mà chỉ lấy đủ 19 triệu đồng/lượng SJC”.
Xuân Duy
Theo Dantri
"Siêu lừa" Đỗ Thị Luận được tại ngoại điều tra
Bị can Đỗ Thị Luận bị khởi tố tội lừa đảo 27 người với số tiền hơn 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, trả lời tại tòa, tất cả 27 người được xem là bị hại đều không nhận mình là nạn nhân của vụ án.
Chiêu 8/6, Viên KSND TPHCM đa ky quyêt đinh thay đôi biên phap ngăn chăn cho bi can Đô Thi Luân (sinh năm 1957 tai Nam Đinh) đươc tai ngoai đê điêu tra vê tôi lưa đao chiêm đoat tai san.
Bi cao Luân tai phiên toa lân thư 5.
Theo cáo trạng, Luận làm nghề kinh doanh bất động sản, do làm ăn thua lỗ nên đã tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác để trả nợ.
Phi vụ đầu tiên, Luận mua căn nhà của vợ chồng anh Đức, chị Thoa ở phường Hiệp Thành, Quận 12 bằng giấy viết tay. Đến ngày 11/5/2011, hai bên đến phòng công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất cho ông Tân với giá 2,615 tỷ đồng.
Ông Tân đã hoàn tất thủ tục nộp thuế, sau đó được UNBD Quận 12 đăng bộ sang tên vào ngày 21/6/2011.
Trong thời gian ông Tân làm thủ tục trước bạ, sang tên thì Luận phân thửa đất thành nhiều lô nhỏ rồi làm "hợp đồng mua bán nhà đất" bằng giấy tay bán cho nhiều người khác. Luận hứa sẽ sang tên cho họ nhưng Luận không thực hiện và chiếm đoạt tiền của 3 bị hại tổng cộng 2,6 tỷ đồng.
Bằng thủ đoạn tương tự, trong thời gian từ tháng 4/2011 đến tháng 10/2011, Luận đã lừa đảo chiếm đoạt 18,7 tỷ đồng của 27 người bị hại.
Tuy nhiên, tại phiên tòa ngày 18/5/2016, những người được xác định là bị hại đều không nhận mình là nạn nhân. Khi được hỏi họ đều khẳng định rằng họ mua nhiều lô đất của bà Luận bằng giấy tờ viết tay và đã xây dựng nhà ở. Trong quá trình xây dựng, ông Tân có đến xem nhưng không ngăn cản, hay báo chính quyền địa phương ngăn cản, chứng tỏ ông Tân không phải là chủ của những thửa đất mà ông đang đòi quyền lợi.
Tại phiên cac phiên toa trươc đo, ông Tân khai, ông mới chính là người đứng tên các thửa đất mà bà Luận bán cho các hộ dân. Vì trước đó, ông được bà Luận sang tên, chuyển nhượng.
Cũng theo ông Tân, toàn bộ quá trình chuyển nhượng, đăng bộ sang tên ông đều giao cho bà Loan thay ông thực hiện. Khi được hỏi trước khi thực hiện việc mua bán, có đi coi đất, nhà trước không, ông Tân trả lời có đi coi. Sau khi mua bán xong và nhận nhà đất, ông Tân không sử dụng, không cho ai thuê. Đến khi bà Luận bị bắt, ông mới xuống coi hiện trạng đất thì thấy người dân đã xây nhà trên đất của ông rồi. Do tinh chât vu an phưc tap nên TAND TPHCM đa tra hô sơ yêu câu điêu tra bô sung tơi 7 lân.
Liên hê vơi luât sư Trân Đinh Dung (ngươi bao vê quyên lơi cho bi can Đô Thi Luân) cho biêt: "Ba Luân đa vê tơi nha sau gân 6 năm tam giam, trong sư vui mưng cua gia đinh va ngươi thân. Viêc cơ quan điêu tra cho ba Luân tai ngoai đanh dâu bươc ngoăt trong qua trinh điêu tra vu an, nhăm tim ra sư thât, ba Luân co oan sai hay không?".
Xuân Duy
Theo Dantri
Làm giả hồ sơ vay, giám đốc ngân hàng "lận" 2.700 lượng vàng làm của riêng Bà Oanh làm giả hồ sơ để vay hàng ngàn lượng vàng của chính ngân hàng mà mình làm giám đốc, sau đó dùng số vàng này đi mua nhà cho con gái rồi cho chính ngân hàng đó thuê làm trụ sở để thu lợi... Vay tiền mua nhà cho ngân hàng nhưng để... con gái đứng tên Ngày 20/3, TAND TPHCM...