Nguyễn Đức Nghĩa khóc trước ngày xử
Nguyễn Đức Nghĩa tại cơ quan điều tra
8h30 sáng 8/7, trong buổi tiếp xúc với LS Ngô Ngọc Thủy và LS Chu Anh Thơm (hai luật sư được gia đình bị cáo Nghĩa mời bào chữa) trước khi phiên tòa sơ thẩm được mở vào ngày 14/7 tới, Nguyễn Đức Nghĩa đã bật khóc và nói, khi ra tòa sẽ gửi lời xin lỗi đến với người nhà của Linh, Yến, thầy cô và bạn bè.
Trước đó, Nghĩa đã được luật sư Chu Anh Thơm bào chữa chỉ định. Tuy nhiên, ngày 5/7, gia đình bị cáo đã mời thêm luật sư Ngô Ngọc Thủy bào chữa đồng thời luật sư chỉ định Chu Anh Thơm cũng được gia đình Nghĩa chính thức mời bảo vệ cho bị cáo Nghĩa.
8h30 sáng ngày 8/7, luật sư Ngô Ngọc Thủy và luật sư Chu Anh Thơm đã vào trại tạm giam gặp Nguyễn Đức Nghĩa lần cuối trước khi diễn ra phiên tòa sơ thẩm vào ngày 14/7 tới.
“Khoảng 8h30, Nghĩa được cán bộ trại đưa vào phòng để luật sư tiếp xúc. Đầu tóc Nghĩa gọn gàng. Thái độ khá bình thản, điềm đạm. Nghĩa cho biết ăn ngủ hoàn toàn bình thường”, luật sư Thủy kể lại. Theo luật sư, Nghĩa không có thay đổi nhiều và không có biểu hiện về tinh thần bị suy nhược vì suy nghĩ về phiên tòa sắp diễn ra.
Vừa gặp hai luật sư, Nghĩa đã biết gia đình đã mời thêm luật sư để bào chữa cho anh ta. Nghĩa trả lời từng câu hỏi của luật sư một cách mạch lạc và kể lại hành vi giết người dã man tại khu chung cư G4 ở Cầu Giấy. Với thái độ ăn năn, Nghĩa tâm sự với hai luật sư về việc cảm thấy có tội lớn với gia đình và những người liên quan. Anh ta nói trong phiên tòa sắp tới, việc đầu tiên là sẽ gửi lời xin lỗi tới bố mẹ, gia đình bị hại, bạn gái, và cả bạn bè, thầy cô giáo.
Video đang HOT
Luật sư Thủy kể lại: “Trong hơn 2 giờ đồng hồ tiếp xúc với luật sư, Nghĩa nhiều lần rơi nước mắt khi kể lại những gì đã qua. Hung thủ nói, từ cấp 1 đến cấp 2 năm nào cũng được học sinh giỏi. Bố mẹ luôn tự hào về anh ta. Lên cấp 3, Nghĩa đỗ vào một trường trung học có tiếng ở Hải Phòng và năm 2004 đỗ đại học Ngoại thương thừa điểm.
Vào trường Ngoại thương, có thời gian Nghĩa làm khối trưởng của khoa trong trường. Rồi Nghĩa quen và yêu Linh. Năm 2006, Nghĩa và Linh chia tay, cũng đúng vào thời điểm Nghĩa bị ốm và phải nghỉ học một năm. Sau đó, Nghĩa đi học tiếp và chưa được nhận bằng tốt nghiệp vì còn nợ môn”.
“Nghĩa kể, chia tay nhưng Nghĩa và Linh vẫn thỉnh thoảng điện thoại cho nhau mặc dù cả hai đã có người yêu mới. Nghĩa còn biết nơi làm việc và sếp của Linh là ai. Có lần, y còn đi đòi nợ hộ bạn gái cũ. “Nghĩa bảo thẻ ATM của Linh luôn có tiền, cô ấy còn cả một quyển sổ tiết kiệm…”, ông Thủy kể lại.
Kể lại nguồn cơn của việc gây án, Nghĩa nói rằng, hôm đó khi hai người đang ở trong phòng, Linh có điện thoại qua lại với bạn. Sau đó, từ chuyện này sang chuyện kia, hai người cãi nhau, Nghĩa đã tát Linh và bị cô cào vào bụng chỗ gần rốn. Luật sư Thủy cho biết Nghĩa còn vạch chỗ có vết xước được cho là do Linh cào cho luật sư nhìn để chứng minh. Sau đó, Nghĩa lấy con dao đâm một nhát từ đằng sau Linh. Ngồi thẫn thờ khá lâu bên xác người yêu cũ, cuối cùng Nghĩa đã nghĩ ra cách phi tang trong sợ hãi.
Khi được luật sư hỏi, hành động dã man của Nghĩa có phải do xem quá nhiều các phim bạo lực hay không, y trả lời không bao giờ thích loại phim đó, mà thích phim tình cảm, tâm lý. Ngoài ra, kẻ thủ ác này còn thích đọc sách, nghe nhạc và chơi game.
Giải thích với luật sư về hành vi gọt vân tay, Nghĩa nói làm vậy vì để che giấu tung tích, còn khi cắt đầu nạn nhân, là do Nghĩa cho rằng, giống nhiều vụ án hình sự khác, trước khi chết trong võng mạc nạn nhân thường ghi lại hình ảnh của thủ phạm.
Giết nạn nhân xong, Nguyễn Đức Nghĩa phi tang một số giấy tờ và mang laptop của Linh đi cầm đồ, mang xe máy SCR tới chỗ quen để đặt lấy xe của Yến đã cầm trước đó. Những hành vi này, Nghĩa bảo “không biết đó là cướp”. Về chiếc xe bị dán lại màu khác, Nghĩa giải thích với luật sư là nhằm che giấu tung tích, hành vi của hắn. “Thông thường khi con cái bị mất tích, gia đình sẽ thông báo về đặc điểm nhận dạng người thân, ít khi trình báo về xe cộ”, luật sư Ngô Ngọc Thủy kể lại lời tự thú của Nghĩa.
Theo luật sư Thủy, trải lòng với hai luật sư về tội lỗi của mình, Nghĩa tỏ ra rất thanh thản và tâm thế sẵn sàng hầu tòa trong phiên xử ngày 14/7 tới. “Cháu nghĩ rằng, hôm đó cháu đủ sức khỏe để ra trước vành móng ngựa”, hung thủ nói vậy với luật sư trước lúc về phòng giam.
Theo luật sư Ngô Ngọc Thủy, gia đình Nghĩa mời ông bảo vệ cho Nghĩa không nhằm mục đích gỡ tội, mà muốn thông qua luật sư để nêu rõ bản chất của Nghĩa không phải là một tên tội phạm. Đồng tình với truy tố của Viện kiểm sát về tội danh đối với Nghĩa, tuy nhiên ông Thủy cho rằng, hành vi giết người của Nghĩa không phải là “man rợ” như cáo trạng truy tố, mà chỉ có “hành vi che giấu tội phạm man rợ”, và ông sẽ bào chữa theo hướng này để cơ quan pháp luật sẽ đánh giá đúng mức.
Theo VTC
Chứng bệnh mất ngủ gây chết người
FFI (Fatal Familial Insomnia) là dạng bệnh mất ngủ xảy ra do lỗi gen khiến cho người bệnh bị mất ngủ kéo dài và thường xuyên, có thể lên đến hàng tháng.
Những bệnh nhân đầu tiên
Năm 1980, một gia đình người Ý thuộc dòng họ Silvano, đã mắc phải chứng bệnh mất ngủ kỳ lạ. Mọi thành viên trong gia đình đều có các biểu hiện sinh hoạt mất bình thường. Họ bị mắc chứng suy nhược do mất ngủ kéo dài và đi lại lờ đờ như những người vô hồn. Lần lượt các thành viên trong gia đình Silvano đã chết khi còn rất trẻ, do chính chứng bệnh mất ngủ và suy kiệt sức lực.
Mất ngủ thường xuyên có thể là một dạng bệnh do lỗi gen.
Hàng đêm, các bệnh nhân đi lại trong trạng thái lờ đờ, không sức sống. Họ đã mất ngủ nhiều đêm liên tục và đang rơi vào một trạng thái khủng hoảng nghiêm trọng. Nghiên cứu về các trường hợp bệnh nhân này, tiến sĩ Elio Lugaressi - chuyên gia nghiên cứu về chứng mất ngủ đã thử nghiệm các phương pháp điều trị đối với chứng mất ngủ. Ông đã thử tiêm cho bệnh nhân một liều thuốc an thần để giúp người bệnh có thể ngủ. Kết quả là tình trạng mất ngủ vẫn không chấm dứt, người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê thay vì rơi vào giấc ngủ. Trước khi qua đời do chính chứng bệnh mất ngủ FFI gây ra, nhiều người trong dòng họ Silvano đã tình nguyện hiến bộ não của mình cho việc nghiên cứu về chứng bệnh kỳ lạ và đáng sợ này.
Trong nhiều năm sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cấu tạo não của Silvano dưới kính hiển vi và nhận thấy các protein khỏe mạnh trong não của bệnh nhân này có những điểm khác biệt với những người bình thường. Nghiên cứu cũng cho thấy sự biến đổi về cấu trúc của các protein này là do sự đột biến gen. Các nhà khoa học gọi các protein bị biến đổi là các prions. Các prions chính là nguyên nhân tạo thành các lỗ hổng dạng như bọt biển bên trong não. Tình trạng này tương tự như những gì diễn ra trong não của những con bò bị mắc chứng bò điên. Nghiên cứu não của những con bò bị mắc bệnh, các nhà khoa học cũng tìm thấy các prions nêu trên.
Theo BS. Michael Geschwind, người trực tiếp nghiên cứu về FFI tại Trường đại học California tại San Francisco - Mỹ: Hầu hết trong não của những người bị mắc FFI đều có một lượng prion tích tụ rất lớn ở vùng não có tên khoa học là Thalamus (vùng não được cho là có chức năng kiểm soát quá trình ngủ nghỉ theo chu kỳ ở con người). Sự tích tụ của các prion trong não đã dẫn tới việc các tế bào thần kinh não bị lấn át, thậm chí bị gây tổn thương hoặc bị chết đi.
Cho tới nay, khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao căn bệnh FFI không thể hiện các dấu hiệu mất ngủ khi người bệnh còn nhỏ, mà chỉ xuất hiện các triệu chứng khi người bệnh đã ở tuổi trung niên. Những đứa trẻ được sinh ra bởi những gia đình có mang gen di truyền về FFI có tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 50%. Thông thường khi người bệnh đạt độ tuổi trung niên, các triệu chứng mất ngủ bắt đầu diễn ra. Ban đầu nó khiến người ta nghĩ đến tình trạng mất ngủ thông thường do tuổi tác, song tình trạng mất ngủ này không hề đơn giản, nó kéo dài hàng tháng, thậm chí cả năm trời và khiến cho người bệnh chết dần vì kiệt sức và suy nhược. Đó là điều đã diễn ra với hai chị em Carolyn và Cheryl - những người mang gen di truyền bị lỗi thuộc dòng họ Silvano.
Những nỗ lực tìm cách chữa trị FFI
Cách duy nhất hiện nay để phát hiện sớm bệnh nhân mắc FFI là tiến hành xét nghiệm máu để xác định xem một người có mang loại gen di truyền gây ra căn bệnh nói trên hay không. Nhìn chung, việc phát hiện không có gì phức tạp. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh hoặc làm cách nào để không cho FFI diễn ra lại là một vấn đề không hề đơn giản. Nhiều bệnh nhân không muốn sinh con vì lo ngại rằng họ có thể di truyền loại gen gây bệnh mất ngủ chết người này cho đứa con của mình sau này. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ di truyền gen gây FFI có thể lên tới 50%. Trong trường hợp của Carolyn, chị gái của Carolyn là Cheryl đã chết vì mắc FFI, còn Carolyn là người rơi vào tỷ lệ may mắn 50% không bị di truyền gen gây bệnh. Song, việc trông chờ vào tỷ lệ may mắn này không thể giúp gì cho các thế hệ sau của những gia đình có loại gen di truyền nguy hiểm này.
Các nhà khoa học đã tính tới phương pháp tác động gen nhằm loại bỏ loại gen gây ra FFI cho những thai nhi mang mầm bệnh di truyền. Tuy nhiên, điều này sẽ cần tới nhiều năm nữa mới có thể trở thành hiện thực và sẽ mất không ít thời gian để có thể trở thành một phương pháp chữa bệnh được ứng dụng rộng rãi.
Sau nhiều năm nghiên cứu cách điều trị FFI, người ta đã tìm ra một loại thuốc đặc trị có tên gọi Quinicrine. Tuy nhiên Quinicrine vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Hiện chứng bệnh mất ngủ kỳ lạ FFI đang được biết đến là chứng bệnh mất ngủ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nhất thế giới. Đây cũng là dạng bệnh còn nhiều bí ẩn mà giới khoa học đang nghiên cứu làm rõ.
Theo Sức khỏe đời sống
Bạn là "Núi lửa" hay là "Cô nương điềm đạm"? Và nó cũng cho bạn biết chỉ số "bà chằn" của bạn là bi nhiêu đấy! Hãy tìm hiểu chỉ số bí mật đó qua bài test nhỏ dưới đây! 1. Bạn đang xếp hàng chờ lên xe buýt đi học, đột nhiên có một tên bỗng chen ngang trước mặt bạn, bạn sẽ: a. Hơi khó chịu nhưng... mặc kệ! b. Cằn...