Nguyễn Đức Nghĩa: Sự níu kéo vô vọng
Nguyễn Đức Nghĩa tại tòa hôm 13-10.
Sáng 13/10, phiên toà phúc thẩm xét xử Nguyễn Đức Nghĩa bất ngờ bị hoãn vì lý do vắng mặt của LS Ngô Ngọc Thuỷ, người đã được gia đình Nguyễn Đức Nghĩa mời bào chữa cho Nghĩa tại phiên toà phúc thẩm. Nghĩa tươi cười lên xe trở về Trại giam, tiếp tục chờ đợi phiên toà phúc thẩm được mở lại.
Theo qui định của pháp luật, sau phiên toà sơ thẩm, tất cả các bị cáo đều có quyền kháng cáo. Nguyễn Đức Nghĩa cũng không là ngoại lệ. Riêng đối với các bị án tử hình như Nghĩa, sau phiên toà phúc thẩm, kể cả trong trường hợp bị y án, thì vẫn còn có quyền làm đơn xin được tha tội chết gửi lên Chủ tịch Nước.
Kháng cáo vì cha?
Trước khi phiên toà sơ thẩm được mở, ngày 4/6 tại Trại tạm giam Hà Nội, Nguyễn Đức Nghĩa đã viết rằng:”Tôi biết rằng tội ác mình gây ra là quá lớn và không một ai kể cả bản thân tôi cũng không thể tha thứ cho mình được. Hành vi của tôi đã thực hiện là hành vi giết người, thậm chí là giết người dã man… Tôi thành khẩn khai nhận toàn bộ những hành vi tội ác của mình. Kính mong các cơ quan pháp luật – Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và toà án – xem xét và phán xử tôi với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tôi biết rằng, bản thân mình có chết hàng trăm, hàng nghìn lần cũng không thể nào bù đắp được những tội ác quá ghê sợ mà mình đã gây ra với gia đình nạn nhân, với gia đình tôi và cả những người có liên quan khác”.
Cũng vào thời điểm trước phiên toà sơ thẩm, cũng tại Trại tạm giam Hà Nội, ít ngày sau khi Nguyễn Đức Nghĩa viết những dòng nêu trên, trong một cuộc gặp gỡ với PV, Nguyễn Đức Nghĩa nói rằng, nếu anh ta là toà án thì anh ta cũng sẽ tuyên tử hình thôi và tái khẳng định:” Với tội ác ấy, tôi có chết trăm nghìn lần cũng đáng”.
Còn tại phiên toà sơ thẩm, khi được nói lời sau cùng, Nghĩa cũng thú nhận rằng: “Với những tội ác khủng khiếp mà tôi đã gây ra thì dù có chịu mức án nào đi chăng nữa vẫn là quá nhẹ. Thậm chí án tử hình hàng trăm hàng nghìn lần cũng chỉ giúp cho thân nhân của Linh vơi bớt phần nào sự căm phẫn với kẻ tội phạm như tôi và thêm phần nào đó có thể giảm được sự bức xúc của dư luận chứ cũng không thể nào bù đắp được cái tội lỗi mà tôi gây ra”.
Mong ước cuối cùng của Nghĩa trước khi nhận bản án là: “Thời gian trôi đi, khi mà giây phút đền tội của tôi đã qua có một ai đó dự phiên toà ngày hôm nay, có thể biết được phiên toà này qua truyền hình xin nghĩ về tôi như nghĩ về một con người bình thường đã gục ngã, đã phạm phải sai lầm không thể tha thứ được, đã phải trả giá đắt cho tội ác mà mình gây ra chứ không phải nghĩ về tôi như một tên giết người máu lạnh”.
Nguyễn Đức Nghĩa cúi gằm mặt bước vào tòa phúc thẩm
Video đang HOT
Nhưng sau phiên toà sơ thẩm ít ngày thì Nghĩa lại làm đơn kháng cáo. Báo chí viết rằng, Nghĩa kháng cáo là vì cha. Rằng, cha Nghĩa đã khóc và trong cuộc gặp mặt Nghĩa tại trại giam sau phiên sơ thẩm cha Nghĩa cứ dặn đi dặn lại Nghĩa rằng, con phải kháng cáo. Rằng, Nghĩa phải có niềm tin vào sự sống, chết thì không có cơ hội để chuộc tội nên hãy cố gắng hy vọng vào những điều tốt đẹp.
Nhưng cho dù vì bất cứ lý do gì thì việc Nguyễn Đức Nghĩa kháng cáo cũng là một việc làm thuộc quyền của bị cáo được pháp luật cho phép. Tôi đã từng được chứng kiến cuộc sống của các tử tù trong khu giam riêng tại Trại tạm giam Hà Nội, từng trò chuyện với rất nhiều người trong số họ và hiểu rằng, cuộc sống của những tử tù sau tuyên án là một cuộc sống khác.
Khi cái chết đến gần cũng là khi niềm tiếc đời trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Những quản giáo buồng giam tử hình kể lại rằng, hầu hết các tử tù, trong những ngày sống cuối cùng này đều tiếc nuối cuộc sống. Hầu hết họ đều hãi hùng khi nghĩ đến cái giờ phút phải ra đi.
Ở đằng sau song sắt của buồng biệt giam, ngay đến cả một người đã từng ra tù vào tội nhiều lần như tử tù Nguyễn Thế Đô mà cũng khóc nức nở như một đứa trẻ khi nói với tôi rằng:”Đối với em bây giờ, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên rất mong manh. Có khi chỉ là một buổi sáng thôi, khi lệnh thi hành án được bắt đầu. Biết đâu, chỉ ngày mai thôi, khi chị quay lại khu giam này thì em đã ra trường bắn”. Thế nên, đối với các tử tù sau khi tuyên án, hy vọng được sống trong họ trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết, dù họ, tất cả đều hiểu rằng, rất mong manh.
Thế nên, Nghĩa kháng cáo với hy vọng được xem xét giảm nhẹ hình phạt ở phiên phúc thẩm, để được sống cũng là điều không mấy khó hiểu. Thêm nữa, kể cả trong trường hợp ở phiên toà phúc thẩm, hình phạt có không thay đổi, vẫn giữ nguyên như ở phiên sơ thẩm thì ít nhất cuộc sống của Nguyễn Đức Nghĩa cũng sẽ được kéo dài thêm. Lần này, Toà phúc thẩm lại hoãn. Vậy là Nghĩa lại có cơ hội sống và chờ đợi thêm một thời gian nữa. Phải chăng, vì thế mà Nghĩa cười khi rời Tòa tối cao để về trại giam chăng?
Cách nói liệu có thay đổi được bản chất hành vi phạm tội?
Theo qui định của pháp luật, khi bị can bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất thì họ sẽ được Toà án chỉ định một luật sư bào chữa cho họ tại phiên toà mà bị can hoặc gia đình sẽ không phải chi trả bất kỳ một khoản kinh phí gì cho việc bào chữa này. Cáo trạng truy tố Nghĩa về tội giết người với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Bởi vậy, Toà án đã chỉ định LS Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng LS Nguyễn Anh thuộc Đoàn LS thành phố Hà Nội bào chữa cho Nghĩa.
Nhưng tại phiên toà sơ thẩm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Nghĩa không chỉ có một mình LS Nguyễn Anh Thơm. Gia đình Nghĩa đã mời thêm một LS khác cùng bảo vệ cho Nghĩa. Đó là LS Ngô Ngọc Thuỷ, TS Luật học.
… và tươi cười khi… tòa hoãn.
Cũng cần phải nói thêm rằng, LS Ngô Ngọc Thuỷ là một LS từng bảo vệ quyền lợi cho nhiều bị cáo trong nhiều vụ án nổi tiếng. Vào những năm 1995, khi TS Ngô Ngọc Thuỷ đang là giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội, ông đã từng nhận lời bào chữa cho trùm xã hội đen Dung Hà trong phiên toà sơ thẩm diễn ra tại Hải Phòng. Ông cũng là một trong các LS tham gia bảo vệ quyền lợi trong vụ án Bùi Tiến Dũng – PMU18.
Trở lại với vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, tại phiên toà sơ thẩm, LS Ngô Ngọc Thuỷ cho rằng kết tội Nghĩa “giết người dã man” là không đúng mà đúng bản chất là phi tang dã man. Hành vi đó bóc tách ra hai giai đoạn. Giai đoạn giết và giai đoạn phi tang. LS Thuỷ khằng định, hành vi giết người của Nghĩa không phải là “man rợ” như cáo trạng truy tố. Theo trình tự diễn biến của vụ án, đó là hành vi che giấu tội phạm một cách man rợ.
Luật sư Thủy phân tích: “Giết người man rợ là việc thực hiện hành vi man rợ nhằm tạo ra cái chết, ví dụ như đập búa vào đầu, đổ xăng để đốt, dìm xuống nước ngạt đến chết… Còn về hành vi chặt xác là sau khi đã giết, Nghĩa thực hiện để phi tang, che giấu. Chỉ có thể coi hành vi đó là che giấu tội phạm man rợ”.
Trái ngược với quan điểm của LS Ngô Ngọc Thuỷ, các LS bảo vệ quyền lợi cho người bị hại Nguyễn Phương Linh khi trả lời phỏng vấn của báo chí đã khẳng định:”Bị cáo đâm hai nhát dao oan nghiệt nhằm tước đoạt sinh mạng của bị hại, chỉ dừng lại ở hành vi này thôi cũng đủ để cho thấy hành vi giết người của bị cáo là thực hiện tội phạm man rợ, bởi bị cáo đâm bị hại từ phía sau một cách bất ngờ, bị hại chỉ kịp quay lại nhìn bị cáo với “ánh mắt bàng hoàng” (theo lời khai của bị cáo).
Bị cáo đã tiếp tục thực hiện một loạt các hành vi mất nhân tính, vô nhân đạo: Chặt đầu, ngón tay, phi tang thi thể nạn nhân. Như vậy có thể thấy rõ, hành vi phạm tội của bị cáo không chỉ dừng lại ở việc đâm hai nhát dao để tước đoạt sinh mạng của nạn nhân mà còn diễn tiến đến một loạt các hành vi dã man khác nhằm che giấu tội phạm, gây cản trở cho quá trình điều tra của các cơ quan tố tụng…
Các LS bảo vệ quyền lợi cho bị hại cũng đã viện dẫn qui định Tại điểm i, khoản 1, Điều 93, Bộ luật hình sự nêu rõ: “1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ” và khẳng định Toà án cấp sơ thẩm áp dụng điều luật này đối với Nguyễn Đức Nghĩa là hoàn toàn chính xác.
Trao đổi với PV, LS Nguyễn Anh Thơm, người từng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Nguyễn Đức Nghĩa ở phiên toà sơ thẩm cũng cho rằng, các hành vi của Nguyễn Đức Nghĩa được thực hiện theo một chuỗi liên hoàn: giết người rồi chặt đầu, chặt các ngón tay… Theo quan điểm của ông thì việc xem xét hành vi giết người của Nghĩa là “man rợ” hay “không man rợ” phải trên cơ sở đối chiếu các qui định của pháp luật.
Để phân tích bản chất hành vi phạm tội của Nguyễn Đức Nghĩa theo các qui định hiện hành của pháp luật, LS Thơm viện dẫn khoản 1, Chương II, Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).
Từng là LS bào chữa cho Nghĩa, LS Nguyễn Anh Thơm nói rằng, bản chất hành vi của Nghĩa dù có nói cách nào thì cũng không thay đổi được. Còn với cương vị là luật sư, cho dẫu sẽ không bào chữa tiếp cho Nghĩa tại phiên toà phúc thẩm nhưng LS Thơm vẫn mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt, cho Nghĩa một cơ hội sống dù đó chỉ là hy vọng rất rất mong manh…
Thì Nghĩa vẫn tiếp tục chờ đợi, phiên toà phúc thẩm sẽ được mở lại và những ngày chờ đợi đó chính là cơ hội để tử tù này tiếp tục được sống, dù chỉ là cuộc sống ở trong khu biệt giam mà thôi…
Diễn biến của vụ án Nguyễn Đức Nghĩa * Sáng 17/5 trên tầng thượng của chung cư G4 (phố Trung Yên 1, Hà Nội) thi thể cô gái không mảnh vải che thân đang trong giai đoạn phân hủy đã được phát hiện. *Đêm 18/5, Nguyễn Đức Nghĩa bị Công an Hà Nội bắt giữ tại gia đình một người họ hàng ở Thái Nguyên. * Ngày 7/6, tìm thấy phần thi thể bị vứt xuống sông Cấm của nạn nhân. * Ngày 14/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa tử hình, đồng thời bị cáo phải bồi thường cho gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh 113 triệu đồng. Hoàng Thị Yến bị tuyên phạt 15 tháng tù treo vì tội “Không tố giác tội phạm”. *Ngày 27/7, Nguyễn Đức Nghĩa gửi đơn kháng cáo lên VKSND tối cao trong đó nhấn mạnh bị cáo không phạm tội giết người với tình tiết man rợ như phán quyết của tòa. *Ngày 13/10 Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà phúc thẩm xét xử Nguyễn Đức Nghĩa. Tuy nhiên, phiên toà phúc thẩm đã bị hoãn bởi sự vắng mặt của LS Ngô Ngọc Thuỷ, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo. Lý do mà LS Thuỷ đưa ra trong lá đơn xin hoãn phiên toà gửi tới Hội đồng xét xử phúc thẩm là do ông phải tham dự một hội thảo quốc tế từ từ ngày 12 đến ngày 25/10.
Theo CAND
Lý giải nụ cười của Nguyễn Đức Nghĩa
Nụ cười của Nguyễn Đức Nghĩa đã được lý giải
Được dẫn giải ra xe bít bùng đưa về trại giam sau khi Tòa phúc thẩm hoãn xử, Nguyễn Đức Nghĩa ngoái đầu tìm người thân và nở nụ cười, vẻ bình thản lộ rõ trên gương mặt bị cáo. Điều gì khiến bị cáo, kẻ đã chấp nhận bản án tử hình ở tòa sơ thẩm lại nở nụ cười khi tòa phúc thẩm quyết định như vậy? Phải chăng đã có điều gì đó khiến Nguyễn Đức Nghĩa tin rằng có thể được giảm án tử hình?
Sáng 13-10, Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành xét xử vụ Nguyễn Đức Nghĩa giết người, cướp tài sản xảy ra tại nhà chung cư G4, khu Trung Yên thuộc phường Trung Hòa- Nhân Chính. Ngay trước khi phiên tòa diễn ra, dư luận đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề, liệu bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa có thoát được án tử hình hay không? Chính vì thế, vẫn như phiên tòa sơ thẩm, cánh phóng viên theo dõi đến rất đông.
Khoảng 8h, Nghĩa được dẫn giải vào phòng xử án số 3. Còn nhớ lần xử sơ thẩm, ngay trước và sau phiên tòa, Nghĩa đã bị sốc và ngất. Lần xử phúc thẩm này trông bị cáo còn gầy và xanh xao hơn. Trong phòng xử án, chúng tôi thấy phần đông là người nhà nạn nhân Nguyễn Phương Linh. Ông Nguyễn Văn Ba, bố Linh vẫn gầy gò và đau đớn như những lần gặp gỡ chúng tôi. Hôm nay em Nguyễn Văn Hoàng, em trai Linh vì kiểm tra chất lượng đầu năm nên không thể có mặt tại phiên tòa. Không biết cậu học sinh ấy thi mà có yên lòng không, khi bên ngoài sẽ diễn ra phiên tòa xét xử kẻ sát hại chị gái mình.
Thật bất ngờ, khi phiên tòa bắt đầu, thẩm phán đọc bức thư xin phép vắng mặt để xin hoãn phiên tòa của luật sư Ngô Ngọc Thủy. Luật sư Thủy cho biết, ông không thể có mặt tại phiên tòa do phải tham dự một cuộc hội thảo quốc tế từ ngày 12 đến 25-10. Đây là luật sư được gia đình bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa thuê biện hộ cho bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm và tiếp tục là phiên tòa phúc thẩm. Trong lần biện hộ tại phiên tòa phúc thẩm, ông Thủy luôn cho rằng, hành vi của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa là che giấu tội phạm man rợ chứ không phải là giết người man rợ. Khi được nói lời cuối cùng tại phiên tòa sơ thẩm, Nghĩa từng nói rằng, dù bị kết án như thế nào, Nghĩa cũng không bao giờ kháng án. Nhưng đúng ngày thứ 15 theo quy định là hết thời gian kháng án thì Nghĩa lại làm đơn kháng án, cho rằng mình không giết người man rợ như bản án nêu, theo kiểu đúng như lập luận của luật sư Thủy tại phiên tòa sơ thẩm. Khi được hỏi ý kiến về việc này, luật sư Thủy đã phát biểu rằng, bị cáo Nghĩa làm như vậy là do có hiếu với bố mẹ, muốn kháng án để kéo dài thêm sự sống và muốn tìm cơ hội tốt cho mình, cho dù cơ hội đó cực kỳ mong manh. Theo quá trình theo dõi của vụ án, khi HĐXX công bố bức thư xin vắng mặt của luật sư Ngô Ngọc Thủy, nhiều người cảm thấy có vấn đề. Bởi theo quy trình, một luật sư muốn xin phép được vắng mặt tại phiên tòa thì phải có lý do chính đáng giải trình kèm theo. Đằng này, chỉ có vẻn vẹn lá thư xin vắng mặt của luật sư Thủy, không có giấy mời hay triệu tập hội thảo kèm theo như thông lệ. Chẳng lẽ, là một luật sư lâu năm, luật sư Thủy không biết đến quy định tối thiểu này? Chính tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa cũng như đại diện Viện KSND cũng lập luận rằng, lý do luật sư Thủy đưa ra cho sự vắng mặt cũng chưa chính xác vì trong đơn, ông Thủy chỉ nói đi dự hội thảo, mà không hề nêu chính xác đó là hội thảo gì, ở đâu, đồng thời cũng không có bản phô tô giấy mời của hội thảo mà ông Thủy đi dự nên tòa án sẽ cho xác minh lại lý do này tại cơ quan tư pháp và Đoàn luật sư Hà Nội. Bởi việc vắng mặt của luật sư Thủy đã khiến phiên tòa phải hoãn lại, bởi đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng tới mức án đã tuyên trong phiên tòa sơ thẩm cao nhất nên không thể thiếu được vai trò luật sư biện hộ cho bị cáo (khi được hỏi tại phiên tòa, bị cáo Nghĩa cũng yêu cầu phải có luật sư). Một phiên tòa bị hoãn là mất bao nhiêu thời gian, công sức của cả một hệ thống pháp luật, cũng như là của người nhà nạn nhân và những người quan tâm đến diễn biến vụ án.
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trương Thị Pha, đoàn luật sư Hồng Bách, những người tự nguyện bào chữa cho nạn nhân Nguyễn Phương Linh cho biết, sáng nay, trước 8h, văn phòng luật sư của chị nhận được điện thoại của Tòa phúc thẩm, báo tin phiên tòa đã hoãn. Chứng tỏ mọi thủ tục để hoãn phiên tòa chỉ là hình thức, còn HĐXX đã biết trước sự việc này. Mặc dù vậy, luật sư Trương Thị Pha vẫn có mặt tại phiên tòa để động viên và an ủi cho thân chủ của mình là gia đình ông Nguyễn Văn Ba. Chị cho biết, sau khi biết tin Nguyễn Đức Nghĩa kháng án, văn phòng luật sư Hồng Bách đã đến gặp ông Nguyễn Văn Ba để tự nguyện nhận biện hộ cho nạn nhân. Đứng trên cương vị của một luật sư, một người phụ nữ, chị Pha cho biết chị rất xót xa trước cái chết oan nghiệt của Nguyễn Phương Linh, một người con gái có học, một đứa con ngoan của gia đình và căm giận cái ác. Trong cuộc đời làm công tác tư pháp của mình, luật sư Pha cũng cho biết chưa bao giờ gặp một kẻ giết người tạm coi là có học mà hành vi dã man, tàn bạo đến thế. Chị và các đồng sự của mình đã tập trung nghiên cứu rất kỹ vụ án và chắc chắn sẽ bào chữa góp phần bênh vực cái thiện, diệt trừ cái ác.
Trong việc hoãn phiên tòa sáng nay, người đau đớn và bức xúc nhất là ông Nguyễn Văn Ba cùng với mọi người trong gia đình. Người cha ấy lại phải ngậm ngùi ra về, để ngóng đợi tiếp một phiên tòa mới nhằm trừng trị kẻ đã gây ra cái chết oan nghiệt cho con gái mình. Ông bức xúc nói không lên lời, mắt đỏ hoe, thỉnh thoảng quay đi chấm nước mắt. Nghịch cảnh thay, bên cạnh nỗi đau của gia đình nạn nhân, mọi người lại bắt gặp nụ cười rất tươi của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa và gia đình. Khi được dẫn giải ra xe để trở về trại tạm giam, Nghĩa nở nụ cười rất tươi và gật đầu chào một số người quen. Chị gái của Nghĩa ngay từ đầu cũng không vào dự, mà ngồi bên ngoài hành lang với một số người khác, cũng cười rất tươi. Phải chăng, việc hoãn phiên tòa hôm nay sẽ cho họ một cơ hội tốt hơn?
Xin được nhắc lại một chút về những hy vọng thoát tội của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa. Luật sư Ngô Ngọc Thủy biện hộ rằng, hành vi của Nghĩa chặt đầu, chân tay chị Linh là nhằm che dấu tội phạm chứ không phải giết người man rợ như cáo trạng cũng như bản án đã tuyên. Nhưng thực ra, chúng tôi đã phân tích, theo quan điểm của một số luật sư khác, đối chiếu với các quy định của pháp luật, thì giết người có tính chất man rợ là thực hiện các hành vi man rợ nhằm tước đoạt tính mạng của người khác làm cho nạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết, hoặc hành vi giết người đó gây kinh hoàng, rùng rợn cho xã hội. Như vậy, trong vụ án này, đương nhiên hành vi giết người của Nghĩa là man rợ. Ngay phía luật sư của bị hại cũng cho biết, họ không cần bàn về hành vi giết người của Nghĩa là man rợ hay không, bởi bản chất hành vi phạm tội của đối tượng đã quá rõ, không có gì chối cãi được. Còn về mục đích cướp tài sản của Nghĩa đã quá rõ ràng. Việc Nghĩa đổ lỗi cho Linh về nhân cách không tốt nhằm chứng minh anh ta giết người là do bực tức, ghen tuông, hoàn toàn không có căn cứ và không phù hợp với logic tâm lý học. Hãy nghe luật sư của bị hại nói: "Đối với một người đã chết, không thể đối chất được, thì việc định đoạt tội phạm phải dựa vào sự công minh của pháp luật". Phần đông những người được chúng tôi hỏi đều cho rằng, hành vi phạm tội dã man của Nghĩa là không có gì bào chữa được và cũng không thể có phép màu nào thay đổi được bản án đối với anh ta. Chẳng qua, việc kháng án , hay kiểu hoãn phiên tòa như hôm nay cũng chỉ là kéo dài thêm sự sống phập phồng, day dứt của bị cáo mà thôi. Giống như một độc giả đã viết: "Hãy cố nuôi hi vọng đi... Để rồi thấy điều đấy là không thể và những tháng ngày cuối hãy sống trong sợ hãi và giày vò, để biết cái chết là kinh khủng như thế nào khi gieo cho người khác". Tuy nhiên cũng có độc giả viết trên báo rằng: "Hãy nhân từ với một người khi biết họ hối lỗi với tội ác của mình. Mọi người không hình dung được nỗi khổ của người mất đi tự do nên tự cho mình quyền phán quyết người khác. Chết là hết, sống mà không được tự do mới là nỗi khổ lớn nhất và họ có cơ hội để suy ngẫm những lỗi lầm và hoàn lương". Cá nhân người viết nghĩ, sự sống là vốn quí nhưng bây giờ Nghĩa mới hiểu ra điều đó thì quá muộn. Bởi chính anh ta đã không biết tôn trọng và đã dã man tước đi quyền được sống của một cô gái vô tội như Nguyễn Phương Linh, thì tất yếu, sẽ có một bản án tương xứng dành cho chính anh ta.
Theo Pháp luật và cuộc sống
Nghĩa xúc phạm nhân phẩm nạn nhân? Nguyễn Đức Nghĩa được dẫn vào tòa ngày 13-10 Luật sư Ngô Ngọc Thủy cho rằng, Nghĩa không phạm tội một cách man rợ. Trong khi đó, luật sư Nguyễn Hồng Bách khẳng định có. "Nghĩa khai "quan hệ" với nạn nhân vào ngày 3, 4-5-2010 là cố tình xúc phạm nhân phẩm chị Linh" - ông Bách nói... Xác minh lý do...