Nguyễn Đức Nghĩa: Tội ác đã bị trừng trị
Nguyễn Đức Nghĩa đã lĩnh án tử hình
Cuối cùng thì vụ án được coi là man rợ nhất tại Hà Nội trong nhiều năm gần đây đã khép lại bằng phán quyết y án tử hình của Tòa phúc thẩm vào cuối giờ sáng ngày 11-11…Tuy rằng, Nguyễn Đức Nghĩa còn có một cơ hội cuối cùng được pháp luật cho phép là gửi đơn xin tha tội chết lên Chủ tịch nước. Nhưng, vậy là bản án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa đã có hiệu lực pháp luật.
Kết thúc phiên tòa, Nguyễn Đức Nghĩa cúi đầu lặng lẽ lên xe tù trong câm lặng. Kẻ sát nhân quay về trại giam, sống những ngày cuối cùng, khép lại một số phận, chấp nhận một sự trả giá tương xứng với tội ác.
Nhưng, nỗi đau từ hành vi tội ác này của Nguyễn Đức Nghĩa thì sẽ mãi còn dai dẳng. Nạn nhân của Nghĩa thì sẽ mãi còn dai dẳng. Nạn nhân của Nghĩa, không chỉ có một mình cô gái xấu số Phương Linh mà còn là gia đình, cha mẹ của Linh và cả của Nghĩa nữa. Tất cả họ đều phải gánh chịu những nỗi đau tột cùng do hành vi tội ác của Nghĩa gây ra…
Nguyễn Đức Nghĩa nhìn mẹ
1. Phiên tòa bắt đầu từ hơn 8 giờ sáng. Phòng xử của Tòa phúc thẩm nằm trên phố Đội Cấn quá nhỏ mà lượng người quan tâm theo dõi phiên tòa và các nhà báo lại rất đông nên số người phải đứng bên trong và bên ngoài phòng xử án có khi còn nhiều hơn số người có ghế ngồi đàng hoàng. Lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa đã phải rất vất vả trong việc giữ gìn, đảm bảo trật tự cho phiên xử.
Khác với phiên sơ thẩm và phúc thẩm lần 1, các nhà báo không còn thấy gương mặt đầy âu lo của ông Hùng, cha đẻ của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa. Còn nhớ, sau phiên tòa sơ thẩm, khi bản án tử hình được tuyên, ông Hùng đã khóc nức nở và băng qua sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ, cố lao về phía Nghĩa ở một khoảng cách gần nhất để dặn dò con trong nước mắt: “Con phải kháng cáo nhé, Nghĩa ơi”.
Còn trong phiên tòa lần này, người thân của Nghĩa chỉ còn có mẹ và chị gái. Ông Hùng, cha đẻ của Nghĩa, đã mất trong một tai nạn giao thông thảm khốc ở Quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng trước khi phiên tòa này diễn ra đúng 11 ngày.
Nhưng mọi thông tin về cái chết đau đớn của cha Nghĩa đã được giữa kín, chắc là để tránh đi những hoảng loạn của Nghĩa trong thời gian chờ phúc thẩm, cho đến tận cuối phiên tòa phúc thẩm lần 2. Sau gần 2 giờ đồng hồ tiến hành các thủ tục thẩm vấn, luận tội, mãi đến khi LS Ngô Ngọc Thủy, người bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa được Hồi đồng xét xử cho phép trình bày phần bào chữa của mình, thì thông tin về cái chết của cha nghĩa mới được chính ông Thủy nói ra. Nhưng khi đó Nghĩa cũng không mấy bất ngờ vì thông tin này vì y đã biết thông tin này từ vài ngày trước.
Video đang HOT
Thế nhưng trong giây phút bàng hoàng đó, Nghĩa vẫn khóc hu hu như một đứa trẻ. Nghĩa khóc nhiều đến độ LS Ngô Ngọc Thủy phải tạm ngưng phần bào chữa trong ít phút và vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã phải nói với bị cáo những lời an ủi, động viên để Nghĩa lấy lại được bình tĩnh, đủ sức đi hết phiên tòa phúc thẩm. Ở vị trí tác nghiệp phía sau HĐXX, tôi nhìn Nghĩa gần như trực diện, nhưng lúc này không còn thấy gương mặt lạnh lùng như hôm gặp Nghĩa trong khu giam riêng ở Trại tạm giam Hà Nội cách đây 6 tháng nữa. Nghĩa hai tay ôm mặt. Nước mắt chảy tràn qua kẽ tay. Nức nở khóc. Mẹ Nghĩa, trong bộ trang phục màu đen tuềnh toàng, hai mắt trũng sâu, dù không được quyền phát biểu trong phiên tòa này nhưng vẫn cố gào lên từ hàng ghế gần phía sau cùng trong phòng xử: “Xin Hội đồng cho con tôi được sống”, Và, trần tình với các nhà báo: “Tôi là một người mẹ đau khổ nhất thế gian”.
Nỗi đau đó của bà, ai cũng hiểu. Nếu Nghĩa không phạm tội, chắc hẳn gia đình bà sẽ là một gia đình hạnh phúc khi hai đứa con một trai một gái đều học giỏi, đều đỗ đạt những trường đại học được coi là danh giá nhất nước. Hai ông bà đã chi chút những đồng lương công chức để nuôi Nghĩa học hành đỗ đạt với hy vọng nghĩa sẽ làm rạng danh cho gia đình.
Nghĩa đã nhiều lần khai rằng, trong những ngày Nghĩa học ở Hà Nội, gia đình từ Hải Phòng hàng tháng vẫn chu cấp cho Nghĩa đầy đủ tiền ăn, tiền ở, tiền học. Trong những ngày chờ xét xử, trong một cuộc trò chuyện với tôi tại Trại tạm giam, Nghĩa bảo rằng, cha mẹ Nghĩa rất yêu con và hình ảnh mẹ chờ cơm mỗi chiều thứ bảy Nghĩa từ Hà Nội về sẽ luôn luôn làm Nghĩa đau đớn.
Nhưng Nghĩa đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Ở Hà Nội, trong khi cha mẹ chắt chiu, từng đồng lương ít ỏi để chu cấp cho con thì Nghĩa lại ham chơi bời, cờ bạc rồi nợ nần chồng chất. Để rồi cuối cùng, sai lầm nối tiếp sai lầm, hư hỏng nối tiếp hư hỏng, Nghĩa đã phạm vào một tội ác tày trời, hất bỏ tất cả mọi công lao của cha mẹ xuống sông xuống bể.
60 tuổi, cha mẹ Nghĩa, vì tội ác của con đã phải gom góp số tiền 30 triệu đồng, một số tiền được coi là lớn đối với hai người già như cha mẹ Nghĩa, lặn lội lên Hà Nội xin được đến bồi thường cho gia đình người bị hại. Nhưng, ông Ba cha đẻ nạn nhân Nguyễn Phương Linh, là một người tốt bụng. Ông chấp nhận để cha mẹ Nghĩa được thắp nén nhang, thay đứa con đang nằm trong biệt giam, để tạ lỗi với gia đình ông và linh hồn của con gái ông. Còn số tiền đó ông không nhận. Ông bảo cha mẹ Nghĩa rằng, cả hai ông bà đều đã già cả rồi hãy cầm tiền về mà dưỡng già…
Và, như thế là không chỉ có tội với pháp luật, Nghĩa còn có tội lớn với chính cha mẹ mình. Nỗi đau mà Nghĩa gây ra cho cha mẹ Nghĩa sẽ còn ám ảnh trong cái chết của ông Hùng, một lời nói ngắn ngủi của bà Chuân khi được trò chuyện với con trong khi chờ nghị án: “Mẹ đau đớn quá, không biết có chịu đựng nổi không…”
2. Ông Ba, cha đẻ của nạn nhân Nguyễn Phương Linh, kể từ sau cái chết của đứa con gái mà ông vô cùng yêu quý luôn luôn sống trong một tâm trạng bất an. Sau mỗi lần gặp ông, ở mỗi sự kiện pháp lý của vụ án, lại thấy ông già hơn, gương mặt khắc khổ hơn, trầm uất hơn. Từ một người cha hạnh phúc với đứa con gái xinh đẹp, giỏi giang, bây giờ ông là một người cha đau khổ khi đứa con, một phần máu thịt của mình đã bị giết hại một cách thảm khốc. Sau khi Phương Linh mất tích, ông đã lồng lộn đi tìm con ở khắp nơi và khi thấy báo chí đăng tin có một thi thể không đầu ở tầng thương nhà G4, trong một linh cảm đầy bất trắc, ông đã lao đến. Nhận ra con bằng sự giao cảm của tình máu mủ, bằng hình hài quen thuộc của đứa con gái mà ông đã rứt ruột sinh ra, các điều tra của Đội điều tra trọng án Công an TP Hà Nội, những người chứng kiến nỗi đau của ông vào thời khắc đó, kể rằng, ông đã gần như lịm đi, tê dại trong đau đớn tột độ.
Rồi sau khi Nghĩa bị bắt, kẻ thủ ác đã bị phát hiện, khi Cơ quan điều tra đã gần kết thúc quá trình điều tra thì ông vẫn lận đận trong một hành trình xa xót là đi tìm một phần thân thể của con gái mình đã bị Nghĩa phi tang. Linh chết không được toàn thây và đó là một nỗi đau không gì bù đắp được. Miền Bắc những ngày đó là những ngày đổ lửa, nắng nóng gay gắt tột độ. Ông với cái túi nhỏ bên mình khắc khoải đi tìm con trong nước mắt. Ông đã trần mình trong nắng nóng, thuê người dò tìm tất cả các quãng sông mà ông nghi rằng có một phần thi thể của con mình. Bao nhiêu khoản tiền tiết kiệm được trong suốt nhiều năm, ông dồn tất cả để chi phí cho cuộc kiếm tìm đau đớn này. Nhiều người thuyền chài ở quãng sông, trông ông mà thương, đã tự nguyện tìm kiếm miễn phí cho gia đình. Lưng người cha già mỗi ngày một còng xuống, gương mặt mỗi ngày một sạm đi dưới nắng mà một phần thi thể vẫn chưa thấy đâu trong mênh mông nước. Sau nhiều ngày tìm kiếm, ông đành trở về Hà Nội. Những người thuyền chài cũng phải gạt nước mắt tiễn ông với lời hẹn sẽ cố gắng tìm kiếm để may chăng giúp ông vơi đi nỗi đau mất con.
Rồi cuối cùng thì như một may mắn của định mệnh, phần thi thể cuối cùng của Phương Linh được mắc lại ở một bãi bồi sau nhiều con nước. Hai vợ chồng người dân tốt bụng nghi ngờ cái túi nylon bên trong là phần thi thể của Phương Linh nên đã gọi điện báo cho ông. Và ông đã nhận ra con qua đôi khuyên tai hàng ngày Linh vẫn đeo. 8 giờ tối, trời mưa tầm tã, ông cùng cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội ôm một phần thi thể còn lại của con về Hà Nội, gửi tại bệnh viện Bạch Mai. Không còn nước mắt để khóc trong nỗi đau tận cùng này.
Trong phiên tòa phúc thẩm này, ông ngồi ở hàng ghế trên. Sau lưng ông là bà mẹ đau khổ của Nguyễn Đức Nghĩa. Tôi thấy lưng ông còng hơn. Gương mặt ông khắc khổ hơn so với phiên tòa trước. Khi vị chủ tọa phiên tòa theo luật định buộc phải công bố những lời khai nhận một cách chi tiết hành vi tội ác của Nguyễn Đức Nghĩa đối với con gái ông, tôi để ý thấy ông lấy khăn lau nước mắt. Con gái ông đã bị sát hại dã man, bị tước đi sinh mạng một cách vô cớ bởi tội ác của kẻ đứng trước vành móng ngựa. Ông đã bị mất con. Không còn nỗi đau nào hơn thế. Nhưng tất cả những người tham dự phiên tòa, cả sơ thẩm và phúc thẩm, đều được chứng kiến thái độ bình tĩnh của ông trước bị cáo. Ông tịnh không một lời rủa xả, miệt thị kẻ đã gây ra nỗi đau đớn tột cùng cho ông và gia đình, dù ông hoàn toàn có quyền căm phẫn. Ông là một người nhân hậu, nhưng dù vậy thì cũng không thể đáp ứng được lời khẩn cầu của mẹ bị cáo rằng, ông Ba ơi xin ông hãy cho con tôi được sống. Ông nói rằng, hãy để cho pháp luật làm đúng chức trách của mình. Mọi tội ác đều phải bị trả giá xứng đáng. Và, đó là điều tuyệt đối đúng. Và, dù bản án tử hình có được tuyên thì nỗi đau của người cha này vẫn sẽ khó thể nguôi ngoai.
* Trong thời gian chờ đợi HĐXX nghị án, với tinh thần nhân đạo, lực lượng cảnh sát bảo vệ đã để cho hai mẹ con Nguyễn Đức Nghĩa được nói chuyện ít phút. Nghĩa: Bố mất hôm nào hả mẹ? Bà Chuân (mẹ Nghĩa): Được 11 hôm rồi. Nghĩa: Con mơ thấy bố suốt một tuần nay. Bà Chuân: Con gầy lắm. Nghĩa: Con vẫn khỏe. Mẹ phải sống nhé. Mẹ còn chị Hạnh (chị gái Nghĩa – PV). Bà Chuân: Con phải gửi đơn xin tha tội chết nhé. Con mà chết thì mẹ sống làm sao được. Nghĩa: Vâng, nhưng con phải chết thôi, không khác được đâu, mẹ đừng hy vọng. * Giữ nguyên bản án sơ thẩm là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. HĐXX có đủ căn cứ quy kết Nguyễn Đức Nghĩa giết nạn nhân là có dự mưu…Chỉ vì giá trị tài sản nhỏ bé mà Nguyễn Đức Nghĩa đã đang tâm gây ra hai trọng tội đó là giết người và cướp tài sản. Tội ác của Nghĩa là đặc biệt nghiêm trọng. Mọi biện minh của Nguyễn Đức Nghĩa là không có cơ sở được chấp nhận. Xét thấy tính chất của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của Nguyễn Đức Nghĩa là nguy hiểm cho xã hội, gây căm phẫn trong dư luận, gây nên đau đớn cho gia đình nạn nhân. HĐXX không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa. Giữ nguyên hình phạt ở bản án sơ thẩm là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. ( Trích lời tuyên án của Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm)
Theo An Ninh Thế Giới
Nghĩ về tiếng vỗ tay trong phiên xử Nghĩa
Sau khi phiên tòa phúc thẩm tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa án tử hình, cả hội trường một loạt tiếng vỗ tay vang lên. Nghĩa ngoái đầu nhìn lại. Mẹ Nghĩa khóc nấc rồi gần như ngất xỉu. Ông Ba và nhiều người hài lòng nhưng cũng chẳng lấy làm vui vẻ gì. Nhưng những tràng vỗ tay vô tình kia lại "bóc" ra một "bộ mặt" khác về giá trị giữa con người với con người, giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ...
Tội ác và trừng phạt
Khi xem xong đoạn video clip ghi lại cảnh Tòa phúc thẩm tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa, nhiều độc giả đã thể hiện những tâm trạng không hài lòng khi những tiếng vỗ tay vang lên được dành cho một con người sắp bị đem ra xử bắn và như "xát thêm muối" vào lòng những người đang sống. Chúng tôi đã cuộc phỏng vấn với Thạc sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà, Phó GĐ Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý, Giảng viên ĐH KHXH&NV Hà Nội về vấn đề trên.
Lý giải về "hiện tượng" này ông Hà cho rằng, việc có tiếng vỗ tay sau khi tuyên án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa có rất nhiều những lý do khác nhau. Trong đó có những lý do rất là bình thường về cảm xúc của những người đến dự phiên tòa. Ở đây được thể hiện là sự hài lòng cũng như đồng tình với bản án của tòa. Những người dự họ cảm thấy vui vì công lý đã được thực thi và cái mong muốn của họ đã được thỏa mãn.
Bài liên quan: Nghĩ về tiếng vỗ tay trong phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa
Chùm ảnh phiên phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa
Video toàn cảnh phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa
Nếu đó là những tiếng vỗ tay từ phía gia đình nhà ông Ba thì tôi nghĩ mình cũng không thể trách họ được. Rõ ràng về tâm lý, họ đang rất lo sợ một điều rằng tội ác có thể sẽ không phải trả giá so với những mất mát mà gia đình họ đã phải gánh chịu. Vì trong thời gian gần đây có rất nhiều điều có lợi cho Nghĩa như thông tin bố Nghĩa mất và báo chí cũng có sự mềm mại hơn khi đánh giá cũng như nhận xét về cá nhân Nghĩa. Do vậy, về phía cá nhân và gia đình thì đó là điều mà họ không mong muốn. Tội ác thì phải bị trừng trị, nên cảm xúc này cũng hết sức bình thường.
Ai cũng khát khao sống
Khi những tiếng vỗ tay vang lên, Nghĩa đã ngoái lại nhìn. Hành động này của Nghĩa cũng là một phản ứng hết sức bình thường. Ai cũng khát khao sự sống, thế nhưng sự sống của mình bị một nhóm người khác, bị một con người khác đẩy đến tột cùng thì rõ ràng trong đầu của Nghĩa đó không còn là một sự tạ tội nữa mà trở thành sự căm hờn những người đã đẩy Nghĩa vào chỗ chết cho dù hành động mà Nghĩa gây ra là đáng bị trả giá.
Kết luận của phiên tòa có thể là chính xác, nhưng cả hai bên bị và bên nguyên đều mất mát cả. Nhiều độc giả cho rằng những tiếng vỗ tay đó không chỉ là một sự trừng phạt về thể chất đối với Nghĩa nữa mà còn là một sự trừng phạt quá lớn về tinh thần của những người còn sống, đó là mẹ Nghĩa.
Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà
Nhưng ở đây những người dự phiên tòa họ cũng không nghĩ sẽ đến mức đó. Họ cũng chỉ mong có một điều rằng Nghĩa phải bị trừng phạt thôi. Còn mẹ của Nghĩa là một người phụ nữ vô tội và đáng thương, bởi nỗi đau của bà khi mất chồng và giờ mất con nữa cũng rất lớn rồi. Nhưng mà vô tình thôi, điều này làm cho nỗi đau của cả hai gia đình càng ngày càng đau hơn.
Tôi tin rằng bên gia đình của ông Ba cũng chẳng vui vẻ hơn được đâu. Rõ ràng làm như vậy cũng không hẳn là sống một cách bình yên. Dân tộc ta có một điều rất hay đó là lấy cái ân để mà trả oán, đó mới là điều đáng sống.
Ở đây chính là cách làm sao để ứng xử có văn hóa thôi. Mà về văn hóa thì cách ứng xử như vậy của người dân qua những tiếng vỗ tay thể hiện sự ích kỷ rất cao khi được vui trên một nỗi đau của những con người khác. Điều này không nên và chúng ta phải tránh. Tất nhiên là chúng ta có nhiều cách để mừng vui và để thể hiện thái độ của mình. Nhưng hãy tránh để làm tổn thương người khác. Trong cuộc sống thì hãy cố gắng làm sao thể hiện cái cảm xúc đúng lúc đúng chỗ.
Riêng với cá nhân tôi, đã là con người với nhau thì mình không nên hành xử như vậy. Ví dụ khi đi ngoài đường, thấy hai người đánh nhau, chúng ta ở giữa mà chúng ta sung sướng hay vỗ tay thì không bao giờ chúng ta nên làm điều đó và chúng ta hãy nhìn rằng liệu điều đó sẽ dẫn đến đâu, nó có làm tốt hơn cái cuộc sống này hay không. Và ở đây, khi Nghĩa chết đi thì trong xã hội có tội ác nữa hay không? Đây không phải là cái điều đáng để ăn mừng hay vui vẻ gì cả. Tất nhiên là mọi người đều có quyền đồng tình với bản án, họ có quyền làm điều đó, nhưng hãy làm bằng cách để làm sao mà nó đừng làm tăng thêm nỗi đau của người khác mà họ đã đau lắm rồi.
Nếu để có một cách hành xử chuẩn mực nhất thì chỉ cần một sự yên lặng đã là điều tốt nhất. Vì tất cả những điều họ mong muốn đã được định đoạt rồi. Họ cũng đã có thể thở phào sau khi tòa tuyên án. Nỗi đau hãy đươc xóa bỏ đi và hãy được chấm dứt.
Đánh giá chung nhất về hiện tượng này chúng ta có thể thấy rõ, lối sống ứng xử của chúng ta thiên về tính cá nhân cao quá và quên đi một ý nghĩa nhân văn của cộng đồng, xã hội. Tiếng vỗ tay có thể là rất vô tình, mà đã là vô tình thì không được trách, nhưng con người từ đó sẽ trở nên ích kỷ và cá nhân hơn. Mình chỉ thấy rằng khi lợi ích của mình bị xâm phạm thì mình phải đòi bằng được cho dù nó bằng một cái giá gì và như vậy thì chắc chắn không nên.
Ở trên thế giới, người ta dạy con người có 9 cái giá trị: giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ...những giá trị ấy nó quy định hành vi của một con người có văn hóa. Nhưng nhiều người dân dường như đã không được học những điều ấy...
Theo VTC
Bao giờ thi hành án Nguyễn Đức Nghĩa? Nguyễn Đức Nghĩa nghe tòa tuyên án Sau khi tòa phúc thẩm tuyên án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa, hắn vẫn còn có quyền hy vọng một cơ hội cuối cùng để được sống cho dù cơ hội ấy là không nhiều. 7 ngày cuối cùng Sáng 12/11, trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm, người bảo vệ quyền...