Nguyên GĐ Sở VH-TT&DL Khánh Hòa vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng
UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức xác định ông Trương Đăng Tuyến, nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng khi để vợ, con thành lập, quản lý doanh nghiệp thuộc lĩnh vực do ông Tuyến phụ trách, quản lý trực tiếp.
“Bà Huỳnh Thị Minh Thanh và ông Trương Đăng Vũ Thụy là vợ, con của ông Trương Đăng Tuyến, nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL thành lập, quản lý doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ông Tuyến phụ trách, quản lý trực tiếp là vi phạm quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng. UBND tỉnh đã chỉ đạo thanh tra, xác định mức độ sai phạm và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định”. Ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết như vậy trong phần trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp HĐND tỉnh diễn ra chiều 11-8.
Ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, khẳng định ông Trương Đăng Tuyến, nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng. Ảnh: TẤN LỘC
Theo ông Tài, trước kỳ họp trên, cử tri đã kiến nghị UBND tỉnh kiểm tra trách nhiệm liên đới của ông Trương Đăng Tuyến vì để người thân trong gia đình kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế- lĩnh vực mà ông này quản lý trực tiếp khi đương chức giám đốc Sở VH-TT&DL.
Cụ thể, vợ ông Tuyến là bà Huỳnh Thị Minh Thanh đứng tên thành lập Công ty TNHH Thương mại và du lịch Silent Bay (gọi tắt là Công ty Silent Bay, có trụ sở tại TP Nha Trang). Một trong hai thành viên góp vốn vào công ty này là ông Trương Đăng Vũ Thụy (con ông Tuyến). Hiện công ty này do ông Thụy làm giám đốc và đại diện theo pháp luật.
Cử tri cho rằng ông Tuyến đã vi phạm khoản 4 Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng (Điều khoản này quy định: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp).
Công ty Silent Bay bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do có nhều sai phạm. Ảnh: TẤN LỘC
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, Công ty Silent Bay bị một lãnh đạo của Công ty Du lịch quốc tế Chengdu (Trung Quốc) tố đã đòi 500.000 USD “phí bảo kê” để đưa khách du lịch Trung Quốc đến Nha Trang.
Sau khi báo chí phản ánh, Tổng cục Du lịch kiểm tra, phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty Silent Bay. Trong đó, sai phạm nghiêm trọng nhất là sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; sử dụng trái pháp luật 64 lao động người Trung Quốc…
Sau đó, Tổng cục Du lịch đã thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty Silent Bay. Tiếp đó, UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Silent Bay tổng cộng 80 triệu đồng về do vi phạm việc sử dụng 64 lao động người Trung Quốc làm việc tại công ty này mà không có giấy phép lao động; không thực hiện chế độ lập, lưu trữ hồ sơ đoàn khách theo quy định. Sau đó, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã trục xuất 64 người Trung Quốc làm việc tại Công ty Silent Bay khỏi Việt Nam.
Theo Pháp Luật
Video đang HOT
Quan điểm trái ngược vụ Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD
"Vụ việc Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD cho thấy, cơ chế quản lý, kiểm soát tham nhũng của chúng ta thực sự yếu kém...", ông Vũ Quốc Hùng nhận định.
Lỗ hổng trong công tác quản lý
Bộ Công an vừa bắt được bị can Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin.
Cơ quan điều tra phát hiện bị can Đạt chiếm đoạt gần 18,6 triệu USD và chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng ra nước ngoài.
Theo thống kê, Giang Kim Đạt có tổng cộng có 40 nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai tại nhiều thành phố trên cả nước, nước ngoài...
Khối tài sản lớn đứng tên gia đình Đạt đều hình thành từ sau thời điểm đối tượng làm việc tại Vinashin, đảm nhận cương vị trưởng phòng kinh doanh.
Bị can Giang Kim Đạt vừa bị bắt giữ (ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Giới quan sát chính trị trong nước (hôm 18/7) bình luận, đây là vụ tham nhũng nghiêm trọng, cần mạnh tay xử lý.
"Đáng buồn thay, chúng ta có cả một hệ thống, các thiết chế quản lý Nhà nước, nhưng lại để cho một cán bộ chỉ giữ chức quyền trưởng phòng tham nhũng số tiền lớn như vậy", ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu quan điểm.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đặt nghị vấn, tại sao vụ việc xảy ra nhiều năm đến nay mới được phát giác? Có lợi ích nhóm, hay sự bao che nào đó của đơn vị quản lý trong vụ việc này?
"Nếu không có sự dung dưỡng từ phía người có trách nhiệm, liệu con voi có thể chui lọt lỗ kim dễ dàng đến vậy không?
Sự việc còn cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam đang có vấn đề, đặc biệt là lỗ hổng về công tác quản lý cán bộ, vấn đề minh bạch về tài sản của cán bộ...
Trong đó, cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát của cơ
"Cán bộ có liêm sỉ phải tự biết xấu hổ"
quan có trách nhiệm liên đới sự việc, thực sự quá yếu kém, nếu không muốn nói là tê liệt ở mức độ nào đó.
Người ta đã "đánh cắp" hàng tỷ đồng tiền thuế của nhân dân. Trong khi đó cơ quan chức năng không thể quản lý được. Đây là điều quá đau lòng, đáng lên án", ông Vũ Quốc Hùng nhận định.
Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Lê Nam (Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa) cho rằng, vụ bắt giữ Giang Kim Đạt cho thấy, cơ quan chức năng thực sự mạnh tay trong công tác phòng chống tham nhũng.
"Cũng có thể hôm nay họ có mối quan hệ ràng buộc về mặt lợi ích đối với một số cán bộ thiếu phẩm chất, đạo đức để thực hiện hành vi tham nhũng. Nhưng ngày mai chưa chắc họ đã thoát tội.
Sự việc cũng đưa ra tín hiệu cảnh báo cho những đối tượng tham nhũng nhưng chưa bị lộ", Đại biểu Lê Nam nhận định.
Cần làm gì để chống tham nhũng?
Từ vụ Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, muốn chống tham nhũng, cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách thật sự trong sáng...
"Phải lựa chọn được cán bộ tốt để tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng. Muốn chọn được cán bộ trong sáng thì phải hỏi dân, do dân đề xuất, giới thiệu.
Ngược lại, sẽ tai hại nếu người ta đưa cán bộ không đủ năng lực, trình độ, đạo đức vào những cơ quan kiểm tra, kiểm soát tham nhũng', ông Vũ Quốc Hùng đề nghị.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: Ngọc Quang).
Bên cạnh đó, phải đổi mới thể chế, cơ chế quản lý kinh tế, xã hội. Một bộ máy hoạt động tốt sẽ ít có tiêu cực.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát tài sản của cán bộ phải có sự giám sát của người dân.
Nói như vậy không có nghĩa là lý thuyết suông. Đó là đề nghị, để những người có trách nhiệm tiếp thu, xử lý vụ việc một cách triệt để", ông Vũ Quốc Hùng nêu quan điểm.
Cũng đề cập tới những giải pháp trong công tác phòng chống
"Muốn chống tham nhũng, phải tăng cường hoạt động giám sát của các đoàn thể chính trị, các tổ chức quần chúng đối với công tác phòng chống tham nhũng. Có như vậy thì người dân mới có quyền giám sát và phản biện. Phải đảm bảo tính công khai và minh bạch (bầu cử, bỏ phiếu, kê khai tài sản...) nhằm đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật. Trong đó, cần chú ý đến việc thực hiện kê khai tài sản một cách có hệ thống, đúng đối tượng. Việc làm này phải đảm bảo tính khách quan như công bố rộng rãi cho nhân dân được biết. Còn nếu việc kê khai mang tính hình thức thì chẳng có tác dụng gì", PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng.
tham nhũng của nước ta nhìn từ vụ Giang Kim Đạt, Đại biểu Quốc hội Lê Nam cho rằng, cần đi vào thực chất việc công khai, minh bạch về tài sản cán bộ hơn là các giải pháp mang tính hình thức.
"Chúng ta đã nói quá nhiều đến vấn đề công khai, minh bạch về tài sản để chống tham nhũng. Tuy nhiên việc thực hiện thì chưa thực sự hiệu quả.
Kê khai, nhưng làm thế nào để kiểm tra, kiểm soát được những con số ấy có trung thực hay không? Trong khi đó tài sản cán bộ tham nhũng có thể "chuyển hóa" dưới rất nhiều hình thức".
Do vậy vấn đề chống tham nhũng phải được bàn bạc đến nơi đến chốn, chứ không thể làm theo kiểu hình thức.
Theo đó, nên đề nghị kiểm tra, xác minh tài sản cán bộ khi thấy có dấu hiệu bất minh, và xử lý nghiêm người vi phạm...
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
Vợ chồng nhân viên bị sa thải vì tố cáo tiêu cực thắng kiện Ngày 7- 8/7, tòa phúc thẩm TAND tỉnh Cà Mau mở phiên tòa xét xử vụ án chấm dứt hợp đồng lao động giữa bị đơn là Trung tâm Thể dục - Thể thao (TDTT) tỉnh Cà Mau và nguyên đơn là vợ chồng chị Trần Thị Ngọc Tuyền - Nguyễn Phương Đông Như Dân trí đã có nhiều tin, bài phản ánh,...